Hiển thị các bài đăng có nhãn Mt 17:10-13. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mt 17:10-13. Hiển thị tất cả bài đăng

Tìm hiểu Lời Chúa _ thứ bảy tuần 2 mùa vọng

THỨ BẢY SAU CHÚA NHẬT 2 – MÙA VỌNG
Hc 48,1-4. 9-11; Mt 17,10-13

5 phút cho Chúa _ đừng để sợ hãi làm tê liệt

12/12/15                                                          THỨ BẢY TUẦN 2 MV
Đức Mẹ Gua-đa-lu-pê                                                     Mt 17,10-13
ĐỪNG ĐỂ SỢ HÃI LÀM TÊ LIỆT
“Thầy nói cho anh em biết: Ông Ê-li-a đến rồi và họ không nhận ra ông, nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn. Con Người sẽ đau khổ vì họ như thế.” (Mt 17,12)
Hãy tìm kiếm và chấp nhận sự thật, nhất là khi sự thật đòi hỏi con phải từ bỏ chính mình.

5 phút cho Chúa _ sự cứng lòng của con người


12/12/09                                                        THỨ BẢY TUẦN 2 MV
Đức Mẹ Guađalupê                                                       Mt 17,10-13
SỰ CỨNG LÒNG CỦA CON NGƯỜI
“Ông Êlia đến rồi và họ không nhận ra nhưng đã xử với ông theo ý của họ. Con Người cũng sẽ khổ vì họ như thế.” (Mt 17,12)
Suy niệm: Người Do thái không chỉ coi Đấng Cứu Thế như một vị vua thống lĩnh muôn dân bằng những cuộc chinh phạt; họ còn dựa vào các lời tiên tri (x. Ml 4,5-6) để vẽ ra hình ảnh của vị tiền hô – mà theo họ là đích thân Êlia – cũng sẽ đến chuẩn bị cho Đấng Mêsia bằng con đường quyền lực. Như thế thì làm sao họ nhận ra Gioan Tẩy Giả đến như hiện thân của Êlia với sứ điệp sám hối? Quan niệm sai thì hành động cũng sai: Chả trách gì họ đã “xử tệ” với ông “theo ý của họ.” Chúa Giêsu cho biết Gioan Tẩy Giả không chỉ giới thiệu bằng lời nói suông Ngài là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian;” ông còn lấy chính cuộc khổ nạn của mình để loan báo cuộc khổ nạn của Chúa Kitô: “Con Người cũng sẽ khổ vì họ như thế.” Người dám làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời nói, bằng cuộc sống và bằng cả cái chết của mình mới đúng là vị ngôn sứ đích thực của Ngài.

5 phút cho Chúa _ điều bất ngờ khó hiểu


13/12/08                                                                   THỨ BẢY TUẦN 2 MV
Th. Luxia, trinh nữ, tử đạo                                                     Mt 17,10-13
 ĐIỀU BẤT NGỜ KHÓ HIỂU
“Ông Ê-li-a đã đến rồi và họ không nhận ra ông, nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn.” (Mt 17,12)
Suy niệm: Dân It-ra-en thời Chúa Giêsu trông chờ một Đấng Thiên Sai đến dùng sức mạnh quân sự kinh tế để canh tân mọi sự. Họ cũng tin rằng trước đó, Êlia sẽ tái hiện đi trước dọn đường, và vị này sẽ “làm bao việc lạ lùng... ông thật là vinh quang hiển hách (Ml 48,4). Như thế trong tâm trí dân chúng, cả vị Thiên sai và vị Tiền hô là những nhân vật đầy uy quyền và thế lực. Trong khi đó, Đấng Cứu Thế đích thật là Chúa Giêsu và vị Tiền hô của Ngài là Gioan lại chọn con đường khiêm hạ, không biểu dương quyền lực, cũng chẳng phô trương sự giàu sang. Mặc dầu ôm ấp niềm hi vọng chờ đón vị Thiên Sai từ bao đời, nhưng khi Ngài đến trong cung cách bất ngờ như vậy, dân Chúa là những kẻ đầu tiên chối từ Ngài.

