NGHỆ THUẬT LÀM TRƯỞNG


B. GÂY THIỆN CẢM
1. QUÊN MÌNH MÀ THƯƠNG NGƯỜI
Sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác vài tháng sau là có nhiều bạn. Trái lại, cố tìm cho người ta quan tâm đến mình, là công dã tràng, - thất bại và còn ăn hại!
Tâm lý: hễ xem bức ảnh chụp chung là tìm mặt của Mình, mở miệng ra là nói Tôi.
Coi người đưa ma, mà đoán được người chết, khi sống đã quên mình, lo cho kẻ khác.
Viết sách: thương và chú ý đến độc giả, sẽ được họ thương lại.
Làm kịch: vì khán giả mà luyện cử chỉ, điệu bộ, lời nói, sẽ được họ mộ mến.
Thăm ai: quên mình, không sợ mất công, mất giờ, chỉ biết lo làm vừa lòng họ, họ mến.
Ghi trên lịch ngày sinh nhật của bạn bè, gửi thơ mừng họ, thành công vô cùng.
Để dành TEM, biếu bạn nào ưa.
Nói ĐIỆN THOẠI cách êm dịu, niềm nở với bất cứ ai bên kia đầu dây.
Kết: thành thực chú trọng đến mọi người, sẽ được mọi người chú trọng lại.
2. NỤ CƯỜI ĐÁNG BẠC TỶ
Son phấn, gấm vóc, làm đẹp không được ai chú ý, mà có NỤ CƯỜI! (thành thực, tự đáy lòng).
Cười vì thương, vì sung sướng gặp người đó. Nếu không, nụ cười vô duyên, dễ ghét.
Phải mở “chiến dịch” cười tươi, thành thực với bất cứ ai mà ta sẽ gặp, ngay cả với vợ chồng, không phải lúc nào vợ chồng cũng dễ cười với nhau.
Vào nhà người ta, mà đưa mặt ma lầm lì, hoặc cười vô duyên là hỏng cuộc thăm viếng.
Châm ngôn Tàu: “Không biết mỉm cười đừng mở tiệm”.
Nụ cười: không mất vốn - lợi to - làm nhớ lâu - vốn vô tận - gây hạnh phúc - thuốc mầu làm tan lo âu nản chí - càng sử dụng càng phong phú - người càng sầu khổ chán nản, họ càng cần ta tặng họ nụ cười.
3. NHỚ TÊN
Càng nhớ nhiều tên, năng viết thư, càng có nhiều bạn khắp thế giới, vận động tranh cử, sẽ dễ đắc cử.
Nhớ đúng tên, đúng họ. Nếu sai là một sự vô liêm lễ, thất bại hoàn toàn, vì tên của người ta là rất quan trọng.
Nhà thờ nào được nhiều người dâng cúng, vì cha xứ chịu khó nhớ tên ân nhân.
Dĩ nhiên là phải hy sinh chịu khó, mới nhớ và nhớ nhiều tên, càng nhiều càng tốt, càng rõ tông tích càng dễ nhớ.
4. BIẾT NGHE
Say mê nghe ai, là kính trọng người đó. Và đó là cách hầu chuyện có duyên nhất.
Mở cửa hàng cho đẹp, mướn các cô đẹp mà ăn nói như nhát gừng, dẹp tiệm.
Kiên tâm nghe họ, hiểu họ, là người đang thịnh nộ cũng tươi lại.
Có nhiều người, ta phải đến nghe họ chửi bới bốn năm bận, rốt cục họ vui.
Biết nghe người ta kể chuyện cuộc đời của họ, ta trở thành khách quí của họ, và chính ta nhờ nghe mà học hỏi thêm rất nhiều, và có khi đổi hướng cho cuộc đời mình, chớ không phải là đi khuyên kẻ khác, khuyên đã không được, mình cũng chẳng thêm gì, còn mất lòng.
Khi người ta trút được tâm sự, họ sẽ nhẹ nhàng, bình tĩnh hơn. Người ta không cần người khuyên bảo, chỉ cần người nghe và hiểu họ thôi. Đó là TÂM LÝ.
Khi ta nói, là ta chú ý đến ý kiến của mình, đến ý kiến của mình, khi NGHE là chú ý đến người khác. Nếu biết chú ý đến người, sẽ được người chú ý nghe lại.
5. BIẾT HỌ THÍCH GÌ
Trước khi tới nhà ai, phải nghiên cứu coi ông chủ nhà đó thích thứ gì. Người có giáo dục biết tìm sở thích của kẻ đối thoại với mình.
Còn gì vô duyên bằng khuyến dụ kẻ khác thích cái mình thích, chấp nhận lời yêu cầu của mình. Chỉ cần nói chuyện đúng sở thích của họ, rồi muốn gì họ cũng theo.
6. KHEN CÁI GÌ ĐÚNG CHO HỌ VUI
Tìm hoài không ra, khen mái tóc đẹp cũng làm họ vui lắm rồi. Khen mà làm gì, có nhớ họ cái gì không? Không cần, chỉ làm cho họ vui là đủ rồi.
Khen cái mà người ta lấy làm quan trọng: nhà đẹp, cách trưng bày khéo… Khen cho đúng, và phải có con mắt mỹ thuật, khen sai chỗ sẽ vô duyên, mất lòng như chửi xéo họ. Làm sao cho họ thấy cái quan trọng của họ, họ sẽ tiếp chuyện với mình hằng giờ.
“Khen họ cho đúng là họ mê mình” (lời thú của tên sở khanh trong tù).

MỤC LỤC