Trong thinh lặng chúng ta có thể nghe
được tiếng Chúa mời gọi chúng ta vượt lên chính chúng ta, để luôn hướng tới cái
gì tốt hơn và hơn thế nữa.
“Những
đan sĩ phải siêng năng trau dồi thinh lặng trong mọi lúc.”
Thinh
lặng là mẹ của Thần Khí. Nó nảy nở trong chúng ta một đan viện của tâm hồn. Nó
mang chúng ta ra khỏi tiếng ồn ào từ sự hỗn độn, huyên náo, và mơ hồ của một thế
giới quay cuồng và đưa chúng ta đến một trọng tâm trầm tĩnh, lắng đọng của một
bản chất thiêng liêng.
Tại
trọng tâm này thinh lặng cho chúng ta nghỉ ngơi. Ở đó Chúa làm việc trong ta,
giũ sạch trong con tim chúng ta những ý nghĩ, nỗi đau, ao ước, đòi hỏi, tiếng
la hét tựa như một đứa trẻ đòi được để ý và những điều ấy tách rời chúng ta khỏi
con người tốt đẹp của chúng ta.
Trong
thinh lặng, chúng ta học lắng nghe những người khác cũng đang tìm kiếm Thiên
Chúa trong một đan viện của tâm hồn, để nghe những nỗi đau và sự khôn ngoan của
họ, những kinh nghiệm của họ và sự thật trong con người họ, để từ đó đưa sự
khôn ngoan của chúng ta ra ánh sáng, đặt vấn đề và phát triển nó.
Chính
thinh lặng kiềm chế chúng ta khỏi ước muốn luôn sẵn sàng xuất phát những ý tưởng
trống rỗng và những bình luận ác nghiệt từ con người ích kỷ của chúng ta.
Luật
[Thánh Biển Đức] dạy rằng, “Có câu chép rằng, trong lúc thao thao bất tuyệt anh
sẽ không tránh được sự tội.”
Chúng
ta được đòi hỏi, mời gọi, để từ bỏ những thoả mãn quá thường tình nơi những
chuyện thế tục khi mà chúng ta có những bắt bẻ sắc bén, những phê bình chanh
chua, những cám dỗ không thành thật, và những điều này thường đi kèm với những
lời nói ba hoa trống rỗng thiếu suy tư, những lời nói lãng phí đi chiều sâu của
cuộc sống.
Trong
Đan Viện của Tâm Hồn, chúng ta được thách thức để thay thế tất cả những tư tưởng
trống rỗng bằng chiều sâu của sự suy niệm, sự thanh thản của ý nghĩ, và sự sáng
tỏ của hiểu biết sâu sắc mà qua đó chính sự thinh lặng lại mang đến sự thức tỉnh
cho một linh hồn đang mong mỏi sự thinh lặng đó đến - trong thinh lặng.
Thinh
lặng che chở chúng ta khỏi sự ồn ào của chính mình và chuẩn bị chúng ta cho
công việc của Chúa nơi chúng ta.
Trong
thinh lặng, chúng ta hiểu được chính mình.
Trong
thinh lặng chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa mời gọi chúng ta vượt lên chính
chúng ta, để luôn hướng tới cái gì tốt hơn và hơn thế nữa.
Điều
cốt yếu là trong Đan Viện của Tâm Hồn, không gian dành cho sự thinh lặng được
trân quý và giữ gìn, được tìm kiếm và làm cho linh thiêng, khiến cho đời sống
thiêng liêng có thể phát triển và hưng thịnh nơi chúng ta, nếu không trong
chúng ta chỉ có cỏ lùng bén rễ bằng những lời nói trống rỗng mà thôi.
Trong
cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta dành chỗ cho sự thinh lặng, chúng ta có thời
gian để chữa lành những gì hãy còn âm ỉ nung nấu và đang ẩn nấp ở một chỗ nào
đó trong ta mà đôi khi ngay cả chính chúng ta cũng không biết, nhưng sức mãnh
liệt của những nung nấu âm ỉ này có khả năng thiêu rụi linh hồn chúng ta với nọc
độc của nó theo thời gian.
Như
Luật nhắc nhở chúng ta, “Có câu chép rằng, "Cái lưỡi nắm giữ chìa khoá cho
sự sống và sự chết."
Thinh
lặng là một lá chắn giúp chúng ta thoát khỏi những thúc đẩy bồng bột khiến
chúng ta ngăn cản những thay đổi, hay loại bỏ những thách đố mới, hay bác bỏ những
tư tưởng mới, hay lên án những ý kiến của người khác.
Thinh
lặng là điều khước từ sử dụng hài hước gây tổn thương, lời mỉa mai nhằm làm giảm
giá trị, lời phê phán để hạ phẩm giá của người khác.
Luật
dạy, “Chúng ta tuyệt đối lên án bất kỳ hành động thô bỉ, chuyện tầm phào, và cuộc
trò chuyện nào dẫn tới sự cười đùa.”
Như
vậy, sự thinh lặng mở mang cho chúng ta nhiều triển vọng, đón nhận người khác,
tới nhiều dòng tư tưởng, mà nếu như không có thinh lặng mang tới thì chúng ta
mãi mãi không cảm nhận được.
Chuyển
ngữ từ sách "Đan Viện của Tâm Hồn: Lời Mời Gọi cho Cuộc Sống Đầy Ý Nghĩa
(Monastery of the Heart: An Invitation to a Meaningful Life, Bluebridge, 2011),
của Sơ Joan Chittister, OSB.
của Sơ Joan Chittister, OSB.