THỨ TƯ – TUẦN 8
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Lạy Thiên Chúa của muôn loài, xin cứu chúng tôi (Hc 36,1).
Đang làm công
tác tình nguyện tại một ngôi nhà của những kẻ đào tẩu, Anne Donohue bỗng nổi
giận với Thiên Chúa. Cô tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa không biểu lộ sự quan tâm
đối với họ, điều mà cha mẹ họ đã không làm? Tại sao Thiên Chúa không biểu lộ
với họ tình yêu mà cha mẹ họ đã không biểu lộ? Tại sao chứ? Rồi cô chợt hiểu
rằng Thiên Chúa muốn làm điều đó, nhưng Ngài chỉ có thể thực hiện được qua
chúng ta. Chúng ta là tiếng nói của Thiên Chúa, là cánh tay của Thiên Chúa và
là trái tim của Ngài.
Lần cuối cùng một ai đó
nghe thấy tiếng Chúa nói với họ qua giọng nói của tôi, cảm thấy Thiên Chúa đang
cất gánh nặng cho họ nhờ đôi tay của tôi, và cảm nhận Thiên Chúa đang yêu
thương họ bằng trái tim của tôi là khi nào?
Hiroshima
Con người đến được Sao Kim, nhưng vẫn chưa học được cách sống
đối với vợ mình. Con người thành công trong việc kéo dài sự sống, nhưng lại sát
hại 6 triệu anh em một lần. Con người có đủ sức hủy diệt bản thân và trái đất
này. Và đó là điều đã xảy ra, nhưng con người hãy nên dừng lại để học sống yêu
thương (Harper Lee).
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của cải hư nát mà
anh em đã được cứu thoát… Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Chúa
Kitô” (1Pr 1,18-19).
Albrecht Durer
là một họa sĩ người Đức sống vào khoảng thế kỷ 16. Một trong những bức họa nổi
tiếng của ông có tên là “Xuống từ Thập giá” mô tả cảnh tháo xác Chúa Giêsu
xuống khỏi Thập giá. Một chi tiết gây xúc động trong bức họa là sự kiện một môn
đệ giữ mạo gai được tháo khỏi đầu Chúa Giêsu. Durer đã vẽ một môn đệ ấn ngón
tay vào một trong những gai nhọn để cảm nghiệm được nỗi đau đớn mà Chúa Giêsu
phải chịu khi đội mạo gai.
Tôi đã hiểu thế nào về cái
giá mà Chúa Giêsu phải trả để cứu rỗi tôi?
Đừng
ngạc nhiên vì đau khổ, thử thách bạn phải chịu. Tốt hơn, hãy vui mừng vì được
chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa, nhờ đó bạn có thể vui sướng khi hào quang Ngài
tỏa rạng.
Bài Tin Mừng:
[Một ngày kia, Chúa Giêsu nghe thấy các môn đệ tranh luận
xem ai là người lớn nhất, Ngài bảo họ:] “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải
làm người phục vụ anh em” (Mc 10,43).
Tiến sĩ
Elisabeth Kubler-Ross, cựu giáo sư tâm thần ở đại học Chicago, đã làm một cuộc phỏng vấn hàng trăm
người khi họ gần kề cái chết. Những người này thường nói đến cuốn phim đời họ
tái hiện chớp nhoáng về những điều họ đã nói và làm. Tiến sĩ Kubler-Ross nói:
“Khi giờ chết đến, bạn sẽ thấy chỉ có hai điều thích đáng, đó là sự phục vụ và
tình yêu của bạn đối với người khác. Tất cả những thứ mà chúng ta tưởng là quan
trọng, như danh vọng, tiền tài, uy tín, quyền lực điều vô nghĩa”.
Sự phục vụ và tình yêu đã
được thể hiện ra sao trong đời tôi?
Hãy là con đường cho người khác đi qua rồi quên mất (Paul Claudel).