Ngày 28/12
Bài đọc 1
Đây là lời loan báo của
Chúa Giêsu Kitô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng tôi loan báo cho anh em:
Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Ngài không có chút bóng tối nào. (1Ga 1,5)
Nhà văn Do thái Shalom Asch, viết: “Chúa Giêsu là người xuất chúng nhất mọi
thời. Không bậc thày nào- Do thái, Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo,- vẫn là một
bậc thày mà lời giảng dạy là cột chỉ đường cho thế gian. Những bậc thày khác có
thể đặt nền tảng cho người Phương Đông, người Ả rập, hay người phương tây. Những
lời nói và hành động của Chúa Giêsu có giá trị cho tất cả chúng ta. Ngài trở
thành Ánh sáng thế gian. Tại sao một người Do thái như tôi lại không tự hào về
điều đó,”
Những lời đầy gợi ý của
Shalom Asch mời gọi tôi tự hỏi: Tôi làm việc và cầu nguyện ra sao khi tất cả mọi
người bước theo Anh sáng thế gian và không còn dò dẫm đêm tối nữa?
Cả thế giới được bừng lên trong ánh quang Gíang sinh tuyệt vời làm
sao! (Mary Austin)
Bài đọc 1 năm chẵm
[Thánh Matthêu nói rằng
trong lỗ lực tìm giết trẻ Giêsu, Hêrôđê] ra lệnh giết tất cả các con trẻ ở Belem và toàn vùng lân
cận, từ hai tuổi trở xuống. (Mt 2. 16)
Việc giết chết các bé trai phản ánh
tình trạng tâm bệnh của Hêrôđê. Ông đã giết chết cả các thành viên trong gia
đình, nhưng lại ra sức giữ luật chay tịnh của người Do thái, như không ăn thịt
heo chẳng hạn. Điều này khiến một hoàng đế La mã nói đùa: “Tôi thích là con heo của Hêrôđê hơn là làm con trai ông ta,” Một
nhà sử học Do thái cho rằng vào những ngày cuối đời, Hêrôđê đã ra lệnh dẫn đến
nhiều công dân ở các thị trấn Giuđê để giết chết. Đầu óc bệnh hoạn của ông nghĩ
rằng nỗi đau đớn do cái chết của họ sẽ đem lại niềm vui cho ông ta lúc chết. Lệnh
này đã không bao giờ được thi hành.
Tôi lý giải lòng nhân hậu
của Thiên Chúa thế nào khi cho phép những ông vua tàn ác gây dau khổ cho quá
nhiều người vô tội?
Chúa phán: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi,
và đường lối của Ta không phải là đường lối các ngươi,” (Is 55,8)
Bài Tin Mừng
[Thánh Matthêu nói rằng:
để giết được Hài nhi Giêsu, vua Hêrôđê] ra lệnh cho giết tất cả các con trẻ ở
Bêlem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống. (Mt 2,16)
Như Giacôbê và Gioan được Chúa Giêsu
đặt cho biệt danh là “ những người nóng nảy” vua Hêrôđê cũng là người đầy tình
cảm, có thể yêu thương và cam kết sâu xa. Nhưng đáng tiếc tình yêu của vua
Hêrôđê là tình yêu vị kỷ, chứ không phải tình yêu vị tha. Kết quả là cuộc đời
ông hoàn toàn khác so với Gioan và Giacôbê. Vua Hêrôđê được sếp vào số những
khuôn mặt bi thảm của Kinh thánh.
Tình yêu và lời cam kết của
tôi vị kỷ hay vị tha? Tôi có thể làm một việc gì cho điều đó?
Những người yêu nhau chẳng cần sợ đối thủ.