Bài 6. VỀ LỐI ỨNG XỬ BẤT CẬP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
I - LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm
cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các
ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
II -
CÂU CHUYỆN:
Bài 6. VỀ LỐI ỨNG XỬ BẤT CẬP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
I - LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm
cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các
ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
II -
CÂU CHUYỆN:
Bài 5. HỌC LÀM NGƯỜI QUÂN TỬ
I - LỜI CHÚA:
“ Vậy anh em hãy nên
hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
II - CÂU CHUYỆN:
QUAN VŨ TRỌNG NGHĨA KHINH LỢI
Trong “Tam
Quốc Diễn Nghῖa”, QUAN VŨ hay còn gọi là Quan Công, có tên tự là Vân Trường, là
một trong ba huynh đệ kết nghĩa Vườn Đào cùng với Lưu Bị và Trương Phi. Cũng
như Trương Phi, Quan Vũ đi theo phò tá huynh trưởng Lưu Bị, là cánh tay đắc lực
của Lưu Bị và là người đứng đầu ngũ hổ tướng nước Thục.
Quan Vũ được mọi người yêu thích bởi tính cách trung nghĩa hào kiệt, cũng như tài năng chiến trận của mình. Là người đứng đầu ngũ hổ tướng, Quan Vũ có võ công phi thường: Một mình địch trăm người, lập nên nhiều chiến tích oanh liệt. Có thể kể ra là: Trảm Nhan Lương; Chém Văn Xú; Một mình qua ải chém sáu tướng; Góp công giúp Lưu Bị chiếm Xuyên Thục và giữ Kinh Châu.
Quan Vũ chính là mãnh tướng mà
Tào Tháo muốn có, nhưng vì tính trung dũng mà Quan Vũ nhất quyết không chịu,
chỉ một lòng một dạ với huynh trưởng mà thôi. Là người trọng nghῖa khinh lợi.
Tuy ông bị vây hᾶm, lᾳi được Tào Thάo đối đᾶi hσn người, dὺng tiền tài để dụ
dỗ, nhưng ông không động tâm, trάi lᾳi vẫn thὐy chung không quên nghῖa với Lưu
Bị. Việc trọng nghῖa cὐa Quan Vῦ trở thành mẫu gương trong cách đối nhân xử thế
của người quân tử, được người đời ca tụng.
I - LỜI CHÚA:
Chúa Giêsu phán: “Anh
em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Vì anh em xét đoán thế nào,
thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy. Và anh em đong bằng đấu nào,
thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,1-2).
II - CÂU CHUYỆN:
TÀO THÁO GIẾT NGƯỜI
Trong Tam
Quốc Chí có thuật lại câu chuyện Tào Tháo do xét đóan sai, đã gây hậu quả
nghiêm trọng là sát hại cả gia đình vị ân nhân đã cứu giúp mình trong lúc nguy
khốn như sau:
Một lần kia
sau khi hành thích viên tướng quốc Đổng Trác bất thành, Tào Tháo cùng một người
bạn thân đã chạy trốn ra khỏi thành đô trong tình trạng bị triều đình dán cáo
thị khắp nơi, ban thưởng 1000 lượng vàng cho ai bắt được Tào Tháo. Khi chạy đến
một khu rừng vắng thì trời đã tối, hai người bị đói lả kiệt sức. Bấy giờ Tào
Tháo liền tìm đến nhà một người thân quen tên Lã bá Xa ở gần đó để xin tá túc.
Ông này dù biết Tào Tháo đang bị quan quân truy đuổi, nhưng sẵn lòng đón hai
người vào nhà và còn sai gia nhân mổ heo làm tiệc đãi khách quý.
