GDNB _ chữ kiệm

BÀI 3. HỌC TẬP CHỮ KIỆM
tiết kiệm tiền của - sức khỏe - thời giờ
1. Tiết kiệm là gì?
     Tiết là giảm bớt, hạn chế lại.
     Kiệm là dành dụm, không hoang phí xa hoa.
     Tiết kiệm là bạn biết hạn chế đúng mức, biết tiêu pha dè sẻn, không hoang phí xa hoa.
2. Ta phải tiết kiệm những gì?
     Ta phải tiết kiệm trong việc tiêu dùng những tài sản Thiên Chúa ban cho chúng ta, là tiền của, sức khỏe, thời giờ.
A. TIẾT KIỆM TIỀN CỦA:
1. Tiền bạc:
        a. Tiết kiệm tiền bạc là thế nào?
    -  Là đừng làm ít xài nhiều, ăn  tiêu qúa độ, vay công lĩnh nợ để sắm sửa ăn xài “vung tay quá trán”. Tóm lại, đừng xài tiền qúa khả năng kiếm được.
    -  Là tiêu xài điều độ, định số chi theo số thu, chỉ dùng đồng tiền vào những nhu cầu thực sự, và biết để dành phòng lúc túng thiếu.
        b. Có cách nào giúp ta thực hành tiết kiệm không?
     Có những nguyên tác, nếu giữ đúng, sẽ giúp ta tiết kiệm một cách rất hiệu quả. Đó là:
    -  Không mau những gì chưa thực sự cần, dù giá rẻ.
    -  Không mắc nợ nếu không thực sự cần thiết.
    -  Lập sổ thu chi minh bạch, ghi chép kiểm tra hằng ngày.
2. Của cải:
        a. Của cải là gì?
        Của cải là những vật dụng chúng ta sử dụng để sinh sống hằng ngày như nhà cửa, ruộng đất, quần áo, điện nước, sách vở, xe cộ... có của chung như đường xá, công sở..., và của cải riêng như quần áo, sách vở mỗi người...
        b. Ta phải tiết kiệm của cải như thế nào?
    -  Tránh hoang phí của cải: với của chung cần tránh lối suy nghĩ là của chung không cần giữ.
    -  Chỉ dùng khi thực sự cần thiết, điện nước phải khóa lại ngay sau khi dùng.
    -  Không sử dụng cẩu thả, dễ làm hư hỏng đồ dùng. Hãy nhớ câu: “Của bền tại người”.
    -  Tránh những thói quen xấu: vẽ vạch trên bàn học, ghế nhà thờ, nơi du lịch; bẻ hoa cảnh, xả rác bừa bãi
3. Nết xấu nghịch với tính tiết kiệm: Lãng phí.
     Lãng phí có nhiều cách:
        - Lãng phí sức lao động: vì kém tinh thần trách nhiệm, lãng phí nhiều công sức vì tổ chức vụng về, mất nhiều người cho một việc chỉ cần ít người làm.
        - Lãng phí thời giờ: Việc chỉ cần làm cho một ngày, một buổi, lại kéo dài ra đến mấy ngày... chỉ do thiếu chuẩn bị, thiếu tổ chức...
B. TIẾT KIỆM SỨC KHỎE:
     Sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người, bí quyết bảo vệ sức khỏe là sự điều hòa; muốn cơ thể hoạt động điều hòa, mỗi người phải:
        Tiết độ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, giải trí.
        -  Tập luyện cơ thể.
        -  Di dưỡng tính tình.
1.  sống điều độ:
        a.  Về ăn uống:
        -  Chỉ ăn những thức lành mạnh, có sinh tố. Khi ăn cần nhai kỹ, giúp bộ máy tiêu hóa làm việc dễ dàng.
        -  Tránh gia vị mạnh, rượu mạnh, có hại cho việc tiêu hóa. Thuốc lá không bao giờ có lợi cho sức khỏe.
        b.  Về ngủ nghỉ:
        Ngủ, nghỉ đúng giờ giúp cơ thể thư giãn tốt, bài tiết được các chất độc.
