CHÚA NHẬT- TUẦN 3 MÙA VỌNG
Tin mừng năm A
[Chúa Giêsu nói với
Gioan Tẩy giả:] “Gioan chính là người mà Kinh Thánh đã nói tới, Thiên Chúa
phán: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường chờ Con đến.”
(Mt 11,10)
Ngôn sứ Malaki tiên báo rằng Thiên Chúa
sẽ gửi một người đến, như ngôn sứ Êlia, để dọn đường cho Đấng Mesia đến. Người
đó chính là Gioan. Giáo huấn của ông đem đến cho dân chúng thật đơn giản: “Hãy ăn năn sám hối” (Lc 3,3)
Lời của ông Gioan vẫn còn
thích dụng cho ngày nay. Để chuẩn bị cho Chúa Giêsu ngự đến trong đời tôi,
trước hết tôi cần phải quay lưng khỏi tội lỗi. Nếu tôi ăn năn sám hối, Chúa Giêsu
sẽ bắt đầu đi vào đời tôi theo cách mà tôi không bao giờ ngờ tới.
[Chúa Giêsu nói,] “Này đây ta đứng trước cửa và gõ. Ai
nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy và sẽ dùng bữa với người
ấy. (Kh 3,20)
Tin mừng năm B
Có một người được Thiên
Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ
ông mà tin. (Ga 1,6-7)
Nhà vô địch thế vận hội về môn lặn sâu
Greg Louganis chuẩn bị rời hồ bơi. Một cậu bé ngậm một điếu thuốc chạy về phía
anh. Greg nói: “Em không nên hút thuốc.
Tại sao em lại hút thuốc?” Cậu bé trả lời một cách tự hào: “Tại vì anh hút thuốc và em cũng bắt trước
anh.” Sự kiện đó tác động mạnh đến anh trong việc bỏ hút thuốc. Anh nói: “Tốt hơn là tôi chấp nhận vai trò như một
mẫu mực và cố gắng thể hiện nó.”
Lời kêu gọi của Gioan Tẩy
giả và của Greg Louganis để sống đúng vai trò của họ mời gọi tôi tự hỏi: tôi có
thể sống theo tiếng gọi của một người Kitô hữu tốt hơn ra sao?
Hầu như người ta chán ngán vì những đoạn Kinh Thánh không
thể hiểu. Nhưng tôi thấy rằng tôi cảm thấy bực mình với những đoạn Kinh Thánh
tôi hiểu. (Mark Twain)
Tin mừng năm C
[Có một người tên là
Gioan bắt đầu rao giảng ở sông Giođan.] Thiên hạ đang ngóng trông, và trong
thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về Gioan: biết đâu ông chẳng là Đấng Mêsia! (Lc 3,15)
Victo Frankl là một bác sĩ tâm thần
người Do thái đã bị Đức Quốc Xã bắt và đưa đến trại tập trung. Trong cuốn sách
“Tìm kiếm ý nghĩa của đời người”, ông mô tả những đau khổ người Do thái phải
chịu trong trại tập trung. Trong những đau khổ đó, có nỗi đau khổ vì chờ đợi:
chờ để biết số phận của người thân yêu và của chính mình, chờ để được giải
thoát. Nỗi đau khổ vì chờ đợi cũng quấy rầy những người Do thái vào thời Chúa
Giêsu: chờ được giải thoát khỏi người La mã, chờ Đấng Mêsia tới. Nỗi đau này
tác động đến người Do thái theo những cách khác nhau: một số người thất vọng,
một số mất đức tin, còn những người khác chỉ quan sát và cầu nguyện.
Tôi đang chờ đợi điều gì
trong đời? Nó tác động đến tôi ra sao?
“Can đảm lên, đừng sợ.” Thiên Chúa sẽ đến cứu anh em. (Is
35,4)