5 phút cho Chúa _ cuộc đời làm chứng nhân


THỨ BẢY TUẦN 2 MV                                                               Mt 17,10-13
15/12/07                                                                                                    
CUỘC ĐỜI LÀM CHỨNG NHÂN
“Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” (Mt 17,12)
Suy niệm: Ở mọi thời, truyền giáo luôn là công việc đầy khó khăn. Nó không hạn hẹp trong việc dùng lời để quảng bá Lời Chúa hay nói về Chúa cho người khác, nhưng đòi hỏi nhiều hơn đó là làm chứng bằng đời sống. Đức Phao-lô VI đã nhận định rằng nhân loại ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Và nếu họ nghe thầy dạy thì bởi vì thầy dạy cũng là chứng nhân. Quả thật, truyền giáo bằng đời sống thì khó hơn truyền giáo bằng lời nói. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng dễ chấp nhận đời sống chứng nhân. Người Do Thái trông đợi Ê-li-a đến trước như là người chuẩn bị cho Đấng Me-si-a. Nhưng khi Gioan Tẩy Giả xuất hiện như hiện thân của Ê-li-a: sống khắc khổ, loan báo dân hoán cải trở về với Thiên Chúa, cảnh cáo những sai lầm của vua chúa… thì người Do Thái lại không nhìn nhận. Họ không nhận ra “Ê-li-a thời đại” nơi con người Gioan, vì thế ông phải chịu đau khổ. Dù sao, ông cũng đã chu toàn công việc người dọn đường cho Chúa.

5 phút cho Chúa _ Chúa đến, nhưng...


Thứ Bảy 16/12/06                                                                                       
CHÚA ĐẾN, NHƯNG…
“Ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra... Con Người cũng sẽ phải đau khổ với họ như thế.” (Mt 17,10-13)
Suy niệm: Loáng thoáng nhận ra sự thực về Thầy trong vinh quang của biến cố Hiển Dung, các môn đệ thắc mắc tại sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước? Thật vậy, dầu thông thạo Kinh Thánh, các kinh sư đã không nhận ra vai trò của Gioan Tẩy Giả, vì họ chờ một gương mặt khác, theo trí tưởng tượng của họ. Khi giáp mặt, hai bên đã trở nên xa lạ, và Gioan Tẩy Giả đã bị xử theo như ý họ muốn. Với Chúa Giê-su cũng vậy, người Do Thái chờ một Đấng Kitô đến trong uy linh, với binh hùng tướng mạnh để giải thoát họ khỏi những bế tắc chính trị. Một Đấng Kitô bé nhỏ, khiêm nhường, và đau khổ xa lạ với họ biết bao! Và đôi khi, với chính chúng ta, có phải hình ảnh một Thiên Chúa vĩ đại vẫn hấp dẫn chúng ta hơn là một vị Thiên Chúa bé nhỏ, nghèo hèn, hạ mình vâng phục cho đến chết?

Daily reflection _ the mission of Elijah and John the Baptist

Elijah's prophetic office was fulfilled
by the mission of John the Baptist
Our challenge is to be watchful servants, for we, too, must prepare and live a life with Jesus in our hearts and be eager to do God's will; being a part of a bigger picture.
Deacon John Ruscheinsky

5 phút cho Chúa _ Chúa đến, nhưng...

13/12/14 THỨ BẢY TUẦN 2 MV
Th. Lu-xi-a, trinh nữ, tử đạo Mt 17,10-13
CHÚA ĐẾN, NHƯNG…
“Ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra... Con Người cũng sẽ phải đau khổ với họ như thế.” (Mt 17,12)
Chúa đến với chúng ta cách bất ngờ, không như chúng ta muốn, không theo cách chúng ta mường tượng.  

5 phút cho Chúa _ nói một đàng hiểu một nẻo


14/12/13 THỨ BẢY TUẦN 2 MV
Th. Gioan Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ HT
Mt 17,10-13
NÓI MỘT ĐÀNG HIỂU MỘT NẺO
Các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: “Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước?” (Mt 17,10)
Chúa mời gọi chúng ta làm ngược lại thói quen đó: hiểu đúng ý Chúa và sống theo Lời Ngài.

5 phút cho Chúa _ sứ mạng tiếp nối sứ mạng


15/12/12 THỨ BẢY TUẦN 2 MV
Mt 17,10-13
SỨ MẠNG NỐI TIẾP SỨ MẠNG
Chúa Giêsu nói: “Ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” Bấy giờ, môn đệ hiểu Người muốn nói về Gio-an Tẩy Giả. (Mt 17,12-13)
Suy niệm: Trong lịch sử nước Mỹ, có hai vị tổng thống, Lincoln và Kennedy, giống nhau một cách kỳ lạ từ cuộc sống, sự nghiệp cho đến cái chết. Người ta liệt kê được hàng chục điểm tương đồng giữa hai bậc danh nhân đó. Trong lịch sử cứu độ cũng có hai nhân vật như thế: Nói đến Gioan Tẩy Giả lại nhớ tới ngôn sứ Êlia. Êlia bị truy nã săn đuổi bởi bà hoàng độc ác Ideven (1V 19,1tt). Gioan cùng chung số phận: bị chém đầu do sự xúi xiểm của Hêrôđia, người phụ nữ lăng loàn (Mt 14,3tt). Gioan không chỉ nối tiếp sứ mạng của “Êlia, người phải đến”. Cuộc sống và cả cái chết của ông còn là một chứng từ cho Đấng phải đến sau ông: Con Người, tức là Đức Ki-tô, sẽ phải chịu đau khổ giống như thế.

