Hiển thị các bài đăng có nhãn cunglong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cunglong. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ gặp Đức Kitô để được biến đổi


24/09/15                                                       THỨ NĂM TUẦN 25 TN
                                                                                                Lc 9,7-9
GẶP ĐỨC KI-TÔ ĐỂ ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
Vua Hê-rô-đê tìm cách thấy mặt Đức Giê-su. (Lc 9,9)
“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng” (Tv 94,7-8).

Tìm hiểu Lời Chúa _ thứ năm tuần 3 mùa chay

THỨ NĂM SAU CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY
Gr 7, 23-28; Lc 11, 14-23

5 phút cho Chúa _ coi chừng men Phariseu

17/02/15 THỨ BA TUẦN 6 TN
Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
Mc 8,14-21
COI CHỪNG MEN PHA-RI-SÊU
“Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê.”(Mc 8,20)
Sự xơ cứng lương tâm đưa đến thản nhiên với điều xấu, lại còn tìm cách hủy diệt sự thật, công bằng và tình thương.  

5 phút cho Chúa _ khám phá ngọc trong đá

04/02/15                                 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Mc 6,1-6
KHÁM PHÁ NGỌC TRONG ĐÁ
Đức Giê-su chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.(Mc 6,5-6)
Có lúc chúng con không tin Chúa hiện diện dưới hình bánh mong manh, nơi một linh mục yếu đuối, trong một Hội Thánh có nhiều bất toàn.  

5 phút cho Chúa _ có cần sợ tin đồn không?


26/09/13 THỨ NĂM TUẦN 25 TN
Th. Cótma và Đamianô, tử đạo
Lc 9,7-9
TA CÓ CẦN PHẢI SỢ TIN ĐỒN KHÔNG?
“Ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” (Lc 9,9)
Vì tham quyền cố vị, người ta có thể làm mọi việc xấu xa dù đã được cảnh báo từ trước.

5 phút cho Chúa _ tội phạm đến Thánh Thần


THỨ HAI TUẦN 3 TN Mc 3,22-30
28/01/08
          Th. Tôma Aquinô, linh mục tiến sĩ Hội Thánh
TỘI PHẠM ĐẾN THÁNH THẦN
“Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3,29)
Suy niệm: Hiểu thế nào là tội phạm đến Thánh Thần không phải là khó, bởi vì Phúc Âm theo thánh Máccô đã giải thích: “Đó là vì họ nói ‘ông ấy bị thần ô uế ám’.” Việc Thiên Chúa làm mà vu khống là việc làm của ma quỉ, làm việc tốt mà bị bôi nhọ là làm việc xấu, điều chân thật mà qui kết là dối trá, đó là phủ nhận chân lý. Mà Chúa Thánh Thần chính là “Thần Chân Lý” (Ga 14,17), cho nên chối bỏ chân lý chính là phạm đến Chúa Thánh Thần vậy. Những việc tốt đẹp, dù là ai làm đi chăng nữa đều do Chúa Thánh Thần tác động. Phủ nhận những việc tốt đó đã là sai lầm, còn lấy những công việc đầy thiện ý mà gán cho là có ý đồ xấu và qui kết là việc làm của ma quỉ thì quả thật là tội phạm đến Chúa Thánh Thần và không thể đón nhận ơn tha thứ của Chúa được.

Lời Chúa cnps 2a _ mối phúc thứ chín

Chúa Nhật PS II - A

MỐI PHÚC THỨ CHÍN

Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Có lẽ đây là mối phúc thứ chín mà Ðức Giêsu dành cho những ai tin vào sự phục sinh của Ngài. Ðức Giêsu Phục Sinh là một sự kiện được chứng thực bằng nhiều lần hiện ra với các môn đệ, và nhất là được chứng thực bằng chính cộng đoàn kitô hữu tiên khởi.  Cộng đoàn này "đã thấy", "đã tin" và "đã nhận được".
Họ "đã thấy" Chúa đến viếng thăm khi cửa nhà họ vẫn im ỉm đóng kín.
Họ "đã tin" khi Ðấng Phục Sinh hiện diện giữa họ, thân ái và dịu hiền.
Họ "đã nhận được" bình an và hoan lạc từ Đấn Phục Sinh.

