THỨ TƯ - TUẦN 5 MC
Bài đọc 1
[Ba
thiếu niên Do thái bị quăng vào lò lửa vì không thờ lạy tượng bằng
vàng. Khi thấy họ vẫn sống, nhà vua giải cứu họ và nói:] “Chúc tụng
Thiên Chúa… Đấng đã sai thiên thần đến giải thoát các tôi tớ tin tưởng
vào Ngài” (Dn 3,28).
Vào
thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, người Do thái phải chịu một cuộc bách
hại tàn khốc dưới thời bạo chúa Antiôkô IV. Ông ta bắt buộc họ bỏ đạo
và thờ lạy các thần khác. Tác giả Daniel đã đi vào tình trạng này. Ông
dùng những câu truyện đầy khích lệ để khích lệ anh em mình tin rằng
Thiên Chúa thấy nỗi khổ đau của họ và sẽ can thiệp để cứu đất nước đúng
lúc. Bài đọc hôm nay là một trong những câu truyện đó.
Tôi tự thúc đẩy mình thế nào để tin tưởng vào Thiên Chúa khi xem ra Ngài rời xa tôi?
Phúc âm
[Chúa
Giêsu nói:] “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi… các ông sẽ biết sự
thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Một
nữ sinh viên gọi mẹ: “Làm sao mẹ có thể chắc là lời Chúa Giêsu là sự
thật”. Câu trả lời của mẹ cô làm cô ngạc nhiên: “Con chỉ có thể tin bằng
cách sống thực hành. Nếu con sống lời Chúa dạy, lời đó sẽ nói với lòng
con và cho con biết lời đó là sự thật”. Người mẹ giải thích: “Chẳng hạn,
nếu con tha thứ cho kẻ thù, con sẽ khám phá ra rằng đó là điều con nên
làm. Và nếu con không vội xét đoán người khác, con sẽ khám phá ra đó là
sự thật cần phải thật hiện”. Câu trả lời đầy ấn tượng của người mẹ trên
đây cũng thực sự là ý Chúa Giêsu đưa ra trong bài đọc hôm nay.
Tôi có bao giờ kinh nghiệm lời dạy của Chúa Giêsu là sự thật không? Khi nào? Như thế nào?
Muốn xác tín những chân lý vĩnh cửu, đừng cố đặt thêm ý kiến, nhưng hãy loại ra những đam mê của bạn (Blaise Pascal).
Phúc âm
Chúa
Giêsu nói với những ai tin vào Ngài: “Nếu các ông ở lại trong lời của
tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật
sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Charles
Colson là phụ tá đắc lực nhất của Nixon. Ông bị bỏ tù vì dính dáng vào
vụ Watergate. Sau đó, ông cảm nghiệm một sự biến cố. Ông bị tác động sâu
xa bởi đoạn văn trong cuốn: “Kitô giáo thuần khiết” của C.S.Lewis:
“Kiêu ngạo là cội rễ của mọi tội lỗi. Đó là tình trạng tinh thần hoàn
toàn chống lại Thiên Chúa. Bao lâu bạn còn kiêu ngạo, bấy lâu bạn không
thể nhận biết Thiên Chúa. Một người kiêu ngạo luôn coi khinh mọi sự.
Chừng nào bạn còn nhìn xuống, bạn không thể thấy được những gì bên trên
bạn”. Sau khi đọc đoạn này, Colson nói: “Đột nhiên tôi cảm thấy mình
trần trụi và dơ bẩn." Những lời của Colson đang mô tả chính con người
tôi. Sự thật này đã giải phóng Charles Colson.
Có điều gì trong đời sống của tôi biến tôi thành nô lệ, như sự kiêu ngạo đã nô lệ hóa Colson?
Kiêu ngạo dập tắt mọi năng lực của tình yêu, sự hài lòng và ngay cả lương tri (C.S.Lewis)