Hiển thị các bài đăng có nhãn mv. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mv. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin _sống mùa vọng

SỐNG MÙA VỌNG
Khi chúng ta nói về đạo của ta, nhất là dịp Noel, chúng ta không giới thiệu một hệ thống lý thuyết, giáo điều, nhưng là kể về một Đấng thiêng liêng sống động, mà ta luôn gần gũi và đã có kinh nghiệm bản thân rất sâu sắc từ lâu.
ĐGM. GB Bùi Tuần

Lời Chúa cnmv 2c _ các bài suy niệm

Các bài suy niệm
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG C
Br 5,1-9; Pl 1,4-6. 8-11; Lc 3,1-6

Sống đức tin _ thế nào là cầu nguyện?


Thế nào là cầu nguyện?
Con người không chỉ cầu nguyện bằng những giây phút ưu biệt dành cho Chúa, mà còn bằng cả những sinh hoạt từng ngày như làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí…
Cầu nguyện chính là tìm thấy Thánh ý Chúa và Nước Ngài trong cuộc sống mỗi ngày.  
R. Veritas

Lời Chúa tuần 3-4 mùa vọng

LỜI CHÚA TUẦN 3 & 4 MÙA VỌNG 

Sống đức tin _ mùa vọng với hai hy vọng


MÙA VỌNG VỚI HAI HY VỌNG
Đức Mẹ Maria cưu mang Chúa Giêsu, bà Isave cưu mang thánh Gioan Baotixita. Cả hai phụ nữ cưu mang ấy đã rất âm thầm, nhưng đã cộng tác rất đắc lực với chương trình cứu độ của Thiên Chúa… Nghèo khó, khiêm nhường, bé nhỏ, tin cậy ở Chúa là mấy nét căn bản của đời sống nội tâm Kitô giáo.  
ĐGM. GB Bùi Tuần

Lời Chúa tuần 2 mùa vọng

LỜI CHÚA TUẦN 2 MÙA VỌNG

Lời Chúa tuần 1 Mùa Vọng


LỜI CHÚA TUẦN 1 MÙA VỌNG

TU ĐỨC

TỈNH ĐỂ CANH THỨC
            Vòng chu kỳ của thời gian với bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông rồi tiếp tục trở lại Xuân Hạ… nhân gian gọi đó là chu kỳ một năm. Đối với Phụng Vụ Công Giáo cũng thế cứ khoảng tuần cuối tháng mười một lại một năm Phụng Vụ mới được khai mở khởi sự từ Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng. Sống theo tinh thần và ý nghĩa trong Mùa Vọng đó là mùa chuẩn bị tâm hồn để đón mừng ngày Đại lễ mừng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu; và cũng để nhắc nhở người tín hữu tỉnh để canh thức chuẩn bị tâm hồn, canh tân lại đời sống, để đón chờ ngày Chúa đến gọi mỗi người kẻ trước người sau về trình diện với Chúa.

