THỨ BẢY SAU CHÚA NHẬT
6 PHỤC SINH
BÀI ĐỌC: Cv 18, 23-28
23 Sau khi ở đó một
thời gian, ông ra đi, lần lượt qua miền Ga-lát và Phy-ghi-a và làm cho tất cả
các môn đệ được vững mạnh.
24 Có một người Do-thái
tên là A-pô-lô, quê ở A-lê-xan-ri-a, đã đến Ê-phê-xô; ông là người có tài hùng
biện và thông thạo Kinh Thánh. 25 Ông đã được học Đạo Chúa; với tâm
hồn nồng nhiệt, ông thường lên tiếng giảng dạy chính xác những điều liên quan
đến Đức Giê-su, tuy rằng ông chỉ biết có phép rửa của ông Gio-an. 26
Ông bắt đầu mạnh dạn rao giảng trong hội đường. Sau khi nghe ông nói, bà
Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la mời ông về nhà trình bày Đạo của Thiên Chúa cho
ông chính xác hơn.
27 Ông A-pô-lô muốn
sang miền A-khai-a thì các anh em khuyến khích ông và viết thư xin các môn đệ
tiếp đón ông. Khi đến nơi, nhờ ơn Chúa, ông đã giúp ích nhiều cho các tín hữu,28
vì ông mạnh mẽ và công khai bẻ lại người Do-thái, dẫn Kinh Thánh mà minh chứng
rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô.
ĐÁP CA: Tv 46
Đ. Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu. (c
8a)
2 Vỗ tay đi nào, muôn
dân hỡi!Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo!3 Vì Đức Chúa là Đấng
Tối Cao, Đấng khả uý,là Vua Cả thống trị khắp địa cầu.
8 Thiên Chúa là Vua
toàn cõi địa cầu, hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ. 9 Thiên Chúa
là Vua thống trị chư dân,Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả.
10 Kìa vương hầu các
dân tề tựu cùng dân Thiên Chúa, Chúa của Áp-ra-ham. Mọi thủ lãnh trần gian
thuộc quyền Thiên Chúa,Đấng siêu việt ngàn trùng.
TUNG HÔ TIN MỪNG:
Ga 16,28
Hall-Hall: Thầy từ Chúa Cha mà đến,
và Thầy đã đến thế gian. Nay Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha. Hall.
TIN MỪNG: Ga 16, 23b-28
23b Khi ấy, Đức Giê-su nói
với các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều
gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. 24 Cho đến nay, anh
em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của
anh em nên trọn vẹn.
25 Thầy đã dùng dụ ngôn
mà nói những điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói
với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở. 26
Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy
sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em. 27 Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến
anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. 28
Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến
cùng Chúa Cha.”
PHỤNG VỤ HOÀN TẤT ĐỨC
TIN
Giáo huấn
của Công Đồng Vat. II trong Hiến Chế Hội Thánh số 9 dạy: “Chúa không cứu con người cách
riêng rẽ thiếu liên kết”. Liên kết ở đây là ta phải kết hợp với Chúa
Giêsu,đồng thời liên kết với Hội Thánh là Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài, qua Đức
Giáo hoàng là hiện thân Chúa Kitô. Thực vậy, giáo lý Công Giáo dạy rằng: “Không thể có cộng đoàn Giám mục nếu không có
thủ lãnh Giáo hoàng, cũng là chủ thể có quyền bính trọn vẹn và tối cao trên
toàn thể Hội Thánh. Vì Đức Giáo hoàng là thủ lãnh của cộng đoàn Giám mục, nên
chính ngài, một mình ngài có quyền hành động trong một số việc mà các Giám mục
khác không có quyền. Thí dụ: Triệu tập và điều khiển cộng đoàn Giám mục, phê
chuẩn các Quy Luật hành động” (x Thông Tri số 3 của Hiến Chế Hội Thánh).
Sự hiệp
thông của các Kitô hữu trong Hội Thánh với vị thủ lãnh Giáo hoàng Roma, được
thể hiện trong Phụng Vụ của Hội Thánh Công Giáo: Trong Phụng Vụ mọi Kitô hữu
phải được hiệp thông với Vị Thủ Lãnh Tối Cao là Chúa Giêsu Phục Sinh. Vì “chỉ có một Thiên Chúa và cũng chỉ có một
Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại: một người là Đức Kitô
Giêsu, Đấng đã hiến mình làm giá chuộc thay cho mọi người” (1Tm 2,5-6).”Nhờ Ngài mà ta có mọi sự và cũng nhờ Ngài mà
ta được có” (1Cr 8,6b). Chính vì vậy mà Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Điều gì anh em xin cùng Chúa Cha, thì Người
sẽ ban cho nhân danh Thầy. Cho đến rầy anh em không xin gì nhân danh Thầy. Hãy
xin và anh em sẽ được, hầu anh em được vui mừng trọn vẹn. Ngày ấy (khi Thầy về
cùng Cha) anh em sẽ cầu xin nhân danh Thầy, và Thầy không bảo anh em là chính
Thầy sẽ phải xin Cha cho anh em, vì chính Cha yêu anh em, bởi anh em yêu
Thầy,và tin rằng: Thầy đã xuất tự Thiên Chúa” (Ga 16,23b-28: Tin Mừng).
