THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Bài đọc 1
Trong đêm bị nộp, Chúa
Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Đây là Mình
Thầy, hiến tế vì anh em” (1Cr 11,23-24).
Năm 1985, tất cả các chương trình tin tức truyền hình đều đưa tin
về một phụ nữ bị kẹt dưới một cần trục bị rớt ở Nữu ước. Các bác sĩ cố gắng giữ
cho bà ta sống đến khi một cần trục được đưa đến để nhấc cần trục bị rớt lên.
Họ truyền dịch, máu và hàng tá thuốc giảm đau. Rồi giây phút bi kịch đến, người
phụ nữ xin được rước lễ. Các máy quay phim cũng quay cảnh này. Cuối cùng, người
phụ nữ được cứu thoát và được chuyển đến bệnh viện, tại đây đội ngũ bác sĩ đã
cứu sống bà ta.
Khi tưởng tượng mình là người phụ nữ bị thương dưới
cần trục đó, tôi suy nghĩ gì lúc Rước Mình Thánh Chúa?
Ai ăn bánh này sẽ được
sống muôn đời. (Ga 6,51)
Tin Mừng _ suy niệm 1
[Chúa Giêsu] rời bàn ăn,
cởi áo ngoài ra, lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Ngài đổ nước vào chậu, và bắt đầu
rửa chân cho các môn đệ. (Ga 13,4-5)
Trong cuốn sách “Vị tướng đáng mến” Donald Hankey kế về một vị
tướng quan tâm thế nào đến đôi chân của những người lính. Sau cuộc hành quân
dài, ông ngồi xuống và xem xét những trường hợp tệ nhất, nếu vết sưng nơi chân
cần mổ, đôi khi ông tự tay làm lấy. Hankey nói: “Chẳng có gì giả tạo trong việc làm này. Dường như có Chúa Kitô trợ
giúp, và chúng tôi càng tỏ ra yêu mến và kính trọng Ngài hơn vì điều đó.”
Dường như có Chúa Kitô trợ giúp ra sao trong sự quan
tâm của tôi đối với người cùng sống và làm việc với tôi?
Đừng thỏa mãn với việc
cho đi tiền bạc. Tiền bạc mà thôi chưa đủ, còn cần tấm lòng yêu thương nữa (Mẹ
Têrêsa)
Tin Mừng _ suy niệm 2
[Trong bữa ăn cuối cùng,
Chúa Giêsu nói:] “Thầy là Chúa và là Thầy mà rửa chân cho anh em… Thầy đã nêu
gương cho anh em, thì anh em cũng sẽ làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga
13,14-15).
Một nhóm kitô hữu Trung Hoa mời một học giả Kinh thánh người Mỹ đến
Trung Hoa để thực hiện một cuộc hội thảo về Kinh thánh. Trong quá trình hội
thảo, vị học giả yêu cầu các học viên chọn một đoạn Tin Mừng _ suy niệm gây ấn
tượng cho mình nhất. Ông ta ngạc nhiên, vì các kitô hữu Trung Hoa không chọn
Bài giảng trên núi, Bài tường thuật về cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa
Giêsu, nhưng họ chọn đoạn Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ.
Hành động “rửa chân” nói với tôi điều gì về Chúa
Giêsu? Tôi có thể bắt chước hành động “rửa chân” của Chúa Giêsu như thế nào?
Niềm tin của tôi có thể
dời núi chuyển non, nhưng nếu không có tình yêu, tôi chẳng là gì cả (1Cr 13,2)