Hiển thị các bài đăng có nhãn xmas. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xmas. Hiển thị tất cả bài đăng

Lễ Giáng Sinh _ khởi đầu của hòa bình

Sinh nhật của Chúa là khởi đầu của hòa bình
Con Thiên Chúa uy nghi cao cả đã chẳng coi khinh tình trạng trẻ thơ. Với thời gian, trẻ thơ đã lớn, đã đạt tới mức trưởng thành. Sau khi Người đã được chiến thắng hoàn toàn nhờ cuộc thương khó và phục sinh, thì tất cả mọi hành động của kiếp người hèn hạ Người đã chấp nhận vì yêu thương chúng ta, đã trở thành quá khứ. Tuy nhiên, ngày lễ hôm nay nhắc lại cho chúng ta những biến cố đầu tiên của Đức Giê-su sinh làm con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.

Sống đức tin _ lễ Giáng Sinh


LỄ GIÁNG SINH
Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus. Thượng Đế đã gửi con yêu quý của mình xuống thế để chuộc tội và mang lại tình thương, hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại. Tuy là lễ riêng của tín đồ Cơ Đốc Giáo, nhưng hầu như mọi người đều trân trọng, chung vui.

Lời Chúa tuần Lễ Hiển Linh


LỜI CHÚA TUẦN LỄ HIỂN LINH

Lễ Giáng Sinh _ giữ lời hứa với Chúa Hài Đồng


 GIỮ LỜI HỨA VỚI CHÚA HÀI ĐỒNG
Giáng sinh là nguồn cảm hứng không bao giờ múc cạn. Trong lịch sử nhân loại từ 2.000 năm qua đã có vô số câu chuyện kể về ngày Giáng Sinh. Tựu trung hầu hết những câu chuyện Giáng Sinh đều xoay quanh những đề tài về lòng quảng đại, sự san sẻ, bởi vì ý nghĩa của lễ Giáng Sinh chính là sự trao tặng. Do đó, chuyện Giáng Sinh cũng thường là chuyện tử tế. Trong bầu khí Giáng Sinh, xin được kể hầu quí vị câu chuyện sau đây từ một linh mục người Mỹ ghi lại:

Năm đức tin _ niềm tin người ngoại đạo

Niềm tin người ngoại đạo
VRNs (27.12.2012) – Sài Gòn - Giáng Sinh luôn có điều gì đó kỳ diệu mà người ta khó có thể diễn tả một cách trọn vẹn. Theo thiển ý của tôi, điều kỳ diệu đó rất có thể là NIỀM TIN. Vì niềm tin vô hình và trừu tượng nên khó nhận biết, khó nhận biết nên khó diễn tả. Ngay cả những người không có niềm tin tôn giáo hoặc vô thần cũng vẫn có niềm tin, nhất là khi người ta cảm thấy bất lực, đành thúc thủ, người Công giáo gọi niềm tin đó là Đức Tin.

Tìm hiểu Lời Chúa Lễ Giáng Sinh _ lễ đêm

LỄ GIÁNG SINH
(Lễ Đêm)
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
BÀI ĐỌC 1: Is 9,1-6
            1 Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. 2 Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt,như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm.3 Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Ma-đi-an. 4 Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa.

Lễ Giáng Sinh _ sứ điệp từ hang Bêlem

Sứ điệp từ hang Bêlem  
Mỗi khi gió mùa đông bắc thổi, tôi cảm thấy năm tháng qua nhanh. Năm cũ trôi qua, năm mới sắp tới. Trong niềm háo hức đón chào năm mới tôi thường băn khoăn tự hỏi: tôi phải làm gì để năm mới nay trở thành những ngày tháng tươi vui? Làm sao để năm mới này là thời gian hạnh phúc? Làm sao để năm mới này chan chứa hồng ân của Thiên Chúa?

Lễ Giáng Sinh _ đình chiến Giáng Sinh

Cuộc đình chiến Giáng Sinh năm 1914  

Lễ Giáng Sinh _ hang đá Bêlem

Thăm hang đá Bê Lem

Nơi Chúa Giêsu sinh ra 2000 năm trước

Lời Chúa tuần bát nhật Giáng Sinh


LỜI CHÚA TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH

Suy niệm hạnh thánh _ 06/12

Thánh NICHOLAS
(c. 350?)
Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ

Lễ Hiển Linh

LỜI CHÚA TUẦN LỄ HIỂN LINH

Mark Link _ Lời Chúa lễ Giáng Sinh (ban ngày)

Ngày 25/12
Bài đọc 1
Ngôi Lời đã trở lên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,14)
Một ngày Giáng sinh trong thế chiến thứ hai, có một gia đình trẻ đang ở ngoài trời nặn hình người bằng tuyết. Đột nhiên, một chiếc máy bay ngang qua trên đầu họ. 

5 phút cho Chúa _ Đức Giêsu, Ngôi Lời làm người


25/12/11 chúa nhật
Chúa Giáng Sinh
Ga 1,1-18
đức giêsu, ngôi lời làm người
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” (Ga 1,14)

Mark Link _ Lời Chúa lễ sáng 24/12

Ngày 24/12
Bài đọc 1
[Thiên Chúa hứa với Đavít:] “Vương quyền của ngươi sẽ kiên cố mãi mãi, ngai vàng ngươi sẽ vững bền thiên thu.” (2S 7,16)
“Lạy Chúa là Cha đầy tình yêu thương, xin giúp chúng con nhớ đến cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, để chúng con có thể chia sẻ trong bài ca của các thiên thần, niềm vui của các mục đồng và tâm tình thờ phượng của các đạo sĩ. Ước gì ngày Giáng sinh làm cho chúng con hạnh phúc vì được làm con cái Chúa, và đêm Giáng sinh đưa chúng con vào giấc ngủ với lòng biết ơn, tha thứ và được tha thứ, nhờ Chúa Giêsu. Amen.” (Robert Louis Stevenson).

Lễ Giáng Sinh _ ngạc nhiên


NGẠC NHIÊN
Tại miền Nam nước Pháp, có một máng cỏ khá nổi tiếng. Trong số các nhân vật đứng và quì nơi máng cỏ này, du khách thường chú ý tới một con người nhỏ bé với hai bàn tay trống trơn và mở rộng, nhưng gương mặt lại để lộ một vẻ ngạc nhiên khó mà diễn tả nổi. Vì thế, người ta đã đặt cho nhân vật này cái tên gọi là Ngạc Nhiên. Dân địa phương thường giải thích về sự ngạc nhiên của anh bằng một mẩu chuyện như sau:

Lễ Giáng Sinh _ con người

CON NGƯỜI
Ngày nay, con người là một vấn đề được chú ý nhiều nhất. Càng ngày những công trình bác ái càng được phát huy sâu rộng. Càng ngày người ta càng cảm thấy sự tôn trọng và thăng tiến con người là một yếu tố cần thiết làm nên văn minh, cũng như làm cho dân giàu nước mạnh. Lý tưởng mà con  người mơ ước và theo đuổi mỗi ngày một cao đẹp và phong phú hơn. Từ đó, chúng ta đi vào mầu nhiệm giáng sinh.
Thực vậy, với mầu nhiệm giáng sinh, thì yếu tố con người cũng là yếu tố hàng đầu. Bởi vì cái giá mà Thiên Chúa đã trả để giải quyết vấn đề con người chứng tỏ con người thực là quan trọng. Đúng thế, trong kinh Tin Kính chúng ta vốn hằng tuyên xưng: Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế.
Theo thánh Gioan diễn tả, thì Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể. Thiên Chúa đã xuống thế, mặc lấy thân phận con người, hoà mình vào những thực tại của kiếp người. Và để chia sẻ cuộc sống con người, Ngài đã trở nên giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Thiên Chúa đã bước xuống phận con người, để con người được tiến lên ngôi Thiên Chúa.
Ngài đã cùng với những người thành tâm thiện chí phấn đấu đẩy lùi những gì là xấu xa và phát huy những gì là tốt đẹp, xứng với phẩm giá con người.
Như thế, con người chính là đối tượng của mầu nhiệm giáng sinh, chính vì mỗi người chúng ta mà Ngài đã đến, đến để giúp chúng ta tìm được hạnh phúc ở đời này và đời sau. Hơn thế nữa, cũng chính vì con người mà Ngài đã đổ ra cho đến giọt máu cuối cùng trên thập giá, để cứu chuộc chúng ta, tha thứ cho chúng ta, trả lại cho chúng ta địa vị làm con cái Chúa, đã mất đi vì tội lỗi và cho chúng ta được thừa hưởng phần sản nghiệp Nước Trời.
Mỗi khi chúng ta giúp đỡ người khác, nhất là những người nghèo túng và khổ đau, thì đó là chúng ta đã cộng tác với Chúa, hay nói một cách mạnh mẽ hơn, thì đó là chúng ta đã giúp đỡ cho chính Chúa vậy.
Cái nhìn lạc quan trên đây giúp chúng ta phấn khởi để cùng nhau tích cực góp phần giải quyết vấn đề con người hôm nay, nhất là những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Nếu chúng ta biết rằng vấn đề con người là quan trọng đến nỗi chính Thiên Chúa đã phải dấn thân, đã phải nhập cuộc để giải quyết, thì bất cứ ai thiện chí góp phần vào đều đáng được kể là cộng tác với Thiên Chúa, dù người đó không cùng một quan điểm, không cùng một niềm tin với chúng ta.

Lễ Giáng Sinh  


Tu đức _ cầu nguyện trước Chúa Hài Đồng

CẦU NGUYỆN TRƯỚC CHÚA HÀI ĐỒNG
1. Một việc tôi cho là rất quan trọng, khi mừng Chúa Giáng Sinh, đó là cầu nguyện. Cầu nguyện này được gợi ý từ Kinh Thánh. Kinh Thánh soi sáng cho tôi biết: Chúa Giáng Sinh nhắm mục đích được ở với loài người (x. Mt 1,23).
Nhờ soi sáng đó, tôi hiểu Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ đợi mỗi người chúng ta hãy đón Người về căn nhà của mình. Nhà mà Người muốn đến thăm không phải là căn nhà vật chất, mà là tấm lòng của mỗi người chúng ta.
Với nhận thức như trên, tôi cầu nguyện với Chúa một cách hồn nhiên, “Lạy Chúa, xin mời Chúa đến căn nhà của con. Căn nhà của con là một tấm lòng hèn mọn. Xin Chúa ở lại đó. Xin Chúa coi đó như là căn nhà Chúa ngự”.
Tôi cầu nguyện như thế với tất cả tâm tình khao khát đợi chờ.
Tôi tin Chúa sẽ nhận lời tôi. Và, thực sự Chúa không chê bỏ ý nguyện chân thành tha thiết của tôi. Tôi nhận được sự trả lời của Chúa qua cuộc trao đổi thân thương trong nội tâm sâu thẳm.
Chúa nói, tôi trả lời. Tôi nói, Chúa trả lời. Nói và trả lời như những bước đi nhẹ nhàng của hai tình yêu, mặc dầu hai tình yêu ấy rất khác nhau.
Tôi xin ghi lại ở đây vắn tắt những bước đi nhẹ nhàng đó.
2.
Trước hết, Chúa cho tôi biết: Để đón Chúa vào căn nhà của tôi, thì căn nhà đó phải sạch sẽ.
Lời Chúa dạy làm tôi nhớ lại những gì thánh Gioan Tiền Hô đã giảng về bổn phận sám hối và sửa mình để đón Chúa (x. Lc 3,4-6).
Ơn Chúa dắt tôi xem lại căn nhà của tôi, tôi thấy căn nhà đó không sạch sẽ chút nào. Lý trí không sạch, ý muốn không sạch, trí nhớ không sạch, trí vẽ không sạch, tình cảm không sạch, giác quan không sạch.
Cảnh tội lỗi trong tôi khiến tôi khiêm tốn. Sự khiêm tốn đã giúp thánh vương Đavít cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm” (Tv 50,3). “Xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ” (Tv 50,12).
Tôi cũng mượn lời trên đây của thánh vương Đavít để tỏ bày sự sám hối của tôi. Hơn nữa, tôi còn dựa vào lời khuyên của thánh Phêrô mà thưa với Chúa rằng: “Xin Chúa dùng máu châu báu của Chúa đã đổ ra, mà cứu chuộc con khỏi tội lỗi” (x. 1 Pr 1,19).
Khi tôi thưa với Chúa những lời trên đây, tôi nhận ra sự thực này: Làm cho tâm hồn mình nên sạch sẽ không chỉ là việc của thiện chí mà thôi, nhưng còn phải nhờ vào ơn Chúa. Tôi phải nhờ vào ơn Chúa, đó mới là yếu tố chính. Tôi dâng nhận định ấy lên Chúa. Tôi cảm nhận được sự dâng lên đó được Chúa đoái nhận như một của lễ đẹp lòng Chúa. Tôi cảm thấy Chúa gần lại sát bên tôi.
3.
Chúa cho tôi biết thêm ý Chúa: “Căn nhà sạch sẽ là một điều kiện tốt. Nhưng để Chúa đến và ở lại trong đó, tôi phải tỉnh thức”.
Lời nhắn bảo vắn tắt về tỉnh thức gói ghém rất nhiều điều Chúa đã dạy trong Phúc Âm. Được Chúa cho biết: Chúa sẽ đến căn nhà của tôi vào lúc bất ngờ. Chúa cũng sẽ đến đó dưới nhiều hình thức bất ngờ. Bất ngờ, nghĩa là Chúa đến không theo giờ tôi định cho Người, mà theo giờ nào Chúa muốn. Bất ngờ, nghĩa là Chúa đến không theo hình thức mà tôi tưởng, như dưới hình thức cao sang, nhưng dưới hình thức mà chính Người chọn, có thể như dưới hình dạng của một người thân thương, hay như một biến cố thảm thương.
4.
Tôi hiểu sự tỉnh thức mà Chúa nhắn bảo là điều kiện xác đáng và rất quý giá. Nhưng, khi nhìn vào chính mình, tôi thấy mình quá yếu đuối.
Tôi nhớ lại các tông đồ Chúa tối ngày thứ Năm Tuần thánh. Sau khi được chịu chức thánh và được dự thánh lễ tiệc ly, với bao nhiều điều Chúa dặn dò tâm huyết, các ngài đã cùng với Chúa vào vườn Cây Dầu. Ở đó Chúa yêu cầu các ngài hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Nhưng các ngài đã ngủ. Không phải vì các ngài không muốn vâng lời Chúa. Nhưng vì các ngài quá yếu đuối, không sao cưỡng lại được nhu cầu nặng nề của thân xác.
Tôi lạm phép đưa ra trường hợp yếu đuối trên đây của các tông đồ, để thưa với Chúa về sự yếu đuối của tôi. Sự yếu đuối của tôi còn nặng nề và đáng trách hơn sự yếu đuối của các tông đồ. Sự yếu đuối của tôi là một thứ bệnh tật rất khó trị, hầu như không thể chữa khỏi. Tôi sực nhớ lời Chúa phán: “Người khoẻ mạnh không cần đến thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Lc 9,12). Lời Chúa cho tôi niềm tin vào lòng xót thương Chúa. Với niềm tin vững vàng, tôi xin Chúa đến chữa trị bệnh thiếu tỉnh thức của tôi. Tôi vui mừng được Chúa thương chữa trị. Chữa trị của Người là sự tha thứ đầy xót thương.
Trong giây lát, tôi cảm nhận được Chúa chính là Đấng Cứu độ. Người là Đấng giàu lòng thương xót. Người đi vào tâm hồn tôi một cách âm thầm.
5.
Dần dần tôi cảm thấy trong tôi một thứ lửa thiêng bừng cháy. Tôi nhớ lại lời Chúa phán xưa: “Ta đến đem lửa vào mặt đất. Và Ta những ước mong phải chi lửa ấy bùng lên” (Lc 12,49).
Lửa ấy bừng cháy trong tôi làm cho tôi xác tín: Tôi được Chúa thương, tôi được Chúa cứu, tôi được Chúa gọi, tôi được Chúa sai đi, Chúa chính là Tin Mừng của tôi.
Để đáp lại tình Chúa xót thương vô vàn, tôi chỉ biết thưa với Chúa rằng: “Này con xin đến, để làm theo ý Chúa” (Dt 10,9).
Lời cầu xin phó thác ấy được Chúa trả lời tôi: Ý Chúa về tôi là tôi hãy tiếp tục ơn gọi của Đấng Cứu thế, đó là sống như một của lễ. Của lễ đó sẽ âm thầm, như lời Chúa phán xưa: “Thầy bảo thật các con, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, mà không thối đi, nó sẽ trơ trọi một mình. Còn nếu nó thối đi, nó mới sinh ra nhiều hạt khác” (Ga 12,24).
6.
Trên đây là chia sẻ của một người yếu đuối. Thiết tưởng nó thích hợp với mọi người bé mọn. Nó là một kỷ niệm cho tôi. Nó là một nhắn gởi cho những người bé mọn Chúa thương.
Chúa Giáng sinh sẽ đến và ở lại trong lòng mỗi người chúng ta. Miễn là chúng ta biết đón nhận Người. Người sẽ làm cho những người yếu đuối bé mọn trở thành nhân chứng tình yêu của Người. Người sẽ đưa chúng ta về Nhà Cha bằng con đường đơn giản là gắn bó mật thiết với Người.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu, để cùng với Người, trong Người và nhờ Người, chúng ta phục vụ yêu thương theo chương trình cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa, xin thương đến thăm con và ở lại trong con.
ĐGM GB Bùi Tuần

Lễ Giáng Sinh  

Lễ vọng GS _ Thiên Chúa ở cùng chúng ta

THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
Đỉnh cao của lòng thương xót, của ơn cứu độ, là việc Chúa xuống thế làm người, là ở cùng chúng ta.
Lm. HK

Suy tư Giáng Sinh _ Hêrôđê

HÊRÔĐÊ
Những ngày qua, các bạn đã nghe những lời êm ái, tôi sợ rằng các bạn ngủ quên đi mất. Tôi muốn đánh thức các bạn. Ít ra là những ai đồng quan điểm với tôi. Các bạn đã nghe nhiều người kể lại về những điều họ đón nhận được nơi Giêsu. Chưa nghe ai nói đến những điều phiền toái mà Giêsu đã mang đến. Một trong những người bị rắc rối từ khi Giêsu sinh ra, đó là tôi: Hêrôđê.
Người đạo sĩ lúc nãy nói rằng người ta dễ thức tỉnh vì quyền lợi hơn là vì niềm tin, ông tưởng rằng đó là một khám phá độc đáo. Thực ra, điều đó chẳng có gì lạ, rất bình thường nữa là khác. Tôi đã thức tỉnh vì quyền lợi, đúng như vậy, và tôi cũng chẳng cần phải giấu giếm chuyện đó.
Tôi là vua, nhưng không phải là một ông vua cha truyền con nối, mà nhờ sự phấn đấu của chính bản thân tôi. Các bạn còn nhớ chứ? Chính tôi là người đã cho trùng tu đền thờ Giêrusalem: Đấy! tôi là một nhân vật có uy tín trong giáo quyền, cũng như trong chính quyền.
Tóm lại, tôi thuộc loại người thực tế, biết mình muốn gì, biết mình cần đi đến đâu, và đủ thông minh để gạt bỏ mọi trở ngại trên đường mình đi.
Bây giờ tôi nói đến chuyện Giêsu sinh ra.
Có mấy đạo sĩ đến nói cho tôi biết rằng họ đã nhận ra dấu hiệu của vua dân Do thái mới sinh ra. Vị vua này là đấng Mêssia mà các tiên tri đã từng loan báo. Thú thật, tôi không tin nổi chuyện này. Vì lời loan báo của tiên tri Isaia đã có cách đây 700 năm rồi. Biết bao nhiêu thế hệ chờ đợi, mà có thấy gì đâu. Vậy thì không có lý gì ngày hôm nay đấng Messia lại xuất hiện.
Vả lại, thời buổi này đang là lúc ổn định. Chúng tôi bị người La Mã đô hộ thật đấy, nhưng thời gian khó khăn lúc đầu đã qua rồi, bây giờ thì người ta đã quen. Ngoài món thuế phải nộp thường xuyên cho Rôma, nói chung, đời sống dân chúng cũng thoải mái, mọi sinh hoạt đều bình thường. Trừ một vài nhóm Zélote ngông cuồng quá khích, còn lại số đông dân chúng chỉ muốn yên thân làm ăn sinh sống. Chẳng ai hoài công trông chờ một Đấng Giải Phóng làm chi nữa. Hiện trạng của xã hội thời tôi là thế đó. Với cương vị là vua, là người lãnh đạo, tôi muốn duy trì tình trạng ổn định đó. Vậy mà mấy ông đạo sĩ ở đâu đến đã làm rối beng hết mọi sự. Dân chúng bắt đầu phao tin đồn nhảm. Cuộc sống yên hàn ở Giêrusalem bắt đầu rục rịch xáo trộn. Nhiều người đã ngồi mơ tưởng đến những chuyện viễn vông, và tệ hơn nữa, có người đã dám nhỏ to về ngôi vua của tôi.
Trước tình hình đó, tôi phải làm một cái gì để dập tắt những mầm mống phản loạn. Các bạn còn nhớ chứ? Tôi đã ra lệnh giết các đứa bé từ hai tuổi trở xuống trong phạm vi Bêlem. Với cái chết của chúng, dư luận bất lợi cũng tiêu tan. Có thể sẽ có người cho tôi là tàn ác, khát máu, khi ra lệnh giết các trẻ em vô tội. Câu trả lời của tôi là thế này: “thà rằng một số đứa con nít hy sinh còn hơn là để sống sót những mầm móng sẽ gây rối loạn cho cả xã hội Do Thái sau này.”! Đạo đức và những tình cảm nhỏ nhặt đôi khi phải nhường bước cho sự tính toán khôn ngoan, nhất là trong cái nhìn của một người có trách nhiệm lãnh đạo như tôi.
