Hiển thị các bài đăng có nhãn gdnb. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gdnb. Hiển thị tất cả bài đăng

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Bài 7. HỌC TẬP CHỮ DŨNG
TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
1.  Ý nghĩa:
    Người ta có tinh thần trách nhiệm là người khi đã đảm nhận một công việc nào, liền coi như mình đã cam kết sẽ hoàn thành một cách chu đáo, và sẵn sàng chịu nhận mọi hậu quả của công việc mình làm trước lương tâm mình.
2.  Thế nào là người không có tinh thần trách nhiệm?
     Có bốn loại người không có tinh thần trách nhiệm:
a. Người sợ trách nhiệm: là người nhút nhát, chưa bắt tay vào đã sợ hỏng. Không dám làm, mà chỉ dám xúi người khách làm.
b. Người tắc trách: là người không chú tâm thi hành nhiệm vụ, mà chỉ quấy quá cho xong, chứ không cố làm cho đến nơi đến chốn.
c. Người đào nhiệm: Là người bỏ nhiệm vụ đã nhận lãnh vì một lý do không chính đáng, vì tình cảm, lợi lộc hoặc chính kiến v.v...
d. Người phản trắc: Là người vì kém tài, không biết khắc phục khó khăn, vì sai lầm mà gây thiết hại hoặc thất bại v.v.. rồi không dám nhận lỗi mà đổ cho người khác, nhất là người dưới.
3.  Gía trị tinh thần trách nhiệm:
a. Ích lợi của tinh thần trách nhiệm: Bất cứ một tổ chức nào, đoàn thể nào, nếu mọi phần tử đều có tinh thần trách nhiệm, biết lo hoàn tất phận sự của mình một cách hoàn hảo, thì tổ chức đó sẽ được tiến hành trong vòng trất tự, và dĩ nhiên sẽ thu hoạch được kết quả mỹ mãn.
b. Tai hại của tính không trách nhiệm: Nếu cấp trên cố gắng thi hành nhiệm vụ, còn cấp dưới tắc trách hay đào nhiệm, hoặc tệ hơn, nếu xả cấp trên lẫn cấp dưới đều vô trách nhiệm, thì nhất định tổ chức không phát triển được và không sớm thì muộn