                Tránh thức khuya, ngủ nướng chỉ làm mệt cho cơ thể mà thôi. Thức trắng đêm đánh bài là đang tự đầu độc, tự làm giảm thọ.
        c. Về việc làm:
        Làm việc chừng mực, đều đặn theo thời khóa biểu.
        Đừng để nước đến chân rồi mới học cố, làm cố, uống cà phê để thức khuya học bài rồi thi xong là ốm.
2. Tập luyện thân thể:
        Hằng ngày nên đều đặn tập luyện thân thể bằng các môn thể dục thể thao, vừa giúp giải trí và thư giãn vừa rèn luyện sức khỏe.
3.  Di dưỡng tính tình.
        a. Di dưỡng tính tình là gì?
        Là tập luyện cho tinh thần được bình thản trước những kích thích của ngũ quan và những tình cảm xấu, như lo buồn, giận hờn,ghen ghét, oán thù, sợ hãi...
        b. Tại sao phải di dưỡng tính tình?
        Di dưỡng tính tình là việc rất cần thiết vì tinh thần có ảnh hưởng rất lớn trên thể chất. Phiền muộn, lo sợ, ghen ghét, oán thù rất có hại cho sức khỏe vì chúng làm mệt óc, nhói tim, nhức đầu khó tiêu, mất ăn mất ngủ...
        c. Làm thế nào để di dưỡng tính tình?
     Muốn di dưỡng tính tình, ta phải tập luyện cho mình:
        -  Đức Ái: Yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ thù oán hay làm hại mình nữa; Không giận hờn, ghen ghét một ai.
        -  Đức Điềm đạm: bình tĩnh trước mọi biến cố may rủi, mọi kích động... để tìm ra phương án tối ưu. Châm ngôn tạo sức khỏe và hạnh phúc là đừng bao giờ hấp tấp, không bao giờ lo lắng.
C. TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
1.  Đúng giờ là gì?
        Là giờ nào việc nấy, mỗi công việc phải có một số thời giờ qui định và phải lo sắp xếp sao cho công tác được thực hiện úng vào thời gian của nó.
2.  Đúng hẹn là gì?
        Là ta đã kết ước với ai đó sẽ làm việc gì vào lúc nào thì ta có nghĩa vụ phải thực hiện đúng y như thế.
3.  Lợi ích của tính đúng giờ và đúng hẹn:
        Thói quen đúng giờ và đúng hẹn là một cách tự trọng, một thái độ lễ phép đối với người mời ta và với những người cùng được mời. Đúng giờ là bác ái.
4.  Nết xấu nghịch với tính đúng giờ là gì?
        Là sự trễ nải, đến trễ về sớm, hoặc không giữ đúng điều đã kết ước.
5. Tai hại của sự trễ nại là gì?
        Người không đúng giờ gây hại cho mọi người và cả chính mình:
        -  Cho mọi người: một phút trễ giờ làm cho công việc của mọi người phải hoãn lại một phút.
        -  Cho chính mình: người thường trễ giờ cũng tự làm mất sự tín nhiệm của mọi người nơi mình.
6.  Bí quyết giữ đúng giờ đúng hẹn:
        a. Có thời khóa biểu: mỗi giờ trong ngày đều được bố trí vào những công tác mạch lạc, hợp lý và giữ nghiêm túc.
        b. Có sổ Agenda để ghi những việc phải làm.
      c. Có sắp xếp , chuẩn bị trước cho những công việc quan trọng. Sách trung dung có câu: “Phàm việc gì, có sắp xếp trước thì thành tựu, chẳng dự bị thì hỏng hết. Lời nói định trước thì không khốn quẩn, nết hạnh định trước thì khỏi lỗi lầm”.

bài 9. học tập chữ nhân