Hiển thị các bài đăng có nhãn nghèo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghèo. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin _ cần phải nghèo để rao giảng Tin Mừng

TẠI SAO GIÁO HỘI CẦN PHẢI NGHÈO
ĐỂ RAO GIẢNG TIN MỪNG?
Phải yêu mến Chúa hơn yêu mến tiền của và mọi sự sang trọng phú quí của trần này, thì mới có thể rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cách hữu hiệu cho người khác.  
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

5 phút cho Chúa _ kết quả của sự vâng lời


06/02/14 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Th. Phaolô Miki và các bạn tử đạo
Mc 6,7-13
KẾT QUẢ CỦA SỰ VÂNG LỜI
Các ông đi rao giảng kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh. (Mc 6,12-13)
Xưa cũng như nay, làm chứng cho Tin Mừng không bao giờ chỉ bằng lời nói, mà còn qua những hy sinh cụ thể: “không giày dép, không bao bị, không mũ nón.”  

5 phút cho Chúa _ những người chăn chiên


01/01/14  THỨ TƯ ĐẦU THÁNG CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GS
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Lc 2,16-21
NHỮNG NGƯỜI CHĂN CHIÊN
“Thấy thế, họ kể lại điều họ đã được nghe nói về Hài Nhi này.” (Lc 2,17-18)
Nghèo, dốt, bị khinh thường và kỳ thị. Thế nhưng chính họ là những người đầu tiên được gặp Chúa.

5 phút cho Chúa _ trinh nguyên như thuở ban đầu


15/10/13 THỨ BA TUẦN 28 TN
Th. Têrêxa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh     
Lc 11,37-41
SỐNG TRINH NGUYÊN
NHƯ THUỞ BAN ĐẦU
“Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các ngươi.” (Lc 11,41)
Thanh tẩy đích thực được Chúa Giêsu gọi tên là “bố thí” có nghĩa là gỡ bỏ mọi thứ vỏ bọc

ĐTC Lêô Cả _ phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
Người nghèo đạt được đức khiêm nhường dễ hơn người giàu, đó là điều không thể hồ nghi. Người nghèo là bạn nghĩa thiết của đức hiền lành, còn người giàu là kẻ thân tình của sự tâng bốc.  
Trích bài giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng,
về các mối phúc

Sống đức tin _ đừng quên người nghèo

ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
Đạo nơi nào không quên người nghèo sẽ tồn tại và phát triển. Đạo nơi nào quên người nghèo sẽ tự biến chất và tự huỷ. Đó là một lời tiên tri không nên coi thường.
ĐGM. GB Bùi Tuần

Sống đức tin _ sống nghèo

Từ chối biệt thự lẫn xe Mercedes
TT _ Giáo hoàng từ chối hầu hết các truyền thống của Vatican và lựa chọn những phương tiện sinh hoạt giản dị, rẻ tiền, bao gồm quần áo phục trang.  
HẢI MINH - DUY TRÂN (tuoitreonline)

Ơn thiên triệu _ giáo hoàng Francis _ sống nghèo

50 năm qua, Giáo hoàng Francis chỉ sống với 1 lá phổi
TTO - Đám đông giáo dân đã tập trung ở quảng trường St Peter, Vatican ngày 13-3 để chúc mừng giáo hoàng mới sau khi khói trắng bốc lên từ ống khói của nhà nguyện Sistine, ý chỉ một giáo hoàng mới đã được bầu lên.
HẢI MINH