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 7. HỌC TẬP CHỮ TÍN
TỰ TÍN
1.  Ý niệm:
Tự tín là tin ở tài lực của mình trong khi thực hiện một công việc nào đó. Tự tín làm cho ta được kính phục và thành công, khác biệt với tự phụ , tự đắc hay tự mãn là những tính xấu chỉ làm cho ta bị ghét bỏ và gặp thất bại do chủ quan và thất nhân tâm.
Con người tự tin, một khi nhận nhiệm vụ, họ đặt hết tin tưởng một bên vào khả năng thực hiện của mình, và một bên vào nhiệm vụ đã được uỷ thác. Và khi đã bắt tay vào việc là họ nỗ lực tiến cho tới đích , triệt để vận dụng tài cán, năng lực để vượt qua những gian nan chồng chất, những thử thách bủa vây, không tỏ ra chán nản, mất tinh thần, cho tới khi công việc thành công.
2.  Phương pháp rèn luyện:
a. Về mặt nhân bản:
   -  Dùng tự kỷ ám thị mà tiêu diệt tính tự ti mặc cảm, như thánh Augustinô đã nói: “Ông nọ bà kia nên thánh được, còn tôi  tại sao không?”
  -  Luyện tập tự tín trong các việc nhỏ hằng ngày: tập suy nghĩ, lượng định công việc cũng như khả năng của mình và tìm kiếm những phương tiện thích hợp, rồi mạnh dạn bắt tay vào thực hiện cho tới khi hoàn thành, không bỏ dở nửa chừng. Nhờ thành công đôi lần, ta sẽ thêm lạc quan và lòng tự tin cũng sẽ lớn mạnh lên.
  -  Lòng tự tin dễ gây cảm phục, cảm phục lôi kéo sự bắt chước: ta nên thường giao tiếp với những người có lòng tự tin để tập nhiễm thói quen tự tín của họ vào mình.
b. Về mặt siêu nhiên:
      Khi tin rằng Thiên Chúa sẽ ban đầy ơn cho ta khi thi hành những công việc bổn phận của mình, và không để ai chịu thử thách quá sức, ta sẽ thêm tự tín khi thực hiện công việc.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 7. HỌC TẬP CHỮ TÍN
TRUNG TÍN
1.  Ý niệm:
Trung tín là ăn ở ngay thẳng, trước sau như một, không thay lòng đổi dạ trước những thay đổi của cuộc đời.
Là Kitô hữu, Chúng ta phải trung tín trước hết là đối với Thiên Chúa, với Giáo hội, rồi đến với tổ quốc và tha nhân.
2.  Thế nào là trung tín với Thiên Chúa?
Ngày chịu phép Rửa tội, chúng ta đã thề nguyền cùng Chúa sẽ khước từ satan cùng mọi sự giầu sang của nó để quyết tâm theo Ngài đến trọn đời. Vậy, trung tín với Thiên Chúa là:
-  Cương quyết trung thành với lời đã tuyên hứa, không bao giờ dám cố tình phạm một tội nào, dù là tội nhẹ.
-  Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, cùng yêu tha nhân như chính mình” (Mt 22, 37- 40)
3.  Trung thành với Giáo hội:
  -  Gắn người bó với Chúa Kitô và hiệp nhất với Hội thánh hoàn cầu.
  -  Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị Đại diện của Đức Kitô, người được Chúa trao cho trách nhiệm chăn dắt đoàn chiên của Người.
  -  Gắn bó với mọi chi thể của Hội thánh theo kiểu mẫu Giáo hội sơ khai: “Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự điều là của chung” (Cv 4,32; 2,42)
  -  Sống tinh thần của Công đồng Vat,II: cởi mở, đối thoại, hòa mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.
4.  Trung thành với tổ quốc:
   -  Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
   -  Xây dựng một nết sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.
5.  Trung tín với tha nhân:
a. Trước khi muốn làm một việc gì, phải suy nghĩ cẩn thận xem có khả năng thi hành không.
b. Đã hứa thì phải giữ, dầu thiệt cho ta đến mấy cũng phải giữ.
Uy tín của thủ lãnh là đồ bỏ đi, nếu thủ lãnh hoang phí lời hứa và lời hay nuốt lời. Một thủ lãnh già giặn rất tiết kiệm lời hứa, và khi đã hứa thì dù thế nào cũng giữ đúng” (Hoàng Xuân Việt)

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 7. HỌC TẬP CHỮ TÍN
CHÂN THÀNH      
1.  Ý niệm:
    Chân thành có nghĩa là luôn thành thật với mọi người và với chính mình, trong cách cư xử, điệu bộ, và lời nói.
2.  Thế nào là không chân thật?
     a. Người ta có thể không chân thật trong ngôn ngữ, cử chỉ, hành động,... như:
     -  trong ngôn ngữ: nói dối, nói láo, thế gian...
     -  trong cử chỉ: cách ngó xem, đi đứng, giả hình, giả bộ, “đóng kịch”...
    -  trong hành động: làm chứng gian, viết sách báo phổ biến sự dối trá, chơi “ăn gian” cóp bài, gian lận trong công tác, kế toán tài chánh, văn hóa, thương mại...
   b. Nguyên nhân của dối trá:
    Theo Duprat và Vérel, không kể một số nhỏ dối trá vì ác ý, còn phần lớn là dối trá do hai nguyên nhân chính là sợ sệt va khoe khoang.
3.  Lý do buộc ta phải giữ đức chân thành:
   a. Về  phương diện tự nhiên: Ta có tập được đức tính chân thành thì mới được tín nhiệm trong xã hội và được mọi người quí mến, vì ai cũng sợ hạng người “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.
   b. Về phương diện siêu nhiên, chúng ta phải ăn ở chân thành vì:
    -  Thiên Chúa, Cha chúng ta, Đấng là chân lý, đã dậy chúng ta “có thì nói có, không thì nói không, mọi sự thêm bớt đều do ma quỉ mà ra”
    -  Ai chân thành sẽ được sống trong tự do: “sự thật sẽ cho các ngươi được tự do” (Ga 8, 32).
   -  Chúng ta có thể lừa dối người ta, nhưng không thể lừa dối Thiên Chúa là Đấng phán xét ta trong ngày sau cùng được.
4.  Ảnh hưởng ích lợi của chân thành và hậu qủa tai hại của dối trá.
   a. Người sống chân thành luôn được mọi người chung quanh tín nhiệm, khâm phục và quí mến, kể cả những kẻ gian dối cũng kính trọng những người chân thành.
   b. Người chủ trương sống gian dối, xảo trá, thì mọi người coi khinh, không tin tưởng và tìm cách lánh xa, kể cả những người gian dối cũng không ưa sống với người gian dối. A. Lincoln có một câu nói bất hủ về người gian dối: “Bạn có thể lường gạt mọi người trong một thời gian và lường gạt vài người luôn mãi, song không thể lường gạt luôn mãi hết mọi người”.
MỤC LỤC     

