THỨ HAI – TUẦN THÁNH
Bài đọc 1
Thiên Chúa phán: “Đây là
người tôi trung của Ta… người Ta tuyển chọn… Cây lau bị dập, Ngài không bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi” (Is 42,1.3).
Một giáo viên nói với Ernest Hemingway: “Hãy quên việc viết lách đi, em không thành công vì việc đó đâu.” Một
huấn luyện viên bảo Fulton Sheen: “Anh là
người nói dở nhất tôi đã từng nghe.” Hemingway và Sheen đã cương quyết vượt
qua nhận định tiêu cực của người khác. Nhưng có bao nhiêu người trẻ đã có được
thái độ như vậy? Biết bao người đã có những ước mơ bị tan vỡ chỉ vì không vượt
qua được nhận xét tiêu cực của người khác.
Điều đó khác biệt biết bao với Chúa Giêsu, người tôi trung của
Thiên Chúa. Người nhẹ nhàng và nhạy cảm khi tiếp xúc với người khác. Ngài không
bẻ gẫy cây sậy đã dập, không nỡ tắt đi tim đèn leo lét. Ngài luôn khuyến khích
và ủng hộ tôi.
Tôi làm gì để ủng hộ người khác khi tiếp xúc với họ?
Lòng tự ái hiện diện
khắp nơi, hãy tế nhị. (J.Masai)
Tin Mừng _ suy niệm 1
[Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà Lazarô, Martha và
Maria. Khi Maria xức dầu thơm đắt giá lên chân Chúa Giêsu, Giuđa phàn nàn:]
“Sao không bán dầu thơm đó… mà cho người nghèo?” Y nói thế, không phải vì lo
cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho
mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. (Ga 12,5-6)
William Barclay nói về việc Maria xức dầu thơm chân Chúa Giêsu: “Giuđa mới nhìn thấy một cử chỉ yêu thương
như thế và gọi đó là một sự lãng phí. Y là một người hay ghen tỵ và có cái nhìn
ghen tỵ.” Phản ứng của Giuđa minh họa cho điều quan trọng này: chúng ta có
khunh hướng không nhìn thấy bản chất đích thực của sự việc, mà chỉ nhìn theo
cách suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta thường suy nghĩ sự việc qua lăng kính của
suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực của chính chúng ta.
Chúng ta trở nên như
những gì chúng ta nghĩ. (Thích Ca)
Tin Mừng _ suy niệm 2
[Khi một phụ nữ xức dầu thơm lên chân Chúa
Giêsu, Giuđa đã chỉ trích nàng: nên bán nước hoa để lấy tiền cho người nghèo].
Nhưng Chúa Giêsu nói: “Hãy để cho cô ấy yên…” Người nghèo thì anh em luôn có
bên cạnh, còn Thầy, anh em không có mãi đâu” (Ga 12,7-8).
Thomas Carlyle, một văn sĩ của thế kỷ 19, thường tỏ ra hờ hững với vợ
mình. Khi nàng chết đi, một cách bất ngờ và đột ngột, ông ta rơi vào tình trạng
chán nản tột đột. Nhiều đêm không ngủ, ông nằm trong bóng đêm và than khóc: “Gía như tôi có thể thấy nàng một lần nữa.
Giá như tôi có thể nói với nàng rằng tôi yêu nàng.”
Câu truyện về Carlyle và về người phụ nữ xức dầu
thơm đắt tiền lên chân Chúa Giêsu mời gọi tôi khám phá những bày tỏ tình cảm
của tôi đối với người tôi yêu.
Tội lỗi xấu xa nhất đối
với đồng loại không phải là ghét bỏ họ, nhưng là hờ hững với họ. Đó là bản chất
của tính vô nhân đaọ. (George Bernard Shaw)