THỨ TƯ – TUẦN 25
Bài đọc 1 Năm lẻ
[Edra cầu nguyện:] “Lạy
Thiên Chúa, tôi thật xấu hổ mà ngẩng mặt lên với Ngài… vì tội lỗi chúng tôi quá
nhiều… Chúa đã chừa lại cho chúng tôi một nhóm sống sót… và cho chúng tôi có
chỗ nương thân ở chốn thánh của Ngài.”(Ed 9, 6-9)
Một phụ nữ nọ đi dạo một mình dưới bầu trời đầy sao. Đột nhiên, bà
quỳ gối và cầu nguyện: “Lạy Chúa trên
trời, xin ban cho con sức mạnh để không làm Ngài phải buồn lòng, dù là chỉ một
chút.” Lúc đó có tiếng nói: “Này con,
nếu Ta ban cho con điều con khẩn xin, thì Ta có thể làm gì để bày tỏ lòng nhân
và tha thứ cho Ta?” Câu truyện trên cũng có một ý mà Edra nói đến trong lời
cầu nguyện của ông. Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho ta hơn những gì ta muốn xin.
Mỗi tối tôi có ngừng lại để
xinThiên Chúa tha thứ cho những tội lỗi của tôi trong ngày sống cũng như trong
tội lỗi thế gian không?
Càng là vị thánh lớn,
càng phải can đảm. Khó khăn càng nhiều, thì ơn Chúa càng tuôn tràn. (William
Cowper)
Bài đọc 1 Năm chẵn
Con chỉ xin hai điều… Xin
đừng để con túng nghèo, cũng đừng cho con giàu có, chỉ xin cho con cơm bánh cần
dùng. (Cn 30, 7. 9)
Vào lễ tạ ơn năm 1985, những họa sĩ vẽ tranh biếm họa của quốc gia
góp lại và gửi đến cho 90 triệu độc giả đang đi nghỉ lễ cùng một sứ điệp: “Hôm nay, đang khi chúng ta ăn đại tiệc, thì
hàng triệu người đang chết đói.” Điển hình là bộ phim hoạt hình Peanuts
trong đó Linus hỏi Charlie có muốn một bữa thịnh soạn không? Charlie trả lời: “Có chứ, nhưng tôi không nghĩ là có quá
nhiều thực phẩm.” Snoopy nhìn vào đĩa trống không và tự nhủ: “Charlie sẽ nghĩ nhiều về thức ăn, nếu đĩa
của anh ta cũng trống không như đĩa của ta.” Có lẽ, dư dật lương thực còn
tệ hơn là có quá ít, bởi vì nó làm chúng ta mất đi sự nhạy cảm đối với kẻ nghèo
đói và trở thành vô ơn đối với Thiên Chúa.
Tôi có nhạy cảm đối với
người đói không? Tôi biết ơn Thiên Chúa ra sao?
Ăn uống quá độ cũng như
không có gì để ăn đều đưa đến bệnh hoạn (William Shakespeare)
Bài Tin Mừng
Chúa Giêsu tập họp Nhóm
Mười Hai lại và ban cho các ông năng lực và quyền phép… Ngài sai các ông đi rao
giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân (Lc 9, 1-2)
Tổng thống Woodrow Wilson có lần đã nói: “Không ai có thể yêu thương anh em với một bao tử lép.” Quan điểm
ông đưa ra rất quan trọng: Chúng ta được tạo dựng gồm cả hồn lẫn xác. Chỉ nói
đến linh hồn mà bỏ qua thể xác là quên đi thân phận thụ tạo của chúng ta. Nói
khác đi, chúng ta không thể nói với người khác những chuyện thiên đàng mà không
nói đến những chuyện trần thế. Đó là lý do khiến Chúa Giêsu nói với các môn đệ “hãy rao giảng và chữa lành” để cho thấy
cả nhu cầu thiêng liêng lẫn nhu cầu thân xác của con người.
Điều gì trong tôi cần được
chữa lành trước khi có thể nghe lời giảng dạy?
Sự nghèo đói có sức tàn
phá lớn lao đối với mọi tài năng nó tác động. (J. W. Gardner)