Đặt
Mình Thánh (mời quì)
(Hát
một bài tôn thờ Thánh Thể)
Lời
dẫn:
Theo
thánh Gioan, Bữa Tiệc Ly là bắt đầu cho hành trình Chúa Giêsu về với Chúa Cha.
Nửa đầu Phúc Âm Gioan thuật lại việc Chúa Con, Ngôi Lời nhập thể, đã từ trời mà
đến với nhân loại; nửa sau, từ chương 13 thuật lại hành trình của Ngài về với
Chúa Cha, mở đường cho những ai đã kết hợp nên một với Ngài bước vào hạnh phúc đời đời.
Bữa
Tiệc Ly là lời chia tay, nhưng là lời chia tay để ngày mai tái hợp trong vinh
quang và hạnh phúc.
Sự
kết hợp muôn đời trong vinh quang đã được bắt đầu từ hôm nay trong việc tuân giữ
mọi điều Chúa truyền dạy, kết hợp với tình yêu Thiên Chúa, và sự bình an của
thiên đàng cũng được bắt đầu từ hôm nay cho những ai sống kết hợp với Chúa.
Lời
Chúa: (mời đứng)
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan, (Ga 14,23-26)
Khi
ấy, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời
Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.
Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải
là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.
Đó
là Lời Chúa.
Suy
niệm: (mời ngồi)
Chúa
Giêsu nhiều lần nhấn mạnh sự kết hợp giữa Ngài với Chúa Cha.
Khi
nói đến kết hợp với ai, người ta thường nghĩ đến việc bỏ qua những khác biệt,
hay khéo léo xoay xở những khác biệt để cả hai cùng hiện diện và cộng tác với
nhau cho một mục đích chung.
Chúa
Giêsu đã trao cho loài người kiểu mẫu tột đỉnh cho mọi sự kết hợp, đó là sự kết hợp
giữa Ngài và Chúa Cha. Hơn mọi sự kết hợp, đó là sự kết hợp trong bản
tính giữa Chúa Cha và “lời của Ngài”, sự kết hợp của tình yêu: “Thầy và Cha
Thầy là một.”
Đây
thực là một tin mừng cho mọi người: Thiên Chúa không còn ở xa con người nữa, “Lời
Chúa” đã nhập thể để nói với con người bằng tiếng nói của con người: ai cũng
có thể nói chuyện với Thiên Chúa, qua Đức Kitô - Ngôi Lời nhập thể; và ai cũng
có thể theo kiểu mẫu của Đức Kitô, trong Đức Kitô, mà nên một với Thiên Chúa
ngay trong bản tính con người của mình: “Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với
người ấy.”
Kiểu
mẫu Đức Kitô đưa ra là sự kết hợp nên một trong ý muốn với Chúa Cha: “lời
anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”.
Ý
muốn của Thiên Chúa là tình yêu, vì Chúa là tình yêu.
Không
chỉ nối kết các tâm hồn con người với nhau, tình yêu còn là phép lạ lớn nhất
Chúa đã đặt trong bản tính con người để nối kết con người với Thiên Chúa, và công
trình sáng tạo của Chúa sẽ đạt tới sự hoàn hảo nơi ai biết cộng tác với ơn Chúa
mà trở nên tình yêu, đồng hình đồng dạng với Chúa: “anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5,48)
Tình
yêu không chỉ là một lời khuyên mà còn là một mệnh lệnh, là điều răn thu tóm mọi
điều răn. Chúa đã ban mười điều răn, nhưng “mười điều răn ấy tóm về hai này
mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như
mình ta vậy. Amen”.
Không
chỉ dạy bảo mà chính Đức Kitô, bằng cuộc sống của mình, đã cho mọi người một kiểu
mẫu hết sức cụ thể về lời dạy đó: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương
anh em.”
Thánh
Augustinô đã khéo léo giới thiệu về lời dạy tình yêu này bằng câu hỏi “thế
nào là chân dung của tình yêu?”
Ngài
không trả lời bằng phép ẩn dụ khi so sánh tình yêu với ánh mắt trẻ thơ hay bông
cúc dưới ánh mặt trời. Nhưng trả lời một cách thực tế hơn: “Tình yêu có đôi
chân đến với người nghèo túng. Tình yêu có đôi mắt nhìn thấy cảnh cơ cực và
túng thiếu. Tình yêu có đôi tai lắng nghe những tiếng thở dài và nỗi buồn phiền
của người khác. Tình yêu là thế đó”.