Khi Ðấng Phục sinh giải thoát họ khỏi nỗi sợ hãi, bất an.
Nhưng có một người đã chưa thấy, đã chưa tin và đã chưa nhận được… đó là Tôma. Ông là người môn đệ không ở với cộng đoàn khi Ðức Giêsu đến, và ông đã không chấp nhận lời chứng của các môn đệ bạn bè. 
Tôma đã tạo nên một khoảng cách với cộng đoàn, và hơn nữa, ông đã tự tách lìa với niềm tin của cộng đoàn. Chính việc đó đã đẩy ông tới chỗ ngờ vực và đa nghi.
Hình ảnh Tôma được xem là biểu tượng cho những người kém lòng tin; ông không ở với cộng đoàn Giáo hội nên ông đã không thấy; ông không thông hiệp với cộng đoàn Giáo hội nên đã không tin. Ông tự hào với những nhận định của riêng mình nên đã không nhận được hồng ân của niềm tin.

Nhưng có một người đã chưa thấy, đã chưa tin và đã chưa nhận được… đó là Tôma. Ông là người môn đệ không ở với cộng đoàn khi Ðức Giêsu đến, và ông đã không chấp nhận lời chứng của các môn đệ bạn bè. Tôma đã tạo nên một khoảng cách với cộng đoàn, và hơn nữa, ông đã tự tách lìa với niềm tin của cộng đoàn. Chính việc đó đã đẩy ông tới chỗ ngờ vực và đa nghi. 
Hình ảnh Tôma được xem là biểu tượng cho những người kém lòng tin; ông không ở với cộng đoàn Giáo hội nên ông đã không thấy; ông không thông hiệp với cộng đoàn Giáo hội nên đã không tin. Ông tự hào với những nhận định của riêng mình nên đã không nhận được hồng ân của niềm tin.
Nhưng tình yêu thương của Ðức Giêsu đã biến đổi ông.  Ngài đã hiện đến vào tám ngày sau khi Toma đang ở với cộng đoàn. Một chút bối rối, rồi một chút bất an… và sau đó, mọi sự vụt tan biến. Tôma đã mở miệng thốt lên với thầy mình: "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con!".  Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của mình. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin.
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông. Tin bao giờ cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy.
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu của Tôma, nhưng chúng ta vẫn được thấy Chúa theo những kiểu cách khác. Cần tập thấy Chúa trong cuộc sống của ta để rồi tin, tin rằng Chúa Phục Sinh vẫn đang có mặt giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau trên đường đời.
"Phúc cho những ai không thấy mà tin", và “phúc cho những ai biết thấy nên tin”.
***
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt, xin hãy gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng than khóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc, xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài, như Chúa đã đi với hai môn đệ trên đường Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi, xin hãy đến và đứng giữa chúng con, như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cứng lòng cố chấp và xa cách anh em, xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con, như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm mà không được gì, xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn, như Chúa đã nướng bánh và cá cho các môn đệ bên bờ hồ năm xưa.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban cho chúng con “con mắt đức tin” để được nhìn thấy Ngài, để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến, và đang ở thật gần bên chúng con mỗi ngày. Amen.

Tổng hợp từ R. Veritas

Lời Chúa cnmc 4a _ không thể hay không muốn

KHÔNG THỂ THẤY
HAY KHÔNG MUỐN THẤY?

Chiều ngày Thứ Năm 31.3.2011, ngay tại thủ đô Hà Nội, ngôi nhà 5 tầng tại số 49 Huỳnh Thúc Kháng, sụp đổ tan nát làm cho nhiều người sống trong khu phố phải một phen hú vía.
Đó là một ngôi nhà cũ, xây từ năm 1995, nay được sửa lại và đang chờ nghiệm thu. Ngôi nhà không đổ sụp bất ngờ mà đã được báo nguy bởi hai chị công nhân đang tham gia xây dựng. Khoảng hai giờ chiều hai chị vào dọn dẹp thì thấy các vết nứt nhỏ trên tường phía sau. Một lát sau thấy nứt to dần đến 5cm rồi 10cm. Đến khoảng 15g30 thì vết nứt đã toác ra đến 40cm và ngôi nhà bắt đầu nghiêng sang trái.
Tất cả công nhân trong ngôi nhà cũng như dân cư ngụ hay làm việc ở khu vực quanh ngôi nhà đã được cảnh báo để sơ tán.

Nguyên nhân đầu tiên được nghĩ đến khi điều tra về tai nạn này là do thay đổi kết cấu: Ngôi nhà đó trước đây làm nhà nghỉ, nay được thuê để mở hiệu bánh, chủ mới của ngôi nhà đã thay đổi lại kết cấu như lắp thang máy, đập tường gạch để lắp kính, đưa ban công ra mặt ngõ ...
Nhưng thực ra, kết cấu của ngôi nhà tự nó thiếu vững chắc: các cột chịu lực nhỏ, lại sử dụng các loại thép không đủ tiêu chuẩn, mà khi nhà bị đổ sập người ta thấy cột bê tông sát móng lộ ra chỉ có 4 thanh sắt nhỏ.
Phải chăng người ta không thể thấy được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi bắt tay xây dựng. Thế nhưng điều đáng được nói đến không phải là không thể thấy, mà là không muốn thấy.
Vâng, xây nhà cho đúng tiêu chuẩn là tốt, thế nhưng ngày nay ánh sáng của đồng tiền làm cho người ta bị lóa mắt không nhìn thấy ánh sáng của lương tâm, mà tự hào với những đồng tiền bất chính.
Không chỉ là đồng tiền, mà tính háo danh, đam mê hưởng thụ khoái lạc, với vô vàn các nết xấu khác mà chúng ta nghiệm thấy sức mạnh của chúng trên cuộc sống chúng ta. Chúng làm cho chúng ta mù tối mà dành cả cuộc đời xây dựng một ngôi nhà sẽ bị sụp đổ, khi hủy hoại cuộc sống của mình mà vẫn tưởng mình là khôn ngoan.  
Phép lạ Chúa chữa người mù vạch trần sự mù tối đó trong lòng dạ con người. Người biệt phái bởi lòng ghen ghét mà không muốn thấy một dấu lạ nào chứng tỏ quyền năng nơi Chúa Giêsu là bởi Trời. Họ viện cớ Chúa đã chữa bệnh trong ngày Sabát mà từ chối tin nhận quyền năng đó là bởi Thiên Chúa, dù họ không thể giải thích được là bởi đâu.
Còn người mù, bằng một vài lời đơn sơ mà mạnh mẽ, đã vạch ra cái mù trong tâm hồn của họ: “Người đó đã mở mắt cho tôi, thế mà các ông không biết người đó bởi đâu. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi, mà hễ ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý Chúa, thì kẻ đó mới được Chúa nghe lời”.
Chúa chữa người mù để diễn tả một việc lớn lao hơn mà Ngài làm cho nhân loại, là dùng ánh sáng đức tin mà chữa lành sự mù tối trong tâm hồn.
Đức tin mang lại hạnh phúc cho con người. Nó là ánh sáng hướng dẫn và khích lệ người ta đi vào con đường phù hợp với lương tâm. Dù có lúc bị coi là khờ dại và phải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng người tin bởi tín thác vào bàn tay quyền năng và tình thương Chúa mà luôn có thể ca tụng tình yêu Chúa: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng” (Tv 22,1).
Ánh sáng đức tin khác với ánh sáng thế tục, nó không đánh giá theo cái vỏ bên ngoài mà theo giá trị bên trong: “Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn” (1Sm 16,7); nó luôn tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa: “Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì” (Ep 5,10-11)
Ai cũng đang xây dựng cuộc sống mình, bằng việc lựa chọn một lý tưởng, một lối sống, và một cách nhìn. Điều đó quan trọng như  việc xức dầu phong vương cho một vị vua, vì cái lẽ thịnh suy nằm ở đó.
Người tin là người hạnh phúc, không một trắc trở nào có thể làm cho người tin nản chí, thất vọng. Ông Gióp đã có một niềm tín thác sâu xa vào tình thương của Chúa: “Ngài đã ban cho con tình thương và sự sống, quan tâm đến từng hơi thở của con.” (G 10,12) nên dù có ở giữa gian nguy thử thách, ông vẫn ca tụng Chúa: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!" (G 1,21)  
Cuộc đời tôi được dựng nên cho hạnh phúc. Trong ánh sáng đức tin, tôi biết “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28).
Không phải là không thể thấy, nhưng điều quan trọng là tôi có muốn nhìn và thấy bằng ánh sáng đức tin hay không.