VỊ THÁNH TRONG NGÀY

Thánh Benedict Joseph Labré

(1748 - 1783)
T
hánh Benedict Joseph Labré thực sự là một con người lập dị, nhưng rất đặc biệt của Thiên Chúa. Là con cả trong gia đình 15 người con, Benedict Joseph Labré sinh ở Amettes thuộc miền bắc nước Pháp. Cha mẹ của cậu làm chủ một nông trại và có một tiệm buôn nhỏ nên đời sống của họ tương đối thoải mái.
Vào năm 12 tuổi, cậu được gửi đến sống với người chú là một linh mục triều ở Erin. Trong thời gian này, Benedict say mê đọc Kinh Thánh và gương thánh nhân đến nỗi người chú phải nhắc nhở cậu về việc học tiếng Latinh, là điều bắt buộc để trở nên một linh mục. Tuy nhiên, cậu nhận ra ơn gọi của Thiên Chúa trong sự hoàn toàn từ bỏ thế gian. Do đó, sau khi người chú từ trần vì chăm sóc các nạn nhân bệnh dịch tả, Benedict trở về nhà, và đi tìm dòng tu khắc khổ nhất.
Vì sức khoẻ yếu kém và vì thiếu nền tảng học vấn nên Benedict không được nhận vào đời sống tu trì. Sau đó, vào năm 18 tuổi, một thay đổi quan trọng có ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời. Benedict không muốn học hành và từ bỏ ý định đi tu. Ngài bỏ nhà và sống như một vị khổ tu, đi hành hương hết đền thánh này đến đền thánh khác. Ngài mặc quần áo rách rưới và ngủ ngay ngoài trời, thực phẩm của ngài chỉ là mẩu bánh hoặc ít rau trái nhờ vào lòng bác ái của người qua đường hoặc lượm nhặt được từ những nơi phế thải. Ngài không xin ăn và sẵn sàng chia sẻ thực phẩm dư dật với người nghèo. Ngài đặc biệt sùng kính Ðức Mẹ và bí tích Thánh Thể.
Bất cứ ai gặp ngài đều không thể quên được một người thật rách rưới nhưng biết tiếng Latinh, thông thạo Kinh Thánh, trông như người ăn xin nhưng không bao giờ xin xỏ. Họ bâng khuâng tự hỏi làm thế nào kẻ lang thang ấy lại có đôi mắt thật nhân từ và một lối sống có phẩm giá. Ðiều họ thắc mắc đã là một sứ điệp. Thiên Chúa biết loài người dễ đắm chìm trong sự ích kỷ và Ngài đã đặt trước mắt họ hình ảnh của một ngôn sứ, một phản ánh thực sự của tự do đích thực, không bị ràng buộc vào vật chất thế gian. Benedict là người soi dẫn của Thiên Chúa để cảnh giác những người lầm lạc, và là tia hy vọng cũng như sự an ủi cho những người vô gia cư chỉ vì sự tham lam của người đời.
Vào ngày 16 tháng Tư 1783, có thể nói vì đời sống quá cực khổ, ngài kiệt sức ngã quỵ trên bậc tam cấp của một nhà thờ ở Rôma. Vào chiều tối hôm ấy, khi tiếng chuông vang vọng báo hiệu giờ kinh Salve Regina, ngài đã trút hơi thở cuối cùng trong một căn nhà gần đó. Các trẻ em chạy khắp đường phố loan báo, "Ông Thánh chết rồi! Ông Thánh chết rồi!" Tin tức ấy được loan truyền trong khi chuông nhà thờ đang rộn rã liên hồi.
Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII phong thánh năm 1859.

Xã hội _bà cụ 35 năm vá xe

BÀ CỤ 35 NĂM VÁ XE BÊN GÓC ĐƯỜNG

Ba mươi lăm năm ngồi ở một góc phố, làm công việc mang tính tay chân nặng nhọc lẽ ra thuộc về nam giới, cụ Nguyễn Thị Giới, 76 tuổi, được coi như cứu tinh cho khách đi đường trong đêm khuya vắng khi xe lỡ cán đinh, xì hơi...

NHỮNG MẢNH ĐỜI

Mưu sinh nơi phố núi Sapa

Tại thị trấn du lịch Sapa (Lào Cai) có nhiều phụ nữ người dân tộc Dao đỏ, H'mông buôn bán các sản phẩm được làm từ thổ cẩm. Trong số này có cả những em bé mới 3-4 tuổi.