Dùng Facebook
riết rồi mang bệnh "nhảm"?
Facebook nên là công cụ giúp cho việc học tập, nghiên cứu, giao lưu
kết bạn tích cực, hơn là chỗ cổ xúy cho xu hướng "nhảm" trong đó có
việc "quăng bom", "ném đá" bất kỳ ai theo ý thích cá nhân.
TTO - Không lâu sau
khi các trang mạng xã hội ra đời và phát triển ồ ạt, các chuyên gia tâm lý xã hội
đã cảnh báo bên cạnh hội chứng nghiện các trang mạng xã hội, trong đó có
Facebook, là xu hướng "nhảm" ở người dùng các trang này.
Một người trước kia
tính cách khá chuẩn, sau thời gian không lâu sử dụng Facebook dễ "ngã bệnh":
bệnh "nhảm"!
Đừng để những “cơn giận” trên Facebook (FB)
là hệ lụy
của một quá trình dồn nén cảm xúc.
của một quá trình dồn nén cảm xúc.
Nếu như lúc đầu khi bắt
đầu sử dụng Facebook, người chơi chỉ đăng những hình ảnh kỷ niệm vui vẻ với bạn
bè, người thân cùng với những dòng status vui hay biểu hiện tâm trạng, nhận định
gì đấy về các vấn đề xã hội. Theo thời gian, cùng với mức độ nghiện Facebook,
người chơi bắt đầu tỏ ra dễ dãi khi "share" (chia sẻ) hoặc
"like" (thích) những hình ảnh, những status có phần hơi "rẻ tiền"
với suy nghĩ đơn giản "chỉ là vui thôi mà".
Dần dà không khó để nhận
ra mức độ "nhảm" ngày càng tăng đô khi người dùng Facebook liên tục
đăng những hình ảnh vô thưởng vô phạt và những câu status bày tỏ tâm trạng có
phần nhí nhố: hừng sáng thức dậy cũng chụp hình quăng lên "phây", cà
phê cũng lên "phây", ăn mì gói cũng quăng lên "phây";
"vui cũng lên "phây", buồn cũng lên "phây", không vui
không buồn thì vẫn chỉ là "phây"... Rồi thì lập hội, lập nhóm nói xấu
người này, tung hê người khác...
Bản thân người viết vốn
dĩ có khá nhiều bạn, trong đó có cả bạn ở lứa tuổi khá trẻ, nhận thấy rằng tình
trạng "nhảm" không chỉ có ở giới trẻ.
Một giáo viên nữ khi
còn là sinh viên vốn kỹ tính và điềm đạm, khi vừa ra trường lập tức tỏ ra là
con nghiện Facebook thứ thiệt. Cô này lúc đầu đăng hình ảnh về mái trường cũ thời
sinh viên với những dòng status dễ thương, rồi mái trường mầm non mới chuyển về
công tác với những dòng Facebook yêu trẻ. Khi sự cố bảo mẫu hành hạ trẻ em xảy
ra thì cô này cũng bày tỏ chính kiến bằng status trên "phây" của
mình. Ngay sau khi có nhiều comment của bạn bè bày tỏ ý kiến khác quan điểm thì
lập tức bị cô này "ném đá" bằng những ngôn từ vốn không nằm trong môi
trường sư phạm.
Sau đó không lâu bạn
bè dễ nhận ra cô này "tuột dốc" hay "quá trớn" khi cho đăng
lên "phây" của mình những hình ảnh "tự sướng" trước khi ngủ,
khi thức dậy, vừa thay đồ chuẩn bị đến trường, khi ăn cơm ở căntin; rồi thì nói
xấu đồng nghiệp, lãnh đạo... Nói chung là đủ trò (!).
Tương tự, giới trẻ,
trong đó có học sinh phổ thông, cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Họ cũng dễ trở
thành những con nghiện Facebook. Bên cạnh không nhiều bạn trẻ sử dụng Facebook
thông minh, thì không ít bạn trẻ cũng rơi vào vòng xoáy "nhảm" chung
của dân chơi "phây".
Ở đó, với tâm lý của
người mới lớn, ít vốn sống, kém kỹ năng... bạn trẻ sẵn sàng tung lên
"phây" đầy đủ cung bậc cảm xúc, ái ố có, hỉ nộ có, và các bạn tỏ ra
vô tư khi nghĩ rằng trên tường "phây" của mình thì mình có quyền, ai
không thích thì đơn giản là... đừng có "ngứa mắt" nhảy vào mà kiếm
chuyện (?!).
Không khó để nhận ra
trên tường "phây" của các bạn ngoài những hình ảnh "tự sướng"
là những hình ảnh, dòng status sưu tầm từ vô số trang mạng mà không ai có thể
quản lý nổi, cùng những status, lời bình cho tất cả đối tượng, lĩnh vực xã hội
theo ý thích của các bạn. Trong đó, nói xấu nhà trường, thầy cô... chỉ là một
trong những nội dung giữa hỗn mang thông tin ấy.
Các bạn quên rằng thế
giới mạng nói chung, mạng xã hội hay Facebook nói riêng, tuy là ảo nhưng người
dùng là thật. Những hình ảnh, những status tưởng như vô thưởng vô phạt ấy thật
ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những cá nhân cụ thể được đề cập, và hành vi
"nói xấu" hay "xuyên tạc" của người dùng Facebook hoàn toàn
có thể vi phạm pháp luật.
Không ai có thể và
cũng không nên cấm giới trẻ, trong đó có học sinh, sử dụng Facebook. Cũng như
không thể cấm các bạn biểu lộ suy nghĩ, quan điểm, cảm xúc cá nhân trên tường
"phây" nhà mình.
Nhưng nhà trường và thầy
cô hoàn toàn có thể giúp các bạn cách trở thành người sử dụng Facebook có văn
hóa và thông minh mà trong đó Facebook nên là công cụ giúp cho việc học tập,
nghiên cứu, giao lưu kết bạn tích cực, hơn là chỗ cổ xúy cho xu hướng "nhảm"
trong đó có việc "quăng bom", "ném đá" bất kỳ ai theo ý
thích cá nhân.
KTS Lê Công Sĩ