THỨ TƯ – TUẦN 33
Bài đọc 1 Năm lẻ
[Có một bà mẹ Do thái bị
bắt cùng bảy người con. Mặc dù chứng kiến bảy đứa con cùng chết trong một ngày…
bà đã ủy lạo mỗi người con và đoan chắc rằng:] “Thiên Chúa sẽ trở lại cho các
con sinh khí và sự sống, vì các con đã không màng đến chính mình để bênh vực
các Luật của Ngài” (2M 7,1. 20. 23).
Ann
Catherine Ryan là thành viên của nhóm chia sẻ đức tin ở Bolivia. Một ngày nọ, nhóm đang suy
gẫm về Mẹ Maria, thân mẫu Chúa Giêsu, thì có một phụ nữ trẻ nói lên trong niềm
thất vọng: “Làm sao tôi có thể nên giống
mẹ Maria được? Có bao giờ thánh Giuse đánh đập hay nhục mạ Mẹ? Để nuôi con, mẹ
có phải đến làm việc trong nhà máy từ 4 giờ sáng đến 8 giờ tối với mức lương
thấp không?”
Tôi sẽ trả lời người phụ nữ
này như thế nào? Tại sao Thiên Chúa để cho người phải đau khổ dưới tay kẻ gian
ác?
Những đau khổ chúng ta
chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng
ta (Rm 8,18)
Bài đọc 1 Năm chẵn
[Gioan thấy một thị kiến
về Chúa Giêsu được bốn sinh vật bao quanh]. Con vật thứ nhất giống như sư tử. Con
vật thứ hai giống như bò tơ. Con vật thứ ba có mặt như mặt người. Con vật thứ
tư giống đại bàng đang bay… Ngày đêm chúng không ngừng tung hô: “Thánh! thánh!
chí thánh!” (Kh 4,7. 8).
Các
họa sĩ thời xưa giải thích các sinh vật ở đây một cách khác nhau. Một số người
coi chúng như biểu tượng của các tác giả Phúc âm: sư tử (Marcô), con người
(Matthêu), bò tơ (Luca), đại bàng (Gioan). Một số khác coi chúng như biểu tượng
của bốn mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu: con người (nhập thể), bò (cứu
chuộc), sư tử (phục sinh), đại bàng (lên trời). Biểu tượng sư tử và đại bàng
cần được lý giải. Truyền thống dân gian cho rằng sư tử ngủ mở mắt tượng trưng
cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, thần tính của Ngài vẫn sống trong khi nhân
tính của Ngài yên giấc. Cũng vậy, truyền thống dân gian cho rằng đại bàng có
thể vượt qua những đám mây cao nhất tượng trưng cho việc Chúa Giêsu lên trời.
Có bao giờ tôi dùng một bức
ảnh Chúa Giêsu hay một ngọn nến để giúp tôi cầu nguyện tốt hơn không? Kết quả
ra sao?
Tình yêu tìm kiếm ngôn
từ để diễn tả (Lanier).
Bài Tin Mừng
[Có một thương gia trẩy đi phương xa. Trước khi đi, ông gọi mười
đầy tớ lại và cho mỗi người một đồng tiền vàng để làm ăn trong suốt thời gian
ông đi vắng. Khi trở về,] ông truyền gọi những đầy tớ đến để xem mỗi người làm
ăn sinh lợi được bao nhiêu. [Và ông thưởng cho họ theo khả năng sinh lợi của họ]
(Lc 19,15)
Cách
đây nhiều năm, hầu hết các nhật báo đều đăng câu: “Tin hay không tin.” Nó liên quan đến một sự kiện thật khó tin. Chẳng
hạn, một trong những bài báo cho thấy một thanh sắt trị giá năm đô la có thể
làm thành chiếc móng ngựa trị giá năm mươi đô la, hoặc thành những cây kim trị
giá năm ngàn đô la, hoặc thành những lò xo đồng hồ trị giá năm trăm ngàn đô la.
Cân truyện trong bài Tin
mừng hôm nay mời gọi tôi tự hỏi: Tôi đang làm gì với những tài năng Thiên Chúa
ban cho tôi?
Chẳng có lý gì mà lại
không sử dụng tài năng nhỏ mọn. Hãy nghĩ xem một buổi sáng sẽ thế nào nếu chỉ
có chim họa mi cất tiếng hót!