THỨ SÁU – TUẦN 4 PHỤC SINH
Bài đọc 1
[Phaolô
tiếp tục bài giảng:] “Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Ngài đã
thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Chúa Giêsu sống lại,
đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2: “Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha
đã sinh ra Con” (Cv 13,32-33).
Phaolô đã bắt đầu bài giảng ở Psidia khi nói về những việc Thiên Chúa thực hiện trong quá khứ. Rồi Phaolô chuyển sang thời hiện đại để nói về việc Chúa Giêsu đã chết trên Thập tự, về việc Ngài sống lại và tự tỏ hiện cho các môn đệ. Phaolô kết luận bằng cách cho thấy Tân ước đã hoàn tất những gì Tân ước loan báo về Chúa Giêsu. Chính về Ngài, Thiên Chúa đã phán: “Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”.
Bài
giảng của Phaolô hoặc kết thúc bằng một xác tín hoặc một điều thú vị. Tôi đồng
ý thế nào với nhận định này?
Radio giống như Cựu ước: bạn nghe lời Chúa. Tivi giống như
Tân ước, bạn không chỉ nghe, nhưng còn được thấy một cách sống động trong Chúa
Giêsu. (Fulton
J.Sheen)
Bài Tin Mừng:
[Chúa
Giêsu nói với các môn đệ:] “Thầy đi dọn chỗ cho anh em… Rồi, Thầy sẽ lại đến và
đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,2-3).
Sau vụ đánh bom cảng Pearl Harbor vào ngày 7-12-1941, người
Nhật xâm nhập Philippines.
Ba tháng sau, ngày 11-4-1942, tướng McArthur buộc phải trốn khỏi Philippines.
Trước khi đến Úc, ông bảo người dân trong đảo: “Tôi sẽ trở lại”. Ngày
20-10-1944, ông đã giữ lời hứa. Hạ cánh xuống đảo Leyte,
McArthur nói: “Tôi đã trở lại”.
Chúa Giêsu cũng hứa sau khi rời bỏ thế gian, một ngày nào đó
Ngài sẽ trở lại. Cũng như tướng McArthur, Chúa Giêsu cũng sẽ nói: “Ta đã trở
lại”.
Tôi
có nồng nhiệt mong đợi Chúa Giêsu trở lại như người dân đảo nồng nhiệt mong đợi
McArthur trở lại không?
Nếu tâm hồn con người cống hiến cho những phù phiếm trần
gian, thay vì cho Đấng sáng tạo ra nó, thì chẳng còn quy luật gì cả. (Dietrich
Bonhoeffer)
Bài Tin Mừng:
[Không
bao lâu trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu nói với các môn đệ:] “Thầy đi dọn
chỗ cho anh em, Thầy sẽ trở lại đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em
cũng sẽ ở đó” (Ga 14,2-3).
John Peterson viết một bài thánh ca về thiên đàng, trong đó có
một đoạn như sau: “Trên ngọn núi, nơi mặt trời khuất bóng, thiên đàng đang chờ
đợi tôi. Trên ngọn núi, nơi mặt trời khuất bóng, tôi sẽ thấy Chúa Giêsu, Đấng
cứu độ tôi”. Một nhà phê bình âm nhạc nói với Peterson: “Hãy bỏ qua ý niệm ở
với Chúa Giêsu và dành thời giờ để mô tả niềm vui thiên đàng”. Dĩ nhiên,
Peterson từ chối, bởi vì bản chất của niềm vui thiên đàng chính là đối diện với
Chúa Giêsu.
Tôi
cảm thấy thoải mái ra sao với ý nghĩ rằng mình đang trực diện với Chúa Giêsu?
Mục đích của tôn giáo không phải là đưa chúng ta vào thiên
đàng, mà là đem thiên đàng vào trong chúng ta.