Mark Link _ Lời Chúa thứ tư tuần 2 phục sinh

THỨ TƯ _ TUẦN 2 PHỤC SINH
Bài đọc 1
 [Một lần nữa, các tông đồ bị bắt, nhưng Thiên Thần đã giải cứu họ] họ đi vào Đền thờ và bắt đầu giảng dạy (Cv 5,21).
Cuốn sách “Hãy cởi bỏ những thành kiến” là cuốn sách bán chạy nhất trong những năm đầu thập niên 90. Tựa đề đó nhắc nhở chúng ta rằng có ba nhóm kitô hữu trên thế giới: những người vùi đầu trong cát và làm ngơ trước những gì đang xảy ra, những người ngồi trên khán đài và quan sát mọi sự xảy ra, những người xắn tay áo lên và làm cho mọi sự xảy ra. 
Sự nhấn mạnh được đặt vào nhóm thứ ba: không gì có thể ngăn cản họ, ngay cả những đe dọa trừng phạt.
Tôi thuộc về nhóm kitô hữu nào?
Bạn có thể đạt được bất cứ gì, nếu lòng bạn ước ao. Bạn phải ao ước với một sức sống mãnh liệt từ bên trong, sao cho nó có thể tỏa ra và nối kết được với sức mạnh tạo nên thế giới. (Sheila Graham)

Bài Tin Mừng _ suy niệm 1
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16).
Một số người gọi bài học hôm nay là “Kinh thánh trong Kinh thánh.” Sở dĩ như thế là vì nó tóm tắt toàn bộ sứ điệp Kinh thánh, khi khẳng định hai chân lý quan trọng:
Thứ nhất: Thiên Chúa là “Thiên Chúa cứu rỗi.” Một số kitô hữu có ấn tượng quan tâm đến việc kết án hơn là cứu rỗi. Không có gì sai sự thật hơn điều đó.
Thứ hai, sáng kiến của việc Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta được thúc đẩy bởi tình yêu vô biên, một tình yêu khó tin và mầu nhiệm đến nỗi “Thiên Chúa đã ban Con Một Ngài.”
Hình ảnh Thiên Chúa của tôi thế nào? Tôi có khuynh hướng tưởng tượng Thiên Chúa là một người giao công việc hơn là yêu thương ra sao?
Một người vô thần nhìn từ cánh cửa sổ hẹp ở gần Thiên Chúa hơn tín hữu có hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa (Martin Buler).

Bài Tin Mừng _ suy niệm 2
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16).
Khi một người hỏi cụ John Quincy Adams đã 80 tuổi có mạnh khỏe không? Cụ trả lời: “John rất khỏe, cám ơn. Nhưng ngôi nhà ông ta sống thì đổ nát thảm hại. Nhà lung lay trên nền, tường thì rạn nứt, còn mái thì rách nát. Ngôi nhà rung chuyển trước mỗi cơn gió. Tôi nghĩ rằng John Quincy Adams chẳng bao lâu nữa sẽ phải dọn nhà. Nhưng bản thân anh thì vẫn khỏe mạnh. Cám ơn.”
So với niềm tin của John Quincy Adams, niềm tin của tôi ra sao? Tôi có thể làm cho niềm tin ấy vững mạnh hơn bằng cách nào?
Chúng tôi biết rằng nếu ngôi nhà của chúng ta là chiếc lều thân xác bị phá hủy đi, thì chúng ta có một ngôi nhà ở trên trời, một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên tồn tại muôn đời (2Cr 5,1).