Cầu
nguyện: (mời quì)
Lạy
Chúa Giêsu Thánh Thể,
Lời
ngôn sứ Isaia về Đấng Cứu Thế đã giúp chúng con nhận ra được ngay dung mạo của
Chúa: Hết sức hiền lành, hết sức nhân hậu: “Ngài sẽ không kêu to, không nói
lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, không đành bẻ
gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.” (Is 42,2-3)
Hạnh
phúc của người khác là mối quan tâm đầu tiên và căn bản của Chúa: Chúa đến “để
mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi
ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm." (Is 42,7)
“Lạy
Chúa, con người có là chi, mà Chúa cần biết đến? Phàm nhân đáng là gì, mà Chúa
phải lưu tâm?” (Tv 144,3)
Đúng
thật chúng con chẳng là gì trước mặt Chúa, nhưng cái nhìn của tình yêu đã làm
cho mỗi người chúng con có một chỗ riêng biệt trong trái tim Chúa. Ngay cả người tội
lỗi cũng không bị bỏ quên trong cái nhìn yêu thương của Chúa: Khi người
Pha-ri-sêu và các kinh sư thuộc nhóm của họ lẩm bẩm trách các môn đệ Chúa Giêsu
đã theo Chúa mà ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi, Chúa trả lời rằng: "Người
khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi
người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." (Lc
5,31-32)
Lạy
Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đang ở đây với chúng con không phải vì chúng con tốt
lành, đẹp lòng Chúa, hay vì chúng con khỏe mạnh, nhiệt thành trong việc tông đồ.
Chúa đang ở đây với chúng con vì chúng con đau yếu cần người chăm sóc, Chúa yêu thương
chúng con vì chúng con tội lỗi, chẳng được ai thương.
Thánh
Augustinô nói, “tình yêu là thế đó” sau khi diễn tả chân dung đích thật của tình yêu
là đôi chân đến với người nghèo, đôi mắt thấy được cảnh cơ cực của người túng thiếu,
đôi tai nghe được nỗi lòng của người phiền muộn…
Câu
nói của thánh nhân làm chúng con xúc động thấy được đó chính là tình yêu Chúa
dành cho chúng con, những người bất xứng, khốn cực trăm bề...
Nhưng
lạy Chúa, niềm sung sướng thấy mình được Chúa yêu thương đi đôi với nỗi xấu hổ
thấy mình còn xa lắm với tình yêu Chúa trong cách ứng xử với anh chị em chung
quanh.
Qua
cách ứng xử với tha nhân mà chúng con đo lường được trái tim của mình. Chúng
con tưởng rằng mình yêu mến Chúa nhiều lắm, nhưng câu nói của Chúa tỏ cho chúng
con thấy mình còn xa lắm trên con đường tình yêu. Chúa nói rõ ràng ‘Ai yêu mến
Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy’, chúng con nói rằng mình yêu mến Chúa nhiều lắm, nhưng
giữ lời Chúa thì còn… ít lắm!
Giữ
luật yêu thương thật khó khăn, nhưng chẳng có gì lớn lao hơn mà Chúa không ban
cho chúng con khi chúng con giữ lời Chúa dạy. Đức Mẹ được sứ thần chúc mừng, “kính
chào Bà đầy ơn phúc”, lý do của lời chúc mừng là “Chúa ở cùng Bà”, và câu trả lời tuyệt diệu của Đức Mẹ là, "xin cho thánh ý Chúa được thực hiện." .
Phần chúng con, xin
cho chúng con thấu hiểu được tình Chúa yêu thương và được tràn đầy lòng yêu mến Chúa,
chúng con sẽ giữ lời Chúa, chúng con sẽ bắt đầu sống niềm tin bằng sự quan tâm
chăm sóc đến mọi người sống chung quanh chúng con. Khi đó, chúng con sẽ được
chia sẻ phần phúc của Đức Mẹ, như chính Chúa đã hứa: "Ai yêu mến Thầy,
thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở
lại với người ấy.”
“Ai
yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.” (Ga 14,23)
Hát: “Tình
yêu Thiên Chúa, như trăng như sao...”
Lm. HK