By Father Edward McIlmail, LC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lc 01:05-25. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lc 01:05-25. Hiển thị tất cả bài đăng
Daily reflection _ confidence in faithfulness
CONFIDENCE IN FAITHFULNESS
Do not be afraid - God is with you and all will be well.
Deacon John Ruscheinsky
5 phút cho Chúa _ sống xứng danh Kitô hữu
19/12/15
THỨ BẢY TUẦN 3 MV
Lc
1,5-25
SỐNG XỨNG DANH KI-TÔ HỮU
Loan báo Đấng Cứu Thế bằng lời, đặc biệt
bằng lối sống, để đưa nhiều người về với Thiên Chúa là sứ mạng của chúng ta.
5 phút cho Chúa _ đón nhận dấu chỉ tình yêu
19/12/09 THỨ
BẢY TUẦN 3 MV
Lc
1,5-25
ĐÓN NHẬN DẤU CHỈ
TÌNH YÊU
Ông Dacaria
thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?” (Lc 1,18)
Suy niệm: Dacaria là
người công chính, gương mẫu: “không ai chê trách được điều gì.” Ông còn vinh dự
được tuyển chọn để lo việc tế tự trong đền thờ Giêrusalem. Thế nhưng vợ chồng
ông vẫn ôm một nỗi đau buồn tủi hổ vì đã cao niên mà không có con cái nối dòng.
Nhưng Thiên Chúa lại dùng chính sự tủi hổ này để bày tỏ quyền năng và thực hiện
chương trình cứu độ của Người. Thế mà ngạc nhiên thay! Ông bà đang mong muốn có
một mụn con như thế mà khi sứ thần đến báo tin cho ông biết vợ ông sẽ sinh cho
ông một người con trai thì ông lại không thể tin ngay lời sứ thần. Việc ông bị
câm lặng không nói được không chỉ là một dấu chỉ để thuyết phục lòng tin của
ông mà còn là một cơ hội để ông chiêm nghiệm sâu xa việc kỳ diệu Chúa làm, nhờ
đó một khi được Chúa cho mở miệng nói, ông đã cất cao tiếng “Chúc tụng Chúa là
Thiên Chúa It-ra-en” vì Ngài đã thực hiện lời hứa “viếng thăm và cứu chuộc dân
Người.”
5 phút cho Chúa _ xứng danh
19/12/08 THỨ
SÁU TUẦN 3 MV
Lc
1,5-25
XỨNG
DANH
“Em sẽ đưa
nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ.” (Lc 1,16)
Suy niệm: Gioan Tẩy giả
là một trong những khuôn mặt tiêu biểu của mùa vọng, là gương mẫu sống Mùa Vọng
cho chúng ta. Vì sao thế? Theo cha Karl Rahner, vì giữa thời điểm của Gioan và
thời điểm của chúng ta, có sự tương đồng. Trong thời điểm của Gioan, một đàng sự
hiện diện của Thiên Chúa đã rõ rệt trong lịch sử, nhưng dân Chúa vẫn còn phải
chờ đợi ngày Đấng Cứu Thế đến. Tương tự, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta,
nhưng chúng ta còn phải chờ đợi ngày Ngài lại đến. Mang danh hiệu là Tiền hô của
Đấng Cứu Thế, Gioan có sứ mạng “đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa”.
Cũng thế, loan báo Đấng Cứu Thế bằng lời, đặc biệt bằng lối sống, để đưa nhiều
người về với Thiên Chúa là sứ mạng của chúng ta trong khi mong chờ ngày Chúa lại
đến.
5 phút cho Chúa _ làm người - món quà tình yêu
THỨ TƯ TUẦN 3 MV Lc
1,5-25
19/12/07
LÀM NGƯỜI - MÓN QUÀ TÌNH YÊU
“Ông sẽ vui mừng
hớn hở và nhiều người cũng được hỉ hoan ngày con trẻ chào đời.” (Lc 1,14)
Suy niệm: Niềm vui mà
thiên sứ loan báo thật lớn lao nhưng không phải là quá bất ngờ đối với ông
Giacaria bởi vì ông bà vẫn hằng ao ước có được một mụn con, dù là trong lúc tuổi
già – mà điều này đã từng xảy ra nhiều lần trong Cựu Ước. Dù vẫn ước mong nhưng
có lẽ cả hai ông bà Giacaria và Isave cũng không thể tưởng tượng mình sẽ được
lãnh nhận Hồng ân cao cả như thế! Có ý thức giá trị của một con người – được giống
hình ảnh của Thiên Chúa, được có linh hồn, tự do và lý trí, được hiện hữu trong
vòng tay yêu thương của Chúa, được giao phó sứ mạng riêng biệt trong chương
trình cứu độ của Người, – có ý thức được giá trị con người như thế mới hiểu được
vì sao làm người lại là một món quà vô giá của Tình Yêu.
