THỨ 4 – TUẦN 2
Bài đọc 1
[Giêrêmia đối chất dân chúng về tội lỗi của
họ. Điều này làm họ nổi giận và nói:] “Hãy đến đây ta cùng nhau bàn mưu tính kế
hại Giêrêmia.” (Gr 18,18)

Người cựu chiến binh đưa ra một ý tưởng đáng suy nghĩ: chống lại
những tội ở xa thì an toàn và ít liều lĩnh hơn chống lại những tội ở gần. Đó là
điều đã khiến Giêrêmia không được lòng dân, vì đã dám lên tiếng chống lại những
tội ở trước mắt.
Tôi
chỉ trích “ tội ở xa” của kẻ khác hơn là “tội ở gần” của chính tôi như thế nào?
[Chúa nói:] “Hãy lấy cái
đà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ để lấy các rác trong con mắt
người anh em.” (Lc 6,42)
Bài Tin Mừng _ suy niệm 1
[Chúa Giêsu nói:] “Ai muốn làm lớn giữa anh
em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm
đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vụ.” (Mt 20,26-27)
Chúa Giêsu không đo lường sự lớn lao theo cách của xã hội hiện đại.
Xã hội đo lường sự lớn lao dựa theo ảnh hưởng của quyền lực, của địa vị, của
tiền bạc. Chúa Giêsu coi những thứ đó chẳng quan trọng gì. Ngài đánh giá sự lớn
lao dựa theo phẩm chất phục vụ anh em, như sự phục vụ của y tá đối với bệnh
nhân, của cha mẹ đối với con cái, của chủ nhân đối với khách hàng và người làm
công.
Tôi
có xu hướng đo lường sự lớn lao theo tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn của xã hội hay
của Chúa Giêsu? Tôi có thoải mái khi xét người khác theo tiêu chuẩn này không?
Tại sao?
Thiên Chúa chọn công cụ
của Ngài, đôi khi chúng thật kỳ lạ. Chẳng hạn, Ngài chọn tôi để lèo lái con
thuyền quốc gia qua cơn đại khủng hoảng này. (Abraham Lincoln)
Bài Tin Mừng _ suy niệm 2
[Chúa Giêsu nói:] “Con Người không đến để được
hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”
(Mt 20,28)

Tại
sao người rất trẻ thường sống vị tha cách tuyệt vời?
Cuộc đời bắt đầu như
cuộc tìm kiếm của đứa trẻ mong thành người lớn, và kết thúc như cuộc hành trình
của người lớn tái khám phá mình là trẻ nhỏ. (Laurens Van Der Post).