Mark Link _ Lời Chúa thứ bảy tuần 2 mùa vọng

THỨ BẢY - Tuần 2 MÙA VỌNG
Bài đọc 1
Êlia đã làm bao việc lạ lùng… Trong những lời khiển trách vào thời sẽ đến, ông đã được nêu danh… Phúc cho ai nhìn thấy ông. (Hc 48,4.10.11)
Nhiều người Do thái vẫn đặt một chiếc ghế cho Êlia hoặc một chiếc tách trên bàn cho ông. Họ hi vọng đây sẽ là năm Êlia trở lại như tiên báo. Một số người Do thái thời Chúa Giêsu thì nghĩ rằng Chúa Giêsu chính là Êlia. 

5 phút cho Chúa _ nhận ra Chúa khi Ngài đến


10/12/11 thứ bảy tuần 2 mv
Mt 17,10-13
nhận ra chúa khi ngài đến
“Ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra ông, nhưng đã đối xử với ông theo ý họ muốn.” (Mt 17,12)
Suy niệm:  người chơi chữ nên giải thích theo nguyên ngữ La Tinh rằng “Mùa Vọng” (adventus) là mùa “phiêu lưu” (adventurus), –cả hai từ đều chung một gốc advenire, có nghĩa là “đến”– mùa “phiêu lưu” của Chúa! Quả thật Thiên Chúa đã làm một cuộc phiêu lưu khi thực hiện cuộc giải cứu nhân loại khỏi tội lỗi. Để làm điều đó, chưa kể đến cuộc chuẩn bị kéo dài miên viễn, mà “khi thời gian tới hồi viên mãn” (Gl 4,4) Con của Ngài sinh xuống làm người, cuộc giải cứu đã có nguy cơ bị bóp vỡ từ trong trứng nước. Nhưng bi đát nhất là chính những con người mà Ngài đến để giải cứu lại không nhận ra Ngài. Sở dĩ ta chưa nhận ra Ngài vì ta thường ép nặn một Thiên Chúa cho vừa cái khuôn theo ý riêng mình, lấy đường lối của mình thay thế đường lối của Thiên Chúa và bắt Ngài phải đi theo con đường của mình. Cho nên khi Chúa sinh ra trong hang đá nghèo hèn, sống khó nghèo với người nghèo, chết chôn nhờ mồ người khác, thì con người không thể nhận ra Ngài. Thật đáng tiếc thay!
Mời Bạn: Có thể bạn đã quen với hình ảnh một Hài Nhi “được vấn tã đặt nằm trong máng cỏ;” thế nhưng khi Chúa đến theo đường lối khiêm hạ, nghèo hèn giữa muôn người nghèo để có thể sống với và sống cho người nghèo, bạn có bị che khuất không nhận ra Ngài không?
Chia sẻ kinh nghiệm về việc nhận ra một lần Chúa đến trong đời bạn.
Sống Lời Chúa: Sẵn sàng đón nhận và giúp đỡ những người nghèo hèn, bất hạnh vì Chúa đến trong những người đó.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ ý riêng và có tâm hồn rộng mở để có thể nhận ra Chúa đang đến với con.

5 phút cho Chúa _ Đức Mêsia đau khổ

11/12/10                                        thỨ bẢy tuẦn 2 mv
Th. Đamasô I, giáo hoàng                              Mt 17,10-13
đỨc mêsia đau khỔ
“Con Người cũng phải chịu đau khổ vì họ như thế.” (Mt 17,12)
Suy niệm: Mùa Vọng đã đi được nửa chặng đường. Giáo Hội muốn con cái mình đừng quên ý nghĩa đích thực của đại lễ này, nên cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng về Đấng Thiên Sai chịu đau khổ. Mầu nhiệm Nhập Thể gắn liền với mầu nhiệm Cứu Chuộc, như “hai mặt của một thực tại.” Chúa giáng sinh làm người là để chuộc tội nhân thế. Mầu nhiệm Cứu Chuộc đã xuất hiện ngay trong mầu nhiệm Nhập Thể qua việc Chúa sinh ra trong cảnh bần hàn cơ cực, rồi phải trốn sang Ai cập... Bóng thánh giá và đau khổ, sự chết đã ẩn hiện trong niềm vui giáng sinh. Trong khi chuẩn bị mừng kỷ niệm Chúa giáng sinh, ta không được quên điều căn bản ấy. Đó cũng là điều trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội nhấn mạnh để con cái mình nhận lãnh dồi dào ơn cứu độ.