Bởi thế
mà lời cầu nguyện kết thúc Phụng Vụ Hội Thánh luôn luôn nói: “Nhờ
Đức Kitô, Chúa chúng con”, dù hôm đó là lễ Trọng kính Đức Mẹ hay kính
thánh Gioan Bt, thánh Phao-lô v. v…, chúng ta cũng phải hiệp thông với Hội
Thánh mà cầu nguyện như thế.
Giáo huấn
của Công Đồng Vat. II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 8 nói: “Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự bằng cảm nếm trước Phụng Vụ
trên trời, chúng ta là những lữ khách đang tiến về Thánh Đô Giêrusalem trên
trời, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của Cung
Thánh, của Nhà Tạm đích thực; Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn
thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa: trong khi kính nhớ các
Thánh, chúng ta hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các ngài;chúng ta mong
đợi Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cho đến khi chính Người là
sự sống chúng ta sẽ xuất hiện, và chúng ta cũng sẽ xuất hiện với Người trong
vinh quang”.
Như
thế,ta có thể ví:Trên trời “nghệ sĩ Giêsu” diễn xuất theo ý “đạo diễn” Chúa
Cha, và “làn sóng Chúa Thánh Thần” phát đi từ Phụng Vụ Hội Thánh cử hành. Do đó
thánh Tông Đồ nói về giá trị cầu nguyện theo Phụng Vụ: “Ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, thì chính Thánh Thần đỡ đần
tình cảnh yếu đuối của ta. Vì cầu xin thế nào cho phải, ta nào có biết, song
chính Thánh Thần chuyển cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên xiết
khôn tả, và Thiên Chúa thấu suốt tâm can, biết Thánh Thần muốn nói gì,vì Thánh
Thần cầu thay nguyện giúp dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Vậy Chúa
Thánh Thần trong Phụng Vụ chính là Lời cầu
của Hiền Thê Chúa Kitô Giêsu (Hội Thánh), để cùng với Ngài là trung gian giữa
Thiên Chúa và nhân loại dâng lên Chúa Cha, có thế chúng ta mới được đón nhận
hết ơn này đến ơn khác (x Ga 1,16). Vì thế khi Hội Thánh cử hành Thánh Lễ, là làm
ứng nghiệm Lời Đức Giêsu: “Thầy từ Chúa
Cha mà đến, và Thầy đã đến thế gian. Nay Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa
Cha” (Ga 16,28: Tung Hô Tin Mừng), để hoàn tất việc thiết lập Phụng Vụ mới,
Ngài vừa là Chủ Tế, vừa là Bàn Thờ, vừa là Của Lễ (kinh Tiền Tụng Thứ Năm Phục
Sinh), thay thế cho Phụng Vụ Do Thái giáo. Cho nên nếu không có Chúa Giêsu làm
Chủ Phụng Vụ, thì lời cầu của cộng đoàn chỉ là tiếng kêu! Để phân biệt tiếng kêu với lời, ví dụ ta dạy con yểng
“chào khách”. Khi có người lạ đến nhà, nó cất tiếng kêu “chào khách”. Đó không
phải là lời chào thay chủ, khác với lời chào của chủ đón khách với tâm hồn hân
hoan. Mà ơn ta được Chúa ban qua Phụng Vụ là ơn nhưng không, ta ăn theo công
nghiệp của Chúa Giêsu và công đức của các Thánh (Tín Điều Các Thánh Cùng Thông
Công); còn ta, Chúa cần ta nhất bởi tình yêu thúc bách mà đến với Ngài tham dự
Thánh Lễ, dù chúng ta có chết vì tội đã phạm, Thánh Thần cũng làm cho chúng ta
trở nên công chính (x Rm 8,10). Cho ta được kiện toàn Đức Tin và lòng Mến của
ta. Chân lý này đã được mạc khải trong Bài đọc (Cv 18,23-28):
Ông
Apollo có khiếu ăn nói, ông lại rất thông thạo Kinh Thánh, và ông đã học biết
đạo Chúa, với tâm hồn nồng nhiệt ông đã lên tiếng giảng dạy một cách xác đáng
về Chúa Giêsu. Nhưng ông nói như con khiếu nói, đó là tiếng kêu chứ không phải
là do Thánh Thần nói trong ông. Vì ông chỉ mới nhận phép rửa của ông Gioan, ông
chưa lãnh Bí tích Thánh Tẩy, chưa được thông dự vào Phụng Vụ của Hội Thánh. Đến
khi ông Apollo gặp ông bà Aquila và Priskilla
là người Do Thái đã trở lại Công Giáo, Hội Thánh vẫn họp tại gia đình ông bà
này để cử hành Phụng Vụ (x 1Cr 16,19). Ông Apollo đã được ông bà này trình bày
cho ông cặn kẽ hơn về Đạo Lý của Thiên Chúa. Nhờ đó ông Apollo thêm uy tín, nên
được anh em khuyến khích và viết thư xin các môn đệ đón tiếp ông đến Khaia. Đến
nơi, nhờ ơn riêng ông đã giúp ích cho các kẻ tin, một cách hùng hồn, ông đã
công khai biện bác với người Do Thái, dẫn Kinh Thánh minh chứng rằng “Giêsu
là Đức Kitô”. Đó là cách ông làm cho “muôn dân vỗ tay reo hò mừng Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu” (Tv
47/46,2. 8a: Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Chỉ có một Thiên Chúa là Cha, do tự Người mà có mọi sự, và vì
Người mà ta được có. Và chỉ có một Chúa, Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài mà có mọi sự,
và cũng nhờ Ngài mà ta được có (1Cr 8,6).
Lm GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH