Hiển thị các bài đăng có nhãn tn31a. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tn31a. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cntn 31a _ các bài suy niệm

CÁC BÀI SUY NIỆM
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN – A
Lời Chúa: Ml. 1,14b – 2,2b.8-10; 1Tx. 2, 7b-9.13; Mt. 23, 1-12

Lời Chúa cntn 31a _ đầy tớ

ĐẦY TỚ

Ba người Kitô hữu đang thảo luận với nhau về những bản dịch Thánh Kinh mới xuất bản gần đây. Một người nói: “Tôi thích bản dịch Phúc âm của The New English Version. Nó dễ đọc hơn những bản dịch cũ. “Người thứ hai thêm ý kiến: “Tôi lại thích bản dịch của The New Jerusalem Bible. Nó hiện đại hoá ngôn ngữ mà không mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh”. Người thứ ba trả lời: “Tôi biết một bản dịch hay nhất. Đó là bản dịch của mẹ tôi. Bà đã chuyển dịch Thánh Kinh vào trong đời sống, và đó là bản dịch có sức thuyết phục nhất mà tôi chưa bao giờ thấy. Mẹ tôi là một con người đầy tình thương luôn luôn để tâm tới những nhu cầu của người khác một cách nghiêm chỉnh. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm khi Ngài sống trên trái đất”. Với ý kiến này, tất cả ba người đều đồng ý như vậy!

Một chút suy tư _ hai chữ "hơn người"

HAI CHỮ ‘HƠN NGƯỜI’
Tác hại nguy hiểm nhất của hai chữ "hơn người" là làm cho tôi quên "làm người".
Lm. HK

Mark Link _ Lời Chúa cntn 31

TUẦN 31 – CHÚA NHẬT
Tin Mừng Năm A
[Chúa Giêsu khiển trách các người Biệt phái và các kinh sư,] “Họ nói mà không làm… Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” (Mt 23,3. 5)
Một viên thiếu tá mới về nhậm chức thấy một binh nhì xuất hiện ở cửa. Để tạo ấn tượng đối với người lính, viên thiếu tá nói: “Vào đây, tôi sẽ làm việc với cậu sau khi tôi trả lời điện thoại.” Rồi ông ta nói qua điện thoại: “Vâng, thưa đại tướng, rất vui mừng được nghe giọng nói của ngài. Tôi có thể giúp gì cho ngài?” Ngưng một lát, viên thiếu tá nói tiếp: “Được, thưa đại tướng, tôi sẽ gọi điện cho tổng thống trong vòng một giờ nữa.” Nói xong, ông ta hỏi người lính đang căng thẳng nhìn xuống sàn nhà: “Sao, tôi có thể giúp gì cho cậu?” Không ngước lên, người lính thì thào: “Trung sĩ sai tôi đến đây để giúp ngài liên lạc điện thoại.”

Lời Chúa cntn 31a _ sống chân tình

SỐNG CHÂN TÌNH

Chuyện kể rằng: Ngày kia, nữ hoàng Saba gởi đến vua Salomon hai bó hoa rất giống nhau, để thử xem sự khôn ngoan của ông tới đâu. Đó là một bó hoa thật và một bó hoa giả. Nhà vua bèn mở cửa sổ, cho bầy ong bướm bay vào. Tức thì các chú ong và các nàng bướm liền sà ngay xuống những bông hoa thật.

Lời Chúa cntn 31a _ là anh em với nhau


LÀ ANH EM VỚI NHAU
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay có thể làm cho ta bị sốc. Đức Giêsu bảo ta đừng để ai gọi mình là thầy, vì chỉ có một Thầy là chính Ngài. Cũng đừng gọi ai là cha, vì chỉ có một Cha là Thiên Chúa trên trời. Vậy mà ta vẫn gọi nhiều vị trong Hội Thánh là cha, là Đức Thánh Cha, là giáo phụ, thượng phụ, viện phụ... Ta có làm sai lời Chúa dạy không? Ta có phải hiểu theo nghĩa đen lời của Đức Giêsu không?

Lời Chúa cntn 31a _ nói và làm

NÓI VÀ LÀM

Qua đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc kết án bọn biệt phái và luật sĩ là những người lãnh đạo tôn giáo trong dân Do Thái. Thế nhưng, biết đâu những lời kết án nghiêm khắc ấy cũng được gửi đến cho mỗi người chúng ta, bởi vì những khuyết điểm của họ cũng là những khuyết điểm của mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc.

Lời Chúa cntn 31a _ bí quyết trở nên người cao cả

BÍ QUYẾT TRỞ NÊN NGƯỜI CAO CẢ

(Trích trong ‘Cùng Đọc Tin Mừng’)
Đã là người, ai cũng muốn nâng mình lên, muốn khẳng định mình, muốn nâng cao giá trị bản thân. Tại sao mọi người đều cùng có chung một khát vọng như thế?

Lời Chúa cntn 31a _ quyền bính để phục vụ

QUYỀN BÍNH ĐỂ PHỤC VỤ

Lời Chúa hôm nay thật mạnh mẽ, khiến ta bàng hoàng, chới với. Phải chăng Chúa muốn phá đổ tất cả những cơ chế trong xã hội và trong Giáo Hội? Phải chăng tất cả chúng ta đều sai lầm? Có lẽ không nên hiểu theo nghĩa đen của mặt chữ nhưng phải hiểu theo tinh thần. Qua chân lý: Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em, Chúa muốn dạy ta phải sống những quan hệ với xã hội theo một tinh thần mới gồm 3 khía cạnh sau đây.
1- Mọi người đều bình đẳng. Mọi người bình đẳng trong xã hội vì tất cả đều là người. Là người như nhau nên phải được kính trọng như nhau. Cũng thế, mọi người bình đẳng trước mặt Chúa. Vì mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Cùng là hình ảnh Thiên Chúa, nên mọi người phải kính trọng nhau. Mọi người đều là con của Cha trên trời và đều là anh em với nhau. Nên mọi người đều phải vâng phục Thiên Chúa và yêu thương anh em chung quanh mình.
2- Chức vị chỉ là một phân công. Một xã hội phải có tổ chức. Có tổ chức nên có nhiều công việc. Phân công để công việc chung được trôi chảy. Hơn nữa phải hiểu rằng mọi quyền lực đều đến từ Thiên Chúa. Làm cha mẹ là được thông phần vào quyền làm Cha của Thiên Chúa. Làm người lãnh đạo là được dự phần vào quyền cai trị của Thiên Chúa. Con người không tự mình chiếm đoạt được chức vị, nên phải khiêm nhường nhận biết ơn Chúa ban vì lợi ích của tập thể.
3- Chức vị là để phục vụ. Hãy nhìn vào một gia đình. Trong gia đình cha mẹ là quan trọng nhất, là người điều khiển gia đình. Nhưng chính cha mẹ lại phục vụ nhiều nhất. Cha lao động vất vả. Mẹ cực nhọc chăm sóc con thơ. Nhìn bề ngoài cha mẹ không khác người giúp việc. Nhưng cha mẹ điều hành gia đình trong khi phục vụ con cái thơ dại. Cha mẹ đã dùng quyền để yêu thương và phục vụ. Cũng thế, người có nhiệm vụ trong Giáo Hội và trong xã hội phải là người có lòng yêu mến anh em. Chu toàn nhiệm vụ với tình yêu thương sẽ giúp ta biết phục vụ bằng chức vụ của mình.
