TUẦN 6 – CHÚA NHẬT
Tin Mừng Năm A:
Nếu các ngươi đem dâng
của lễ cho Thiên Chúa nơi bàn thờ, mà ở đó các ngươi nhớ ra rằng anh em (hay
chị em) có điều bất bình với ngươi, thì hãy để của lễ lại… đi làm hòa trước đã…
rồi hãy trở lại mà dâng lễ vật” (Mt 5,23-24).
Trong cuốn tự thuật của mình, Mahatma Gandhi kể lại hồi còn làm
sinh viên ở Nam
Phi ông đã được lôi cuốn đến với Chúa Giêsu như thế nào. Ông viết: Vào một ngày
Chúa nhật, ông đi đến một nhà thờ Kitô giáo. Ông bị chặn lại ở trước cửa và
người ta bảo ông rằng nếu muốn đi lễ, ông phải đến nhà thờ dành cho người da
đen. Từ đó, ông không bao giờ đến nhà thờ nữa.
Làm
thế nào để những cư xử hằng ngày có thể phản ánh được tốt hơn điều tôi bày tỏ
vào ngày Chúa nhật: chúng ta chỉ là một gia đình trong Chúa?
Người ta nhìn chúng ta
sống những ngày khác trong tuần để xem việc thờ phượng của chúng ta vào ngày
Chúa nhật có chân thực không.
Tin Mừng Năm B:
Một người phong cùi đến
gặp Chúa Giêsu, anh ta quỳ xuống và van xin Ngài chữa lành. Ngài chạnh lòng
thương giơ tay đụng vào anh… Lập tức, chứng phong cùi biến khỏi anh… Vừa ra
khỏi đó, anh đã bắt đầu tung tin ấy khắp nơi (Mc 1,40.42.45).
Những phép lạ của Chúa Giêsu kéo sự chú ý của người ta. Chúng là
những “dấu chỉ” công bố bước ngoặt lịch sử. Chúng cũng là “dấu chỉ” nói lên
rằng Chúa Giêsu đã bắt đầu dấn thân cho Nước Chúa được mong đợi lâu. Vậy Nước
Chúa là gì? Đó là trật tự thế giới mới trong đó tình yêu sẽ thay thế hận thù,
sự quan tâm đến nhau sẽ thay thế cho sự thờ ơ lạnh nhạt, ánh sáng sẽ thay thế
bóng tối, và sự sống sẽ thay thế sự chết. Đó là trật tự thế giới mới trong đó ý
muốn của Thiên Chúa sẽ được thực hiện “dưới đất cũng như trên trời”
Làm
thế nào để cuộc sống bản thân tôi phản ánh cho mọi người xung quanh trật tự thế
giới mới mà Chúa Giêsu đã khởi đầu?
Chính tôi phải kiểm soát
được dòng điện trong tâm hồn mình để có thể mang lại ánh sáng cho thế giới.
Tin Mừng Năm C:
Chúa Giêsu nói: “Phúc
cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì anh em sẽ được no lòng” (Lc
6,21)
Một câu truyện của tạp chí Time (10.5.1993) nói về bà Hillary
Rodham Clinton. Nó mô tả bài phát biểu của Đệ nhất phu nhân tại đại học Texas vài ngày trước khi
cha bà chết. Giọng bà đứt quãng khi trích dẫn lời Lee Atwater (người phụ trách
chiến dịch Bush, đã chết ở tuổi 40 vì chứng bướu não). Ông có được tiền của và
sự kính trọng, nhưng lại cảm thấy trống rỗng sâu xa trong tâm hồn. Ông nói:
“Căn bệnh của tôi giúp tôi nhận ra rằng điều xã hội đang đánh mất cũng là điều
tôi đánh mất, đó là một trái tim nhỏ bé nhưng giàu tình thương” Và ông kết
luận: “Chúng ta phải nói đến sự trống vắng tinh thần này giữa lòng xã hội Mỹ”
Tôi
có thể đồng ý với nhận xét của Lee Atwater không? Chỉ có một cá nhân có thể làm
được gì trước sự trống vắng tinh thần trong xã hội chúng ta?
Kẻ đánh mất của cải đã
mất đi nhiều. Những kẻ đánh mất tinh thần là mất đi tất cả. (Elbert Hubbard)