TUẦN 33 – THỨ SÁU
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Giuđa
Macabê và các ông đã nói: “Này các địch thù của ta đã bị thảm bại, ta
hãy lên thanh tẩy và tái thiết Nơi Thánh [đã bị tục hóa]”. Và họ đã làm
lễ cung hiến Tế đàn suốt tám ngày. (1M 4,36.56)
Một
nhà văn Công giáo đã so sánh Đền thờ bị dân ngoại tục hóa với tâm hồn
bị tội lỗi làm hoen ố. Ông cũng so sánh việc tái cung hiến Đền thờ với
việc giao hòa của tâm hồn với Thiên Chúa sau khi phạm tội. Như việc tái
cung hiến Đền thờ tẩy sạch những ô uế do dân ngoại gây ra, việc giao hòa
của tâm hồn cũng thanh tẩy nhơ bẩn do tội lỗi gây nên.
Sự giao hòa giữa tôi với Thiên Chúa diễn ra thế nào sau khi tôi phạm tội?
Thiên Chúa phán: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son cũng ra trắng như tuyết” (Is 1,18).
Bài đọc 1 Năm chẵn:
[Gioan
mô tả một thị kiến khác, trong đó một thiên thần bảo ông nuốt cuốn sách
nhỏ,] . Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong
miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ
tôi cay đắng (Kh 10,10)
Việc
nuốt cuốn sách tượng trưng cho việc hấp thụ Lời Chúa. Sách Khải Huyền
chứa đựng những lời hứa ngọt ngào về những chiến thắng dành cho người
kitô hữu. Nhưng chiến thắng này đòi hỏi phải chịu khổ. Ở đây có một
nguyên tắc căn bản được thực hiện. Cuộc sống kitô hữu tiếp tục lời hứa
về cuộc sống vĩnh cửu, nhưng kitô hữu phải chuẩn bị trả giá cho cuộc
chiến đấu vì sự sống vĩnh cửu.
Tôi có sẵn sàng chiến đấu, hy sinh trong hiện tại để đạt cuộc sống vĩng cửu trong tương lai không?
Không người kitô hữu nào thoát khỏi lao nhọc trên đường tiến vào Đất Hứa (Evelyn Underhill).
Bài Tin Mừng:
[Chúa
Giêsu đuổi những con buôn ra khỏi Đền thờ và nói:] “Đã có lời chép
rằng: Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào
huyệt của bọn cướp” (Lc 19,46)
Đền
thờ có bốn sân, tức bốn khu thờ phượng đặc biệt dành cho tư tế, đàn
ông, đàn bà, và dân ngoại. Những súc vật và chim câu làm lễ tế được bán
một cách âm thầm trong sân dân ngoại. Nhưng chẳng bao lâu, bầu khí yên
tĩnh ở đây đã biến thành khu chợ ồn ào. Tệ hơn nữa, những kẻ buôn bán vô
lương tâm bắt đầu bóc lột những khách hành hương ngay thơ. Khi những
người canh giữ Đền thờ làm ngơ, thì Chúa Giêsu đã can thiệp vào.
Sự
quan tâm của Chúa Giêsu đối với bầu không khí cầu nguyện trong Đền thờ
nhắc nhớ tôi về vai trò của bầu khí phải có trong khi cầu nguyện. Nó mời
gọi tôi xét xem liệu một ánh nến, một thánh giá hay một bức tượng có
thể đem lại bầu khí phong phú hơn cho việc cầu nguyện của tôi không?
Khi vẻ đẹp làm ta choáng ngợp, ta sẽ dễ dàng cầu nguyện (Richard C.Cabot).