GIÁO DỤC NHÂN BẢN


BÀI 6. HỌC TẬP CHỮ TRÍ
SÁNG KIẾN
1.  Ý niệm:
Sáng kiến là ý tưởng mới lạ do mình nghĩ ra, không bắt chước ai hết. Hiểu theo nghĩa rộng, sáng kiến là sự tìm tòi ra những cái mới trong mỗi một công việc, mỗi một công thức làm việc, cách xử dụng một dụng cụ, sao cho hay hơn, tiện lợi hơn v ...v..
2. Cơ sở của óc sáng kiến:
Óc sáng kiến hoạt động dựa trên trí thông minh, óc quan sát, kinh nghiệm và sự cố công nghiên cứu.
3.  Những nguyên nhân làm bế tắc óc sáng kiến.
a. Lối học “gạo”, chỉ lo rèn luyện trí nhớ mà ít lo sáng taọ: không lo mở mang óc quan sát, trí tưởng tượng, óc phê bình và trí phán đoán.
b. Giáo dục theo kiểu  “gia trưởng” nhất nhất mỗi cái đều phải làm theo đúng ý cấp trên trong từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Làm cho người trẻ phải mỗi làm mỗi hỏi, không dám tự mình làm một việc gì dù là nhỏ nhặt.
4.  Cách sáng huy sáng kiện:
Muốn pháp huy sáng kiến, ta phải:
-  Tự tin, đừng mỗi việc khó mỗi hỏi, nhưng phải tự giải quyết bằng cách đọc sách báo, học hỏi kinh nghiệm.
-  Lưu tâm đến công việc của mình.
-  Thu thập những kiến thức về khoa học làm nền tảng cho những sáng kiến của mình.
-  Học tập quan sát, trau dồi kỹ thuật.
-  Rút từ kinh nghiệm của người khác những cái hay, cái mới.
-  Theo dõi những tiến bộ mới để cải thiện những sinh hoạt.
MỤC LỤC     

GIÁO DỤC NHÂN BẢN


BÀI 6. HỌC TẬP CHỮ TRÍ
TRÍ PHÁN ĐOÁN
1. Ý niệm
    Phán đoán là phân định và lượng giá tốt - xấu, hơn - kém, phải - trái, về một người hay một biến cố, một sự việc.
2. Vai trò quan trọng của phán đoán:
    Phán đoán đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, giúp ta khám phá được chân lý, nhận biết đâu là thực giả.
3. Bí quyết luyện óc phán đoán:
    Một óc phán đoán tốt cần phải có bốn yếu tố sau:
a. Tinh thần khách quan:
    Phải “phán đoán bằng óc chứ không phải bằng tim” nghĩa là phải vận dụng lý trí phán đoán, và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng cuả tình cảm (vui, buồn, yêu, ghét...) trên sự phán đoán cuả ta.
b. Biết nghi ngờ chính mình:
    Phải tập tin rằng mình có thể sai lầm để tránh được thói chủ quan, là thói xấu rất có hại đến óc phán đoán của ta. Cổ nhân có nói”càng học càng thấy mình ngu”, còn Nguyễn Hiến Lê thì nói: “Tôi có thể nói: Người nào không ngờ mình sai , lại khoe rằng mình học rộng là người đó ít học. Người nào được người khác chì cho thấy mình sai mà không chịu nhận thì càng ít học hơn nữa”.
c. Không thành kiến:
    Thành kiến là một thứ tin thường ngây thơ vì tin mà không có chứng cớ đích thực, dầu vậy, cả những bậc tài trí cũng vấn có thể mắc phải.
d. Không quyết đoán khi chưa đủ chứng cứ, tài liệu.