Không ở đâu ta có thể tìm gương mẫu cho những lời Chúa dạy hôm nay bằng tìm nơi chính Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể đưa ta về phòng Tiệc Ly, nơi Chúa ăn bữa tối cuối cùng với các môn đệ. Trong khi ăn, Chúa đứng dậy, cầm chậu nước đi rửa chân cho từng môn đệ. Rồi Chúa nói: “Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân nhau. Thầy đã làm gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em?” (Ga 13,12b-15). Quyền bính để phục vụ. Không còn minh họa nào sinh động hơn. Không còn giải nghĩa nào sáng tỏ hơn hình ảnh Chúa quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Không còn lệnh truyền nào thuyết phục hơn, vì chính Chúa đã làm gương trước.
Bí tích Thánh Thể cho ta thấy sự hiến thân phục vụ của Chúa Giêsu. Trở thành tấm bánh là để trở thành lương thực nuôi con người. Không trở thành một tượng đài uy nghi để mọi người cung kính. Không trở thành một trang sức quý giá để mọi người trân trọng. Nhưng trở thành tấm bánh để phục vụ con người. Trở thành lương thực là trở thành những gì gần gũi nhất. Trở thành lương thực là chấp nhận phục vụ sự sống: chịu nhỏ bé đi để người khác được lớn lên, chịu đau khổ cho người khác được hạnh phúc, chịu chết đi cho người khác được sống. Bí tích Thánh Thể là một mẫu gương về quyền bính phục vụ. Thiên Chúa phục vụ con người. Người Cha hy sinh cho hạnh phúc của con cái. Chúa tể vũ trụ hiến thân nuôi dưỡng loài thụ tạo.
Như thế, bí tích Thánh Thể thiết lập một mối quan hệ mới giữa con người. Quyền bính là để phục vụ. Nếu hiểu và thực hành Lời Chúa dạy hôm nay, ta sẽ biến đổi bộ mặt thế giới. Thế giới sẽ trở nên một gia đình ấm cúng chan chứa tình người. Xã hội sẽ tươi đẹp vì sống theo nền văn minh mới, nền văn minh của tình thương.
Năm Thánh Thể đã kết thúc, nhưng mầu nhiệm Thánh Thể phải tiếp tục mãi mãi trong cuộc đời chúng ta. Sống mầu nhiệm Thánh Thể là biết quan tâm phục vụ anh chị em. Sống mầu nhiệm Thánh Thể là duy trì sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa xã hội, giữa cuộc đời chúng ta. Hiện diện đó là một tấm bánh bẻ ra cho một thế giới phát triển, một thế giới chan hòa yêu thương, một thế giới hạnh phúc thực sự.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết noi gương Chúa, phục vụ mọi người trong tình yêu thương.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Tại sao mọi người đều bình đẳng?
2- Chức vị chỉ là một phân công trong Giáo Hội, bạn hiểu điều này thế nào?
3- Quyền bính là để phục vụ. Bạn thấy điều này đã ứng dụng ở đâu?
4- Bạn phải làm gì để sống bí tích Thánh Thể theo tinh thần bài Tin Mừng hôm nay?

