Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.7.10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.7.10. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
178.           Quyền tư hữu của cải có cần thiết không?
          Tuy cả trái đất được ban cho nhân loại chung hưởng, nhưng quyền tư hữu của cải vẫn cần thiết, vì “quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Sau cùng, những quyền này còn là một điều kiện tạo nên tự do của người công dân, vì khuyến khích họ đảm trách và thi hành phận vụ của mình”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23.  GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
177.           Quyền chung hưởng của cải là gì?
          “Quyền tư hữu của cải do mình làm ra hay nhận được một cách chính đáng không huỷ bỏ việc Thiên Chúa ban địa cầu cho toàn thể nhân loại ngay từ nguyên thuỷ. Quyền chung hưởng của cải vẫn ưu tiên, cho dù sự thăng tiến công ích đòi phải tôn trọng tư sản, quyền tư hữu và việc hành sử quyền này”. [1]
          “Khi sử dụng của cải, con người phải coi của cải vật chất mà mình sở hữu một cách chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác nữa”. [2]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
176.           Mục đích của hai điều răn 7 và 10 là gì?
          Hết mọi của cải đều thuộc về Chúa vì Ngài tác tạo nên chúng. Bởi đó, chúng phải phụng sự Ngài và Ngài muốn dùng chúng như thế nào tùy ý. Thế nhưng Chúa là Cha nhân lành đã “trao địa cầu và tài nguyên cho nhân loại chung sức quản lý, để con người chăm sóc, chế ngự chúng bằng lao động và hưởng dùng hoa trái của địa cầu”. [1]
          Của cải trở thành vô giá trị nếu không được sử dụng, và còn trở thành tai họa nếu bị sử dụng sai mục đích. Điều răn 7 và 10 được đặt ra để gìn giữ của cải trong vị trí đúng thực của nó, là thỏa mãn nhu cầu của đời sống mọi người.
          Với cái nhìn đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao điều răn 7 và 10 không chỉ ngăn cấm những hành vi bất công, mà còn đòi buộc chúng ta phải chung hưởng của cải, sử dụng của cải trong tình bác ái huynh đệ .

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ MƯỜI
175.           Điều răn 7 và 10 dạy ta điều gì?
          Điều răn thứ bảy dạy ta giữ đức công bằng và bác ái trong việc quản lý và sử dụng của cải đời này.
          Công bằng và công ích đòi ta “tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế và quyền tư hữu. [1]
          Vì thế, điều răn thứ bảy “cấm ta lấy hay giữ tài sản của người khác cách bất công, cấm làm hại của cải họ bằng bất cứ cách nào”, vì thế mà buộc ta hoàn trả những gì đã lấy cách bất công, và bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
          Không chỉ tôn trọng quyền tư hữu mà còn dạy ta tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế, điều răn thứ bảy hướng chúng ta về sự hoàn hảo của đức công bằng, là đức bác ái.
          Bác ái dạy ta “cố gắng sử dụng mọi của cải trần thế để phụng sự Thiên Chúathực thi tình bác ái huynh đệ”. [2]
          Điều răn thứ mười dạy ta không được ham muốn của cải người khác: ”Ngươi sẽ không được thèm muốn của gì của người đồng loại ngươi” (Xh 20,17).