Các bạn là những người bị Giêsu lôi cuốn, nên có thể sẽ cho rằng tôi sai lầm khi không đón nhận Giêsu, tôi mù quáng vì đã không chịu đến gặp Giêsu để được đổi mới cuộc đời...
Coi chừng các bạn đang nói chuyện lý thuyết đấy: Thử đặt vào địa vị của tôi, các bạn sẽ thấy. Đến với Giêsu, có nghĩa là rời bỏ cung điện của mình. Đi theo mấy tên đạo sĩ kia, có nghĩa là phải chấp nhận Giêsu là vua dân Do Thái, thế ngai vàng của tôi hiện giờ thì sao?
Rõ ràng là việc Giêsu sinh ra đã gây cho tôi nhiều rắc rối. Cũng như bao nhiêu lần gặp khó khăn khác, tôi phải suy nghĩ và chọn lựa: Một là Giêsu, hai là chính mình. Tôi đã quyết định dứt khoát: tôi đã chọn chính mình.
Các bạn thấy rằng cuối cùng tôi đã gạt câu chuyện giáng sinh sang một bên. Và nếu cần, tiếp tục thực hiện một vài biện pháp mạnh để dập tan những rắc rối có thể có.
Các bạn hãy tin tôi đi. Đừng bị lệ thuộc vào những tình cảm vụn vặt, hãy biết suy tính khôn ngoan trong cuộc sống, và các bạn sẽ thành công. Tôi đã sống như thế và tôi đã thành công.
LỜI ĐÚC KẾT
Hêrôđê đã sống như vậy và ông đã thành công. Quả thật ông đã ngồi vững trên ngai vàng cho đến chết. Nếu chúng ta hiểu sự thành công theo quan điểm của ông, thì Đức Giêsu đã thất bại, thất bại một cách chua cay: Ngài đã được gì? Tiền tài? Không!! Danh vọng? Không!! Chức tước? Không!! Ngai vàng của Ngài là thập giá.
Vấn đề của Hêrôđê cũng là vấn đề của chúng ta: chọn lựa chính mình làm vua hay chọn Đức Giêsu làm vua. Ngài vẫn còn đó và gọi mời, nhưng lời kêu mời của Ngài cũng nhè nhẹ như tiếng hát của thiên thần đêm Noel, mơ hồ như ánh sao của đạo sĩ lúc ẩn lúc hiện: một lời kêu mời vừa đủ rõ để chúng ta đón nhận nhưng không trói buộc chúng ta nên chúng ta có thể gạt qua một bên, như Hêrôđê.
Dù sao, những câu chuyện được nghe đều mang âm hưởng của cuộc sống hôm nay. Ngày hôm nay, vẫn còn những con gái của chủ quán, ý thức rằng mình đang thiếu thốn một cái gì chưa thể đặt tên, rồi thức giấc trong đêm hướng lòng về hài Nhi để nhận lấy ánh sáng và nụ cười. Ngày hôm nay, vẫn còn những “con lừa” đến bên cạnh Hài Nhi để phục vụ, rồi dần dà thông cảm yêu thương anh em mình, những người “có sừng” nhưng tốt bụng. Ngày hôm nay, vẫn còn những đạo sĩ thứ nhất, những người tin tưởng vào Đức kitô, bước về với Ngài qua những tháng ngày đen tối, qua những tâm trạng trống rỗng và nguôị lạnh, nhưng chắc chắn rằng Ngài sẽ trung thành chờ đón ở cuối đường. Và ngày hôm nay cũng vẫn còn không ít Hêrôdê, những người đã gạt câu chuyện Giáng Sinh của Giêsu qua một bên, và nếu cần, thực hiện một vài biện pháp mạnh để đập tan những tiến rên la nho nhỏ trong lòng, để tránh những phiền toái của cuộc đời.
Trong mùa Giáng-Sinh này, chúng ta sẽ là ai? Là con gái chủ quán? Là con lừa bên máng cỏ? Là người đạo sĩ thứ nhất hay chúng ta là Hêrôđê? Và tùy thuộc ở câu trả lời của một người mà niềm vui Giáng Sinh có đến với chúng ta hay không.
Đúng là niềm vui Giáng Sinh đã được ban cho, nhưng chúng ta cần phải đến với cõi lòng trống rỗng như người đạo sĩ thứ tư thì mới còn chỗ để cho niềm vui Giáng Sinh lấp đầy. Có như thế thì lời loan báo cho mục đồng mới trở nên lời loan báo cho chúng ta: “Này, ta đem đến cho các ngươi một niềm vui to tát: hôm nay Đức Kitô đã sinh ra cho các ngươi.” (Lc 2, 10).
Vâng, cho chúng ta! Cho mỗi một người trong chúng ta!
Trần Duy Nhiên