THỨ BẢY - TUẦN 6 PHỤC SINH
Bài đọc 1
[Một người Do thái tên
là Apollo đến Êphêsô] Ông đã được học Đạo Chúa. Với tâm hồn nồng nhiệt, ông
thường lên tiếng giảng dạy chính xác những điều liên quan đến Chúa Giêsu (Cv
18,25).
Một bà cụ từng sống trong nhà tù trước khi biến cố Đông Âu xảy ra
năm 1989. Bà đã gửi cho đứa cháu trai sống ở Hoa Kỳ những lá thư chứa đầy lời
lẽ Kinh Thánh. Ban đầu, người cháu nghĩ có lẽ đó là những bản mật mã gì đó.
Nhưng về sau, anh đã khám phá ra đó chỉ là cách mà bà nội của anh đã dùng để
khiến các nhân viên kiểm duyệt vô thần, xem xét kỹ và đọc nó. Có thể một trong
những lá thư đó đã chạm được vào trái tim của họ.
Chính Apollo cũng đã có một
nhiệt tình như thế đối với niềm tin.
Tôi đã làm được gì để phát
huy nhiệt tình của tôi đối với niềm tin?
Lòng nhiệt thành dẫn đến
những nghĩa cử anh hùng (S.M. Dubnov).
Bài Tin Mừng _ suy niệm 1
[Chúa Giêsu nói:] “Anh
em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Ngài sẽ ban cho anh em, nhân danh Thầy. Cho đến
nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được.” (Ga
16,23.24).
Một bộ phim hoạt hình mô tả một con sâu nhỏ nhìn sát một con sâu
khổng lồ. Sau khi chăm chú nhìn một lúc, con sâu nhỏ nói: “Anh là loại sâu gì thế?” Con sâu khổng lồ nói: “Tôi là con bọ ngựa cầu nguyện.” Con sâu
nhỏ nói: “Qủa là buồn cười. Sâu bọ đâu có
cầu nguyện.” Vì điều đó, con bọ ngựa chộp lấy con sâu nhỏ và bóp cổ, mắt
con sâu nhỏ lồi ra, nó la lên: “Lạy Chúa,
xin giúp con.”
Một số người giống như con sâu nhỏ đó. Họ không màng đến, ngay cả
cười cợt việc cầu nguyện, cho đến khi gặp nguy hiểm, lúc đó họ mới kêu lên: “Lạy Chúa, xin giúp con.”
Điều gì thúc đẩy tôi tiếp
tục cầu nguyện, nhất là khi Thiên Chúa không đáp lời, thậm chí không nghe tiếng
tôi?
Thiên Chúa trì hoãn
không có nghĩa là Ngài phủ nhận.
Bài Tin Mừng _ suy niệm 2
[Chúa Giêsu nói:] “Chúa
Cha sẽ ban cho anh em những gì anh em xin nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em
đã chẳng xin gì nhân danh Thầy; cứ xin và anh em sẽ được” (Ga 16,23-24).
Roland Stair kể câu truyện này: một cha tuyên úy bệnh viện một bệnh
nhân đồng hương với ngài đang nằm ở phòng 164. Nhưng khi ngài đến, bệnh nhân
không có ở đó. Ngài xin lỗi bệnh nhân cùng phòng và nói: “Có lẽ tôi nhầm lẫn.” Bệnh nhân đó đáp lại: “Cha có mặt ở đây không phải là nhầm lẫn. Con đã cầu nguyện để có được
can đảm chuyện trò với cha, nhưng con không thể tự mình làm được điều đó. Bây
giờ cha đến đây do nhầm lẫn. Nhưng không, chẳng có gì nhầm lẫn.”
Trong đời sống, có điều gì
tôi muốn làm nhưng lại thiếu can đảm để làm? Tôi có thể làm gì để phá vỡ tình
trạng này?