PHỤNG VỤ _ ý nghĩa mùa vọng

Ý nghĩa Mùa Vọng
(Trích thư mục vụ của thánh Carôlô Bôrômêô, Giám mục.)
Anh em thân mến,
Đây là mùa phụng vụ được cử hành sốt sắng: và như Chúa Thánh Thần phán dạy, đây là thời thuận tiện, đây là ngày cứu độ, ngày bình an và hòa giải; đây là thời mà xưa kia các tổ phụ và các ngôn sứ đã hết lòng mong ước và liên lỉ nài xin, thời mà ông Simêon, người công chính, đã được thấy, khiến ông hớn hở vui mừng. Chính vì thời gian này là mùa phụng vụ vẫn được giáo hội cử hành sốt sắng, nên chúng ta phải sống thời gian này cách đạo đức là ngợi khen cảm tạ Chúa Cha hằng hữu, vì Người đã tỏ lòng nhân hậu đối với chúng ta trong mầu nhiệm này.
Thật vậy, vì quá yêu thương chúng ta là những người tội lỗi, Chúa Cha đã sai Con Một giáng thế, để cứu chúng ta khỏi bị ma quỷ hà hiếp và thống trị, mời chúng ta tiến vào thiên quốc, đưa chúng ta vào các mầu nhiệm nước trời, tỏ cho chúng ta được thấy chân lý, tập cho chúng ta ăn ở ngay chính, gieo hạt giống các nhân đức vào lòng chúng ta, cho chúng ta được dư đầy ân sủng, và sau hết, nhận chúng ta làm con cái, được quyền thừa hưởng phúc trường sinh.
Đã hẳn, mỗi năm khi cử hành mầu nhiệm này, Giáo hội có ý khuyên mời chúng ta luôn nhớ đến tình yêu vô ngần của Thiên Chúa đã biểu lộ cho chúng ta. Giáo hội dạy chúng ta rằng cuộc giáng lâm của Đức Kitô không chỉ sinh ích cho những ai sống trong thời Đấng Cứu Thế; Giáo hội cũng dạy rằng hiệu lực của cuộc giáng lâm này còn phải chuyển đến tất cả chúng ta, nếu ít ra chúng ta muốn nhờ đức tin và các bí tích mà lãnh nhận ơn thánh Người đã ban cho chúng ta do công đức của Người, và nếu chúng ta muốn điều khiển cuộc đời mình cho phù hợp với ơn thánh, vâng phục Người.
Giáo hội còn yêu cầu chúng ta hiểu rõ điều này: cũng như Đức Kitô đã giáng thế một lần duy nhất khi Người nhập thể, thì ngày nay, bất cứ giờ phút nào, Người cũng sẵn sàng lại đến với chúng ta, để ở trong tâm hồn chúng ta và ban ơn thánh dồi dào, nếu về phía mình, chúng ta dẹp bỏ mọi trở ngại.
Vì thế, như mẹ hiền âu yếm hằng tận tâm lo lắng cho ơn cứu độ của chúng ta, Giáo hội đã nhân Mùa Vọng này, dùng các bài thánh vịnh và thánh ca, các lời kinh và nghi lễ do Chúa Thánh Thần linh hứng, để dạy chúng ta biết đem lòng cảm tạ mà đón nhận hồng ân ấy; đồng thời biết dùng hiệu quả của ơn này mà làm cho mình nên giàu có.
Như vậy, để nghênh đón Đức Kitô giáng lâm, lòng trí chúng ta sẽ được chuẩn bị thật chu đáo, như thể Người còn phải đến thế gian một lần nữa, và cũng được chuẩn bị theo đúng cách thức các tổ phụ trong Cựu Ước, qua lời nói và gương lành, đã dạy chúng ta bắt chước các ngài.

