THỨ BA – TUẦN 30
Bài đọc 1 Năm lẻ:
“Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng” (Rm 8,18)
Gạch
nối giữa thành công và đau khổ trong thể thao là chủ đề của bộ phim
được nhiều người biết đến về quyền anh, đua xe, đấu vật, võ thuật. Bộ
phim cho thấy giá của đau khổ mà vận động viên phải trả nếu muốn thành
công. Điều này cũng đúng với những người theo đuổi những nỗ lực về pháp
luật, về sân khấu, về Y khoa. Có một câu ngạn ngữ như sau: “Thành công
không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Câu ngạn ngữ này không chỉ đúng
nơi hậu trường, mà cả nơi bàn giấy và phòng phẫu thuật, cũng như đúng
đối với đời sống thiêng liêng như thánh Phaolô nói với chúng ta.
Tôi có sẵn sàng chấp nhận đau khổ hiện tại để chia sẻ vinh quang Thiên Chúa sau này không?
Con không xin cho mình khỏi phải đau khổ, nhưng chỉ xin Ngài đừng bỏ con trong đau khổ (Thánh Bernadette).
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Vì
lòng kính sợ Chúa Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau… Sách thánh có
lời chép rằng: Người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả
hai sẽ thành một xương một thịt”. (Ep 5,21.31)
Albert
Cylwicki kể câu truyện đầy xúc động này trong cuốn “Nếu hôm nay bạn
nghe tiếng Ngài”. Năm 1964, Robert Arias, luật sư và là chồng của diễn
viên vũ balê Margot Fonteyn, bị bắn và trở thành tàn tật. Suốt hai năm
ông ở trong một bệnh viện cách London 40 dặm. Trong thời gian đó, mỗi
ngày Margot đến ở với Robert cả buổi sáng, còn buổi chiều diễn tập những
bài vũ ba lê. Sự chăm sóc yêu thương của Margot đã đóng vai trò quan
trọng trong sự hồi phục đáng ngạc nhiên của Robert. Anh vẫn bị bại một
phần, nhưng có thể hành nghề luật sư lại được.
Đến mức độ nào tôi đã quan tâm yêu thương người bạn đời hoặc những ai cần đến tôi?
Chồng tôi mới là cuộc đời thực sự của tôi, còn vũ ba lê là một thực tại khác, ngắn ngủi và mau qua (Margot Fonteyn).
Bài Tin Mừng:
Chúa
Giêsu nói: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví nước ấy với
cái gì? Nước Thiên Chúa giống như truyện một hạt cải người nọ lấy gieo
trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây” (Lc 13,18-19).
Một
số tín hữu trẻ tham dự một trại hè quốc tế. Một kế hoạch được ban lãnh
đạo trao phó là phải tìm ra phương cách rao giảng Lời Chúa trong thế
giới sao cho có hiệu quả hơn. Đề nghị có tín gợi ý nhất, đó là đề nghị
của một cô gái Châu Phi. Cô nói: “Ở nước tôi, khi những kitô hữu nghĩ về
một ngôi làng ngoại giáo sẵn sàng theo đạo, họ không gửi đến đó sách vở
hay các vị giảng thuyết, nhưng họ gửi đến đó một gia đình Công giáo
tốt. Gương mẫu của gia đình này có sức biến đổi ngôi làng.
Tại sao gia đình bạn sẽ hoặc không đủ phẩm chất cho một sứ mệnh như thế?
Chỉ cần một chú vịt hoang bay lên cũng có thể kéo cả đàn bay theo (Ngạn ngữ Trung Hoa).