TGM. Ngô Quang Kiệt
TN I     TN II     V - GS     C - PS     NGOẠI LỊCH

SUY NIỆM LỜI CHÚA - CNTN 31A

Khiêm nhường 
Hãy làm người phục vụ anh em _ Lm. HK
Quyền bính để phục vụ _ TGM Ngô Quang Kiệt 
Bí quyết trở nên người cao cả _ Lm. Trần Ngà
Nói và làm
Là anh em với nhau _ Manna
Sống chân tình
Hai chữ 'hơn người' _ Lm. HK 
Đầy tớ

Lời Chúa cntn 31a _ khiêm nhường

KHIÊM NHƯỜNG

Thầy Pacifique là một trong số những môn đệ đầu tiên của thánh Phanxicô d’Assie, ngày kia thầy được Chúa đưa lên thiên đàng và chiêm ngắm những cảnh sắc huy hoàng. Thầy nhìn thấy một chiếc ngai sáng chói, và Chúa đã nói với Thầy: Chiếc ngai mà con thán phục đó là chiếc ngai của Lucifer, nhưng vì kiêu ngạo, nó đã bị bỏ mất, giờ thì nó thuộc về Phanxicô d’Assie, người tôi tớ khiêm nhường của Ta. Hôm sau trong giờ nghỉ, thầy đã hỏi thánh nhân: Thưa cha, cha nghĩ gì về mình. Thánh nhân trả lời: Tôi chỉ là một kẻ tội lỗi đáng thương nhất. Thầy dòng ngạc nhiên: Làm sao mà cha có thể như vậy được. Thánh nhân trả lời: Nếu Chúa ban cho kẻ khác những ơn hệt như đã ban cho tôi, thì họ đã trở nên tốt lành thánh thiện hơn tôi rất nhiều. Thầy dòng suy nghĩ, và nhớ tới lời Chúa đã phán: Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Vậy chúng ta phải hiểu thế nào về lời nói của Chúa Giêsu? Đâu là ý tưởng của Ngài? Dĩ nhiên Chúa không bảo chúng ta tuân giữ một đức khiêm nhường bề ngoài, một sự khiêm nhường giả hiệu, chẳng hạn như khi đi dự tiệc, là phải chọn ngay mâm cuối, để rồi sẽ được chủ nhà mời lên mâm trên. Căn bản của thái độ này chính là kiêu ngạo, sự trá hình. Chúa không bảo chúng ta hãy lợi dụng chỗ thấp để làm cho mình được vinh dự, trái lại, chúng ta phải có tâm tình khiêm nhường, sẵn sàng chấp nhận những công việc khiêm tốn, những địa vị kém cỏi. Chúa là Đấng phân định công nghiệp của chúng ta, chính Ngài sẽ chỉ cho chúng ta đứng vào địa vị xứng hợp.
Chúng ta sống trên trần gian, không phải là để thống trị mà là để phục vụ kẻ khác như lời Ngài đã phán: Con Người đến không để được phục vụ mà để phục vụ và hiến thân vì người khác. Ai muốn làm lớn, hãy trở nên như tôi tớ. Đó chính là bài học mà chúng ta không bao giờ được quên lãng, vì Chúa chống đối kẻ kiêu ngạo và yêu thương người khiêm nhường.
Một nữ tu kia có tiếng hát rất hay. Sơ biết điều đó và thường hãnh diện mỗi khi hát trong nhà nguyện của cộng đoàn. Sau khi sơ ấy chết đi, thánh nữ Gertrude nhìn thấy linh hồn của sơ ấy quằn quại trong lửa luyện ngục. Trước cảnh tượng kinh hoàng ấy, thánh nữ đã khóc thương, nhưng Chúa hiện ra và phán: Vị nữ tu này đang đền bù, tẩy xoá tính kiêu ngạo. Hãnh diện vì tiếng hát, sơ ấy đã đi tìm những lời khen phù phiếm thay vì phụng sự thánh danh Ta.
Phải chăng chúng ta cũng đã tình cờ trở nên giống vị nữ tu trước những tài năng mà Chúa đã ban? Hãy dùng những khả năng của mình để phụng sự Chúa và anh em, nhờ đó mà chúng ta sẽ sống tâm tình khiêm nhường đích thực, vì ai hạ mình xuống, sẽ được không phải là người đời, mà chính là Chúa nâng lên.