PHỤNG VỤ _ mùa vọng

Mùa Vọng
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, chuẩn bị chúng ta mừng đại lễ Giáng Sinh, một lễ tưng bừng nhất trong năm, xét về mặt xã hội, không những trong đạo mà cả "ngoài đời" nữa. Tôi luôn luôn biết ơn và cảm phục Giáo Hội, người mẹ hiền của chúng ta. Giáo Hội thật khôn ngoan, biết rõ lòng người. Con người có nhu cầu vui chơi và mừng lễ. Trong đời sống xã hội có biết bao nhiêu là ngày lễ, biết bao nhiêu mùa lễ và cao điểm.
Và ai cũng biết: các ngày lễ, các mùa lễ như thế không chỉ có mục đích giải trí, vui chơi mà thôi. Trong Năm Phụng vụ, Giáo Hội cũng cho ta sống nhiều mùa đại lễ, nhiều cao điểm Phụng vụ, để bồi dưỡng tinh thần chúng ta, giúp ta sống bởi sự sống của Thiên Chúa cách dồi dào, phong phú hơn. Đức Kitô tự ví mình như cây nho và chúng ta là cành. Cây nho này lại phải nẩy sinh thêm những cành mới, lại phải trở nên xanh tươi và sinh hoa kết quả qua các mùa Phụg vụ: Mùa Vọng và Giáng Sinh, Mùa Chay và Phục Sinh, rồi đến Mùa Thường Niên.
Năm Phụng vụ nhắc lại lịch sử Dân Chúa trong Cựu ước hoặc làm sống lại những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu, hoặc gợi lại gương sáng của Đức Mẹ và các thánh, nhưng đó không phải là do lòng sùng bái quá khứ, thích thú những chuyện đã qua rồi. Điều Phụng vụ nhắm tới không phải là quá khứ nhưng là hiện tại, là đời sống ân sủng của chúng ta hôm nay. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau không phải chỉ là lặp lại y nguyên một vòng tròn, song là điều kiện cho con người trưởng thành và sung mãn. Cũng vậy, người Kitô hữu phải chờ đợi nơi năm Phụng Vụ sự sống của Chúa ngày càng dồi dào hơn trong mình, sự sống mà họ đã nhận lãnh như một mầm mống trong Bí tích Thánh Tẩy.
Các mùa Phụng vụ đều nhắm cùng một mục đích như nhau nhưng theo những cách thức khác nhau, cũng như tứ thời bát tiết đều là những mùa của trời đất xoay vần song không giống nhau. Vậy Mùa Vọng có gì đặc trưng? Chúng ta cử hành gì trong mùa này?
Một chút lịch sử
Cho đến thế kỷ thứ IV, Giáo hội Tây phương mừng một đại lễ duy nhất là lễ Phục Sinh. Tất nhiên là có một số lễ khác song tất cả đều quy về Phục Sinh và không bao giờ long trọng bằng Phục Sinh. Đến thế kỷ thứ IV, Tây phương mới bắt đầu mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25-12. Theo thời tiết, thì đó là kỳ đông chí, lúc mà đêm ngắn lại và ngày bắt đầu dài thêm. Vào dịp này, người ngoại giáo cử hành lễ mừng Ánh sáng. Giáo Hội đã đặt lễ Giáng Sinh vào đúng ngày đó để công bố rằng chính Đức Giêsu Kitô mới thực là Ánh sáng, là Mặt trời soi sáng thế gian.
Nhưng lúc đầu Giáng Sinh cũng chỉ là lễ thường thôi. Mãi đến thế kỷ thứ VI mới trở thành một đại lễ, và cũng kể từ đó, người ta mới tổ chức một thời gian chuẩn bị tương đương với Mùa Chay trước Phục sinh, và được gọi là mùa Adventô tức là Mùa Vọng như ta quen gọi ngày nay. Năm Phụng Vụ được tổ chức thành 2 chu kỳ xoay quanh 2 trung tâm là Phục sinh và Giáng sinh. Chu kỳ Giáng Sinh vươn lên từ đêm tối đến ánh sáng (như mùa đông qua mùa xuân) còn Phục Sinh thì đầm đìa trong ánh sáng chan hoà.
Tinh thần và Ý nghĩa của Mùa Vọng
Vọng là trông mong. Trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến. Nhưng Chúa đến lúc nào? Ta biết Chúa đã đến cách nay 2000 năm, trong thận phận làm người. Mùa Vọng có mục đích đầu tiên là chuẩn bị tâm hồn ta mừng lễ Giáng sinh, tức là kỷ niệm biến cố Ngôi Hai xuống thế làm người tại Bêlem xưa. Nhưng ta cũng tuyên xưng Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét thế gian và hoàn thành công cuộc cứu độ không những đối với loài người mà còn đối vơi toàn thể vũ trụ nữa.
Mùa Vọng mời gọi chúng ta sống tích cực hướng về ngày đó mà giáo lý quen gọi là ngày cánh chung. Giữa hai lần Chúa đến ấy, còn có thể nói tới một lần nưã, đó là cuộc Chúa ngự đến cách nhiệm mầu trong tâm hồn chúng ta bằng ân sủng, như lời Kinh Thánh: “Ai yêu mến Ta, thì Cha Ta sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ cư ngụ trong người ấy”. Như vậy, Mùa Vọng cử hành ba cuộc ngự đến. Cần nhớ tới cả ba nếu chúng ta muốn hiểu rõ nội dung của các bản văn Kinh Thánh và Phụng vụ của mùa này và có được những tâm tình thích hợp. Hồng y Newman đã viết: “Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô”.
Có thể nói chúng ta sống càng về phía trưóc. Mùa Vọng đến nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời ta còn dang dở và quê hương thật của ta ở trên trời. Mùa Vọng mời gọi ta nhổ trại lên đường tiến về Ngày của Chúa, ngày Chúa đến làm cho cuộc đời chúng ta cũng như toàn thể lịch sử nên sung mãn. Chính ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng. Chúng ta chờ đợi với sự tin tưởng và nôn nóng như người vợ hiền chờ đợi người chồng mà bà đã biết, mà bà yêu mến và được yêu mến. “Đức Kitô về trời mang theo trái tim của Hội thánh. Tất cả đời sống của Hội thánh chỉ là một hành vi khao khát, hy vọng, cầu nguyện và đợi chờ” (Jean Daniélou). Lời cầu nguyện kết thúc toàn bộ Kinh Thánh mà thánh Gioan Tông đồ đã đặt vào miệng Giáo Hội đang bị bách hại là: Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến!
Ba thái độ sống cụ thể
Theo tinh thần Mùa Vọng, sống hướng về ngày Chúa đến có thể được diễn tả trong ba thái độ cụ thể. Trước tiên là tương đối hoá hiện tại. Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hoá… là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt, chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh: “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”.
Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
(Viết theo J. Daniélou: Le Mystère de l'Avent, Paris 1948)
Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM