THỨ TƯ – TUẦN 2
Bài đọc 1 (năm lẻ)
Ông
Melkixêđê… là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, đã đón nhận và chúc lành
cho ông Abraham, lúc ông này đang đi trên đường về sau khi đánh bại các
vua. Ông Abraham đã chia cho ông Melkixêđê một phần mười chiến lợi phẩm
(Dt 7,1-2).
Đức cha Harry Flynna ở Lafayette, địa phận Louisiana, thăm viếng một trại tù. Khì ngài sắp từ biệt ra về, một tù nhân hỏi xin ngài một cỗ tràng hạt. Trong túi Đức cha có một cỗ tràng hạt bằng cẩm thạch của xứ Ireland. Dù không muốn bỏ mất nó, nhưng ngài đã cho anh ta. Khi trở về nhà, có người đang chờ ngài với một món quà tặng. Nhìn thấy món quà, Đức cha Flynna như không thể tin vào mắt mình nữa. Đó là cỗ tràng hạt giống hệt cỗ tràng hạt đã cho tù nhân kia.
Lần cuối cùng tôi đặc biệt cho đi thời giờ, tiền bạc, và những vật sở hữu của tôi là lúc nào?
Hãy cho đi những gì tốt nhất, rồi những gì tốt nhất sẽ lại đến với bạn.
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Đavít đã hạ và đã giết Goliat bằng cái ná và hòn đá (1Sm 17,50).
Don
Bell là một lính bộ binh trong thế chiến thứ II. Câu chuyện về chiến
tranh mà anh yêu thích liên quan đến một người bạn từ miền Tây Virginia.
Là một người thợ mỏ trong gia đình làm nghề mỏ, bạn của Don giữ trong
túi một mẫu than. mỗi khi có việc gì trở nên gây go, ông ta lại cho tay
vào túi, bóp miếng than rồi nói: “Nếu tôi đã có thể khai thác được mỏ
than, chắc chắn tôi có thể đảm nhận được việc này”. Cử chỉ nhỏ bé ấy
luôn đem lại cho ông sự can đảm cần thiết để tiến bước.
Điều gì sẽ giúp tôi can đảm tiến bước khi mọi thứ trong đời trở nên gay go?
Chúng
ta sẽ định hướng một cách an toàn qua mọi cơn bão tố, miễn là trái tim
ta ngay thẳng, ý chí của ta kiên quyết, lòng ta vững mạnh và niềm tin
của ta kết hợp mật thiết với Chúa. (Thánh Phanxicô Salê).
Bài Tin Mừng:
[Một
người bại tay vào hội đường] Có vài người ở đó muốn tố cáo Chúa Giêsu
làm việc sai trái, nên họ chăm chú nhìn xem Ngài có chữa bệnh trong ngày
Hưu lễ không? (Mc 3,2).
Một
người già ở một thị trấn bên Âu Châu thường làm dấu Thánh giá khi đi
ngang qua một dấu vết nào đó trên bức tường. Người ấy không thể lý giải
tại sao mình làm như thế, ngay cả những người già cũng làm như vậy. Ngày
nọ, các công nhân lau rửa bức tường, trong lúc cạo những chỗ dơ họ thấy
trên tường có bức họa Mẹ Maria và Hài nhi Giêsu. Thật ra, trước kia
người ta làm dấu là có lý do. Còn bây giờ, người ta làm một cách mù
quáng, chỉ đơn giản như một nghi thức thôi. Một số người Do thái xưa kia
cũng thế. Tôn giáo của họ bị hóa thành nghi thức cứng nhắc. Chúa Giêsu
phản đối thứ tôn giáo ấy.
Tôi phải cố gắng thế nào đây để giữ tôn giáo của tôi khỏi trở thành một nghi thức, nhưng là một cử chỉ của yêu thương?
Khi cầu nguyện, thà có trái tim rung cảm hơn là chỉ có những lời nói suông (John Bunyan).