5 phút cho Chúa _ đừng sợ
Thứ Ba
19/12/06
ĐỪNG SỢ
Này ông Dacaria, đừng sợ vì Thiên Chúa
đã nhận lời ông cầu xin.” (Lc 1,5-25)
Suy niệm: Lời cầu xin
của ông Dacaria được Chúa nhậm lời. Thế nhưng khi Ngài hứa ban cho ông một
người con trai theo lòng ước nguyện thì ông lại hoang mang, sợ hãi và đòi Chúa
cho một dấu lạ. “Dựa vào đâu mà tôi biết được các điều ấy vì tôi đã già....”
Hoá ra, khoảng cách giữa lời cầu nguyện và niềm tin là một nhịp cầu xa vời vợi,
con người có thể cầu nguyện nhưng chưa hẳn đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa hoạch
định chương trình của Ngài. Điệp khúc “Đừng sợ” xuất hiện 365 lần trong Kinh
Thánh và hầu hết cho những người công chính, một lần nữa như gởi đến cho mỗi
người chúng ta trong Mùa Vọng này.
Daily reflection _ confidence in faithfulness
CONFIDENCE IN FAITHFULNESS
Do not be
afraid, God is with you and all will be well.
Deacon John Ruscheinsky
5 phút cho Chúa _ con người bất lực nhưng Thiên Chúa quyền năng
19/12/14 THỨ SÁU TUẦN 3 MV
Lc
1,5-25
CON NGƯỜI BẤT LỰC
NHƯNG
THIÊN CHÚA QUYỀN NĂNG
THIÊN CHÚA QUYỀN NĂNG
“Nhưng họ lại không có con, vì bà
Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi. Vả lại, cả hai đều đã cao niên.” (Lc 1,7)
5 phút cho Chúa _ Dacaria không sánh bằng
Mark Link _ Lời Chúa ngày 19/12
Ngày 19/12
Bài đọc 1
[Một phụ nữ son sẻ mang
thai] sinh một con trai và gọi tên là Samson. Con trẻ lớn lên và Thiên Chúa
chúc lành cho nó (Tp 13,24)
Thánh Phaolô cho thấy có sự tương đồng
giữa những người và những sự kiện nào đó trong Cựu ước và Tân ước. Chúa Giêsu cũng
ám chỉ đến điều đó. Chẳng hạn Ngài so sánh thân xác Ngài bị treo trên thập giá
với con rắn đồng mà Môsê treo lên trong sa mạc. Những người bị rắn cắn tin
tưởng nhìn lên rắn đồng đã được chữa lành, cũng vậy, những nạn nhân của tội lỗi
tin tưởng nhìn lên Chúa Giêsu cũng được chữa lành. Một sự tương tác khác là
việc Samson, Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu sinh ra. Cả ba việc sinh hạ đều được
thiên thần báo trước cho những người mẹ bị coi là không thể sinh con.
5 phút cho Chúa _ thái độ sẵn sàng của Elizabeth
19/12/11 thứ hai tuần 4 mv
Lc 1,5-25
Lc 1,5-25
thái độ sẵn sàng của êlisabét
Khi thời gian phục vụ ở Đền Thờ đã mãn, ông Dacaria trở về nhà. Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. Bà tự nhủ: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.” (Lc 1,23-25)
Suy niệm: Một câu chuyện có hậu, đẹp như cổ tích. Song trước khi có hậu thì nó đã có vẻ... không có hậu! Nghĩa là nó vốn éo le, đầy kịch tính: hai ông bà đều là người tốt lành trước mặt Thiên Chúa và người xung quanh; thế nhưng họ không có con, vì bà Elisabét là người hiếm hoi. Vả lại cả hai đều cao tuổi rồi. Điều gì đã diễn ra trong tâm hồn Êlisabét gần ngót cả đời người, ít là kể từ khi bà kết hôn? Làm vợ mà không được làm mẹ, trong xã hội Do Thái thời ấy, chắc chắn là “một nỗi hổ nhục trước mặt người đời.” Trong nỗi hổ nhục này, Êlisabét đã có thái độ ra sao? Cùng với chồng mình, bà vẫn sống “công chính trước mặt Thiên Chúa,” vẫn vâng giữ “mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)