Lời Chúa cntn 31a _ hãy làm người phục vụ anh em

HÃY LÀM NGƯỜI PHỤC VỤ ANH EM
Normandie là một chiếc tầu hàng hải dân dụng khổng lồ của Hoa kỳ. Trong thế chiến thứ hai, chiếc tầu này được chính phủ Hoa kỳ trưng dụng để làm một chiến hạm chuyên chở binh sĩ và quân trang, quân cụ.
Tàu Normandie bốc lửa ngày 09.02.1942
Trong chớp mắt, do sơ ý, một tia lửa điện bùng lên gây nên một trận hoả hoạn dữ dội trên tầu. Sợ không kịp cứu chữa nên người ta đã cùng lúc kêu tầu cứu hoả của ba công ty hàng hải tư nhân đến dập tắt đám cháy, không quên hứa thanh toán phí tổn và công chữa cháy tùy theo lượng nước đã được sử dụng cho việc cứu hoả.
Ba công ty cùng ganh đua về các phương tiện chữa cháy cũng như về lượng nước được sử dụng, tích cực làm việc cả khi đám cháy trên tầu Normandie đã được dập tắt. Người ta dùng nước để dập tắt lửa, nhưng nước lại phun lên nhiều quá, làm cho con tầu bị tràn ngập nước, và... chìm xuống vịnh New York!
Chính phủ Hoa kỳ phải ngậm cay nuốt đắng chịu mất một khoản kinh phí không nhỏ để đánh mất một con tầu đắt giá!
Đó cũng sự mất trắng đáng sợ cho những ai làm đủ mọi thứ việc đạo mà không lo tôn vinh Danh Chúa: “Hỡi các tư tế, đây là lệnh truyền dành cho các ngươi: Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta,  Đức Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ (Mlk 2,1.2a).
Lo tôn vinh mình với cái thói “làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” của các kinh sư và người Pha-ri-sêu được Chúa vạch ra như nguyên nhân sâu xa làm cho phúc lành biến thành tai họa. Tôn vinh mình là một thói xấu nguy hại và là một cám dỗ nguy hiểm đối với mọi người. Đức Kitô đã dùng lời thật nặng để cảnh báo dân chúng và các môn đệ Ngài về men biệt phái, mà dấu hiệu đầu tiên của nó là nói mà không làm, dạy mà không giữ, nhất là nơi những người có chức vị.
Thánh Phaolô, trước là một người Pha-ri-sêu, khi biết và tin theo Đức-Kitô-chịu-đóng-đinh, đã để mình chịu điều khiển bởi tình yêu của Đấng hiến mình vì yêu mà không đòi hỏi một đặc ân nào cho mình: “Không bao giờ chúng tôi đã tìm cách để được một người phàm nào tôn vinh, dù là anh em hay người khác, trong khi chúng tôi có thể đòi anh em phải trọng đãi, với tư cách là Tông Đồ Đức Ki-tô. (1Tx 6).
Sau khi cảnh báo dân chúng và các môn đệ về mối nguy tiêu hủy hết mọi nỗ lực phục vụ của những ai tin theo Ngài, Đức Kitô chỉ dạy cho mọi người cách thức để được vững vàng là hãy đứng đúng chỗ của mình, là qui hướng tất cả về Thiên Chúa: “anh em chỉ có một Thầy, ... chỉ có một Cha, ... chỉ có một vị chỉ đạo”, là để đời mình thấm nhuần bởi tình yêu phục vụ của Chúa: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23,8-12).
Một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện Mẹ Têrêxa và tặng một món tiền lớn đóng góp vào chi phí mua thức ăn cho người nghèo. Mẹ Têrêxa thấy họ còn trẻ quá mà lại có một khoản tiền lớn nên tò mò hỏi:
-         Tiền ở đâu mà hai con có nhiều thế?
-         Chúng con vừa cưới nhau hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con suy nghĩ nhiều và quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình. Chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí đó tặng những người kém may mắn hơn chúng con.
Đó là một hy sinh lớn lao, vì ở Ấn độ, đám cưới mà không có áo cưới và yến tiệc linh đình phải chịu một sự nhục nhã lớn lao.
-         Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, chúng con không sợ việc đó sẽ phật lòng cha mẹ và họ hàng sao?
-         Chúng con yêu nhau tha thiết. Vì thế, chúng con muốn tặng nhau một món quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc sống chung của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều có dự phần.
Đó là một quyết định thật đẹp! Chỉ bằng một quyết định đơn sơ, đôi tân hôn đã thể hiện một đức mến sống động và mạnh mẽ, coi mọi người là anh em, theo gương thánh Phaolô: “Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi” (1Tx 6-9)
Hy sinh là thước đo của tình yêu. Hạ mình xuống, tự nó chẳng có ý nghĩa cao trọng nào nếu không phải là tiếng nói của một tình yêu, yêu đến cùng, như tâm tình của Chúa Giêsu – Đấng Tự Hủy Vì Yêu. Ngược lại, một việc tầm thường cũng mang giá trị thiên đàng khi được làm trong tình yêu, như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói: "Nhặt một cây kim vì tình yêu cũng có thể hoán cải một linh hồn".
Thế nên, “giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,  nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.  Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.  Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.  Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ;  và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa".  (Pl 2,5-11)
Lm. HK
TN I     TN II     V - GS     C - PS     NGOẠI LỊCH