Trong khi
chủ nhà ngồi xe ra ngoài chợ mua rượu thì Tào Tháo và người bạn nằm nghỉ trong
phòng khách. Ông ta bỗng chột dạ khi nghe thấy tiếng mài dao, rồi tiếng gia
nhân hè nhau: “Trói nó lại." Rồi có tiếng hỏi: “Giết nhỏ hay lớn”, và
tiếng kia đáp: “Giết lớn." Tào Tháo tưởng gia chủ đang sai gia nhân đến
giết mình để báo quan lãnh thưởng, ông ta liền rút gươm và ra ngoài giết hết
mọi người trong nhà. Sau khi đã chém giết, Tào Tháo đi xuống nhà bếp kiểm tra
tìm kẻ sống sót, thì nhìn thấy một con heo lớn đang bị trói, bên cạnh là con dao
đã được mài sắc, thì mới biết mình lầm: Thì ra, gia nhân trong nhà đang hè nhau
bắt con heo lớn giết thịt để thết đãi mình. Nhưng do tính đa nghi xét đoán sai
nên đã vội ra tay giết oan cho cả nhà vị ân nhân của mình. Rồi hai người liền
vội vã bỏ đi trước khi chủ nhà về tới. Dọc đường gặp chủ nhân đang từ chợ mang
vò rượu về, Tào Tháo liền giết luôn vị ân nhân để trừ hậu hoạn.
Chính do
thói suy nghĩ hồ đồ dẫn đến xét đoán sai nên Tào Tháo đã phạm phải tội ác vô
cùng nghiêm trọng không thể sửa chữa được, là ra tay giết hại cả gia đình vị ân
nhân giúp đỡ mình.
ĐIỀU TRỊ CĂN BỆNH “MA-KÊ-NÔ”
I - LỜI CHÚA:
Chúa phán: ”Vậy tất
cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm
cho người ta. Vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
LỌAI TRỪ CÁI TÔI ÍCH KỶ, TỰ ÁI VÀ TỰ MÃN
I - LỜI CHÚA:
Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
II - CÂU CHUYỆN:
TỰ LỘ DIỆN DO THÓI KIÊU
NGẠO
Ngày xưa có
một nhà bác học có tài biến mình thành nhiều người khác giống y như mình đến
độ không thể phân biệt ai thật, ai giả. Một ngày kia ông được báo tin sắp có
một vị thiên thần đến gọi ông trở về chầu Chúa. Vì chưa muốn chết, nên ông đã
biến thành 12 người khác giống y như ông để thiên thần không biết ai thật ai
giả mà gọi. Quả thật, thiên thần đã không thể nhận ra nhà bác học là ai trong
mười hai người, nên đành tay không trở về thiên đàng. Sau đó không lâu, khi đã
thêm kinh nghiệm đối phó với sự gian trá của con người, thiên thần đã nghĩ ra
một kế. Khi đối diện vói 12 người giống nhau, thiên thần đã nói với các nhà
bác học:
- Tôi rất khâm phục tài biến hóa của ông. Tuy
nhiên, tôi thấy còn một chi tiết rất nhỏ cần phải sửa lại cho hòan chỉnh hơn.
Vừa nghe
thế, nhà bác học thật liền lên tiếng:
- Đâu? Tôi không tin còn có thiếu sót. Vậy
ngài hãy cho biết thiếu sót chỗ nào?
- Ở chỗ này nè. Vừa nói, thiên thần vừa “túm
cổ” nhà bác học “thật” để về chầu Chúa.
(Lm Anthony de Mello)
Phần I. GIÁO DỤC NHÂN BẢN
ĐỂ NÊN TRƯỞNG THÀNH VỀ NHÂN CÁCH
I - LỜI CHÚA:
Thánh Phao-lô khuyên tín hữu Ê-phê-sô: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện. (Ep 4,22-24).
II - CÂU CHUYỆN:
NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM
Chỉ trong
một thời gian ngắn từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022 đã liên tiếp xảy ra các vụ
bạo hành, tra tấn trẻ em cách dã man. Đó là vụ bé gái 8 tuổi bị cô nhân tình
của cha bạo hành đến tử vong, hay gần đây là vụ bé gái 3 tuổi nhập viện với 9
chiếc đinh găm vào hộp sọ do cha dượng thực hiện gây xôn xao trong dư luận.
Đây là điều
gây phẫn nộ do sự độc ác, tàn nhẫn mà các nghi phạm đã gây ra cho nạn nhân là
những đứa trẻ yếu thế, không có khả năng tự vệ. Đáng tiếc, những vụ việc như
thế đang có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến tất cả chúng ta phải đặt ra câu
hỏi tại sao và làm thế nào để ngăn chặn nạn bạo hành, xâm hại trẻ em trong thời
gian sắp tới?