NGƯỜI
GIÀU THỰC SỰ
Keo kiệt với chính
mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông
là Chuck Feeney.
Ông đã 76 tuổi,
ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa
từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không
hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh
sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng
xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặt khác, nếu bạn
cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối
chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc
bạn tắt đèn.
Một ông già keo
kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì
chăng?
Ông đã từng cống
hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại
học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẩu thuật sứt môi hở
hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người
sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính
mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt,
Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn
lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn
400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên
một tấm gương cho những người giàu có: "Hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người." Bill Gates và
Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của
mình.
Sau khi việc
thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với
ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng
dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn
của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết
trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui
vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống,
cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời
đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm
không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào!!”
Kể xong câu
chuyện, Chuck Feeney nói:
“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi
người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể
mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời!!”
Truyền thông hỏi
Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của
ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi!!”
Ai cũng thích tiền, vì có tiền là gần như có tất cả. Thế
nhưng người xưa có câu cách ngôn, ”tiền bạc
là tên đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu.”
Đúng thế, có nhiều tiền trong tay có thể làm cho ta sống như một người vô thần, chỉ muốn
hạnh phúc ở đời này với hai tay đầy tiền bạc; Thế nhưng ngay ở đời này, lòng
tham làm cho đồng tiền trở nên dây xích ràng buộc ta, biến ta trở thành nô lệ cho nó, khốn cực vì
nó:
Thức đêm
vì của cải làm hao mòn thân xác,
bận tâm về
nó sẽ mất giấc ngủ ngon.
Bận tâm vì
sinh kế cũng không sao chợp mắt,
lâm cơn bệnh nặng là mất
giấc ngủ ngon.” (Hc 31,1-2)
Sự chết cho biết ý
nghĩa sau hết của tiền bạc, của cải:
”Kìa thiên
hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần
dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài
sản mình cho người khác.
Tuy họ lấy
tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc
đất mới thật là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn
kiếp.” (Tv 49,11-12)
Vì thế người giàu thực sự là người khôn ngoan, biết đặt đồng tiền
vào vị trí đúng thực của nó, vị trí của một tên đầy tớ:
Phúc thay
ai giàu có mà vô tội,
không chạy
theo của cải, tiền tài.
Người đó
là ai để chúng ta khen là có phúc,
vì trong dân mình người
đó khiến cho bao người thán phục?” (Hc 31,8-9)