Hiển thị các bài đăng có nhãn Mc 01:21-28. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mc 01:21-28. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ ta thuộc về Chúa


13/01/09       THỨ BA TUẦN 1 TN
Th. Hilariô, giám mục, tiên sĩ Hội Thánh      Mc 1,21b-28
TA THUỘC VỀ CHÚA
“Lời giảng dạy thì mới mẻ. Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh.” (Mc 1,27)
Suy niệm: “Ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.” (Ga 3,20). Tên quỉ ô uế đúng là kẻ ghét ánh sáng, y hoảng sợ la to lên khi thấy Đức Giêsu, ‘Đấng Thánh của Thiên Chúa,’ và muốn xua đuổi Ngài đi chỗ khác, để mặc cho y hành động. Chúa đời nào nhượng bộ trước yêu sách này, Ngài bày tỏ uy quyền, trục xuất nó ra khỏi người bị ám. Con người được dựng nên cho Chúa, thuộc trọn về Ngài, luôn được Ngài ấp ủ yêu thương. Chúa Giêsu không muốn cho ai đó hay một chỗ nào đó trong lòng người là nơi dành riêng cho quỉ dữ.

Lời Chúa cntn 4b _ Chúa Giê-su chữa người bị quỷ ám

CHÚA GIÊSU CHỮA NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM
Một vị linh mục nổi tiếng và thánh thiện đã chia sẻ một câu chuyện có thật mà chính Ngài đã gặp và trực tiếp giải quyết sự việc: một anh thanh niên khoảng 30 tuổi, anh hãnh diện mình là cháu một đức cha, và tự hào bản thân có nhiều khả năng đặc biệt hơn người. Nhân dịp về Bến Tre, anh ra nghĩa trang thách thức ma quỷ nhập vào mình. Ngay từ đêm ấy anh trở thành một người lạ lùng, bị điên loạn, phá phách, gia đình phải đưa vào nhà thương tâm thần Biên Hoà chữa trị nhưng chữa mãi vẫn không hết. Gia đình đem anh về nhà, ban ngày anh uống thuốc an thần liều cao nên ngủ li bì, nhưng ban đêm dù uống thuốc thế nào anh vẫn tỉnh như sáo, phá phách mọi người…

Lời Chúa cntn 4b _ quyền năng

Quyền năng
Một hoàng tử kia rất đạo đức, ngày nào ông cũng thức dậy lúc 5 giờ sáng để đọc kinh thờ phượng Chúa. Xảy ra là có một hôm ông ngủ quên, thấy vậy, tướng quỷ Satan đến đánh thức ông. Khi biết kẻ đánh thức mình là Satan, hoàng tử tỏ dấu thắc mắc, ma quỷ nói với ông: “Tôi là ai, điều đó không quan trọng, việc tôi đánh thức ngài là một điều tốt, ngài thấy không, ai làm việc lành cũng là người tốt cả”. Hoàng tử đáp: “Không bao giờ ma quỷ lại làm điều lành, vậy nhân danh Thiên Chúa, mi phải nói rõ vì lý do nào mi đánh thức ta?” Bấy giờ ma quỷ buộc lòng phải nói thật: “Nếu ngài ngủ quên không đọc kinh sáng khi thức dậy ngài sẽ hối hận, khiêm tốn và sửa chữa để sống đạo tốt hơn, còn ngày nào cũng ra vẻ sốt sắng, ngài sẽ tự mãn, sẽ kiêu ngạo, cho là mình đạo đức đủ rồi”. Nói xong nó biến mất, ma quỷ thật tinh khôn và hiểm độc.

Mark Link _ Lời Chúa cntn tuần 4

TUẦN 4 – CHÚA NHẬT
Tin Mừng Năm A:
Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).

Lời Chúa cntn 4b _ xua đuổi ma quỷ

Xua đuổi ma quỷ
Một nông dân giàu có nhất trong huyện và rất keo kiệt. Ông đã hối cải, khi ông ý thức rằng. Ông chỉ là một người quản lý đất đai và một người giữ tiền. Không lâu sau đó, một người lối xóm nghèo bị chấy hết cửa nhà, đến gõ cửa xin đồ ăn. Nông dân giàu có này định cho người ngheo một đùi heo trong bếp. Trên đường xuống bếp. Ma quỷ nói thầm bên tai ông: “Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất”.
Người giàu có này chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của ông. Cuối cùng lòng quảng đại đã thắng. Ông lấy cái đùi heo lớn nhất. Ma quỷ cười nhạo ông: “Mày khùng quá”. Nhưng người nông dân bịt miệng y: “Nếu mày không đứng im, tao cho hết mọi đùi heo tao có”.

Lời Chúa cntn 4b _ uy quyền của Chúa

29/01/12          chúa nhật tuần 4 tn – b
Mc 1,21-28
uy quyền của chúa
“Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?” (Mc 1,24)
Suy niệm: Thần ô uế không còn tự tung tự tác được nữa, quyền lực của chúng bị đe dọa khi đối diện với Chúa Giêsu. Chúng kịp biết rằng “có chuyện chẳng lành” khi đứng trước uy quyền của Ngài: “Hỡi ông Giêsu, chuyện chúng tôi can gì đến ông?” Lời Chúa đầy uy quyền đã khiến dân chúng kinh ngạc, vì Chúa giảng dạy “không như các luật sĩ,” và uy quyền đó càng biểu lộ rõ hơn khi Chúa dùng Lời truyền cho quỷ xuất khỏi người bệnh. Ngay trong sách Sáng Thế, Ngài được mệnh danh là Lời tạo tác muôn loài. Hằng ngày Lời đang hiện diện, tuy rất âm thầm kín đáo nhưng vô cùng hiệu lực, để dẫn đưa chúng ta về cuộc sống viên mãn.
Mời Bạn: Ngược lại với thần ô uế, chúng ta với Chúa: Lạy Chúa, đúng là có chuyện liên quan giữa chúng con với Chúa: Chúa đến thế gian này không phải để lên án mà để sống với chúng con, đồng hành để cứu chúng con. Uy quyền của Chúa không những không xâm phạm tự do của chúng con, mà còn hơn vậy nữa: khi nhận quyền của Chúa, chúng con phục hồi được tự do đã mất.
Chia sẻ: Có bao giờ bạn thấy hai sức mạnh giao tranh nhau nơi bạn không? Bạn làm gì để Lời Chúa chiến thắng tà thần trên cuộc đời của bạn.
Sống Lời Chúa: Có chuyện gì giữa bạn và người khác không? Chuyện tốt đẹp hay “lấn cấn”? Tìm một người mà bạn đang “có chuyện lấn cấn” để giải hòa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, đời chúng con được thay đổi nhiều khi biết Chúa, xin tiếp tục cho chúng con biết vâng theo Uy Quyền cứu rỗi của Chúa để Chúa hành động trên đời mình và luôn biết thi hành Lời Chúa dạy.
TN I     TN II     V - GS     C - PS     NGOẠI LỊCH

Lời Chúa cntn 4b _ người trừ quỷ

Người trừ quỷ

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Anh chị em có tin ma quỷ không? Anh chị em có thực sự tin không? Anh chị em không biết phải trả lời ra sao nữa. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, ma quỷ đang là vấn đề thời sự. Anh chị em hãy nhớ lại sự thành công của một cuốn phim mang tựa đề: “Exorcist” (Người trừ quỷ) được ra mắt khán giả vào năm 1970 đã phá kỷ lục bán vé. Chuyện phim kể lại một chàng thanh niên bị quỷ ám, giống hệt anh chàng trong Tin Mừng hôm nay. Cuốn phim được xây dựng dựa trên một trường hợp có thật của một cậu bé 14 tuổi, sống tại vùng Mt. Rainier, bang Maryland, vào năm 1949.

Lời Chúa tuần 3 tn _ thánh phaolô _ chứng nhân trở lại

Thánh Phaolô Tông Đồ - Chứng nhân trở lại
Là vị Tông đồ không thuộc Nhóm Mười Hai, nhưng Thánh Phaolô được nhắc đến như cột trụ của Giáo Hội sơ khai và mãi là nòng cốt của Giáo Hội trên đường lữ hành đức tin. Cuộc trở lại phi thường của “vị Tông đồ Dân ngoại” không chỉ nói lên tình yêu của Thiên Chúa đã dẫn đưa thánh nhân trở về, mà còn cho cho thấy nỗ lực đáp trả nồng nhiệt của Ngài, khi minh chứng cho Đức Kitô Phục Sinh.
1. Trở lại nhờ ánh sáng tình yêu Chúa
Mầu nhiệm tình yêu Phục Sinh đã thực sự lan toả sau cuộc trỗi dậy vinh hiển của Đức Kitô. Nó có giá trị biến đổi bao tâm hồn đang trong cảnh nô lệ sự dữ, biết mau mắn trở về nhận lãnh và sống hồng ân cứu độ.
Thánh Phaolô được mời gọi đón nhận ánh tình yêu Phục sinh một cách sung mãn nhất. Chính thánh nhân đã công khai bày tỏ suy nghĩ về ơn gọi của mình:

5 phút cho Chúa _ để lời có uy quyền


THỨ BA TUẦN 1 TN                                                         Mc 1,21-28
12/01/10                                                                                    
ĐỂ LỜI CÓ UY QUYỀN
Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.” (Mc 1,37)
Suy niệm: Thính giả hôm ấy đã so sánh Chúa Giê-su với các các kinh sư của họ và nhận ra điểm khác biệt: lời giảng của các kinh sư không có uy quyền còn lời giảng của Chúa Giê-su thì có. “Có uy quyền” nghĩa là lời giảng ấy đáng tin, lời có sức cuốn hút, có sức thuyết phục họ. Đơn giản, họ thấy rõ Chúa Giê-su giảng và làm điều Ngài rao giảng. Ngài rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, người bị áp bức thì Ngài lại “chạnh lòng thương” người nghèo, giải thoát người bị giam cầm trong vòng vây của ma quỷ. Đời sống của Ngài diễn tả cách sống động lời Ngài rao giảng. Người mọi thời đại, đặc biệt thời đại hôm nay, vẫn thế, vẫn biết đánh giá lời rao giảng có “uy quyền” hay không. Vì thế, Đức Phao-lô VI đã nói: “Con người thời đại sẵn sàng lắng nghe những chứng nhân hơn là nghe các thầy dạy, và nếu họ nghe thầy dạy, bởi vì thầy dạy là chứng nhân.”

5 phút cho Chúa _ lời uy quyền

10/01/12          thứ ba tuần 1 tn
            Mc 1,21-28
lời uy quyền
“Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mc 1,27)
Suy niệm: Người Do Thái đã từng thấy nhiều thầy thuốc, thầy lang chữa bệnh và cả những ông thầy trừ quỷ nữa. Thế nhưng đứng trước Chúa Giêsu họ đã phải ngạc nhiên sửng sốt chẳng những vì lời giảng dạy của Ngài chẳng những “mới mẻ và đầy thẩm quyền” mà đầy quyền uy khiến quỷ ma phải sợ hãi tháo lui: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này.” Hẳn người Do Thái nhớ lời Thánh Kinh: khi Thiên Chúa biểu dương uy quyền trước mặt chư dân, Ngài cho thấy Ngài thật là cao cả thánh thiện và “ngoài Ngài ra, chẳng còn Chúa nào khác nữa” (Hc 36,2-4). Lời uy quyền của Chúa Giêsu giải phóng con người khỏi ách thống trị của thần ô uế, trả lại cho con người sự tinh tuyền thánh thiện của người con cái Chúa.
Mời Bạn: Người sống trong tội lỗi chẳng khác nào đang bị thần ô uế chiếm ngự. Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích hòa giải làm phương thế giải phóng họ khỏi ách thống trị của tội lỗi. Trong bí tích hòa giải, Lời uy quyền của Ngài qua lời xá giải của linh mục làm ma quỷ khiếp sợ chạy xa, đồng thời đó cũng là lời yêu thương ban cho người sám hối ơn tha thứ và bình an.
Sống Lời Chúa: Mỗi lần lãnh nhận bí tích hòa giải, bạn lắng nghe lời xá giải và nghiền ngẫm lời ấy để cảm nhận hơn tình thương của Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dựng nên tâm hồn con mang hình ảnh thánh thiện của Chúa và Chúa cũng ban bí tích hoà giải như phương thế chữa lành và ban ơn. Xin ban cho con mỗi khi trót phạm tội biết mau mắn đến với bí tích hoà giải.

Lời Chúa Tuần 1 Thường Niên

5 phút cho Chúa _ để lời có uy quyền


THỨ BA TUẦN 1 TN   Mc 1,21-28
15/01/08      
ĐỂ LỜI CÓ UY QUYỀN
Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.” (Mc 1,37)
Suy niệm: Thính giả hôm ấy đã so sánh Chúa Giê-su với các các kinh sư của họ và nhận ra điểm khác biệt: lời giảng của các kinh sư không có uy quyền còn lời giảng của Chúa Giê-su thì có. “Có uy quyền” nghĩa là lời giảng ấy đáng tin, lời có sức cuốn hút, có sức thuyết phục họ. Đơn giản, họ thấy rõ Chúa Giê-su giảng và làm điều Ngài rao giảng. Ngài rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, người bị áp bức thì Ngài lại “chạnh lòng thương” người nghèo, giải thoát người bị giam cầm trong vòng vây của ma quỷ. Đời sống của Ngài diễn tả cách sống động lời Ngài rao giảng. Người mọi thời đại, đặc biệt thời đại hôm nay, vẫn thế, vẫn biết đánh giá lời rao giảng có “uy quyền” hay không. Vì thế, Đức Phao-lô VI đã nói: “Con người thời đại sẵn sàng lắng nghe những chứng nhân hơn là nghe các thầy dạy, và nếu họ nghe thầy dạy, bởi vì thầy dạy là chứng nhân.”