Truyện thánh _ 28/10


Nhị vị Tông đồ Simon và Giuđa
(1807-1870)
Thánh Simon là bổn mạng của những người thuộc da và thợ cưa. Thánh Giuđa là bổn mạng của những người thất vọng, những người bị bỏ rơi, và các bệnh viện.  
Ngày 28 tháng 10, Giáo hội kính nhớ hai Thánh Tông đồ Simon và Giuđa.
Thánh Matthêu và Thánh Máccô gọi Thánh Giuđa là Tađêô – vì trùng tên với Giuđa ở Iscariốt, nên Thánh Giuđa được gọi là Tađêô cho khỏi lộn. Phúc âm không đề cập riêng mà chỉ đề cập chung hai vị này trong 4 danh sách các tông đồ. Các học giả cho rằng Thánh Giuđa không là tác giả của Thư Giuđa.
Thánh Giuđa có biệt danh là “nhiệt thành” (Zealot). Thực ra Zealot là một nhóm quá khích, đó là một giáo phái Do Thái đại diện cho chủ nghĩa ái quốc cuồng nhiệt của người Do Thái. Với họ, lời hứa trong Cựu ước nghĩa là người Do Thái sẽ được giải phóng và độc lập.
Thiên Chúa là Vua của họ, và việc nộp thuế cho đế quốc La Mã là điều phỉ báng Thiên Chúa. Chắc chắn một số người quá khích là những người thừa kế của Macabê, thực hiện lý tưởng tôn giáo và độc lập. Nhưng nhiều người là bản sao của những kẻ khủng bố thời hiện đại. Họ tấn công và giết người, tấn công cả người hợp tác là ngoại bang. Trách nhiệm của họ là nổi loạn chống đế quốc La Mã, kết thúc bằng việc phá hủy Đền thờ Giêrusalem vào năm 70.
Có thể hai Thánh Simon và Giuđa đã rao giảng Tin Mừng ở Mesopotamia và Persia (Ba Tư), thực sự chúng ta không có gì chắc chắn hơn ngoài thông tin từ Tân ước cho biết nhị vị này là Tông đồ của Chúa Giêsu.
Thánh Simon là cháu thúc bá của Thánh Giuse, cha của Thánh Simon là ông Cleophas hoặc Alpheus, và là em họ của Chúa Giêsu. Thánh Giuđa là một trong số người được gọi là đồng bào của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể biết qua Phúc Âm theo Thánh Gioan về một chi tiết quý giá liên quan Thánh Simon. Sau Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy” (Ga 14:21). Ông Giuđa, không phải Giuđa Ítcariốt, nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” (Ga 14:22). Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy” (Ga 14:23-24).
Thánh Simon là bổn mạng của những người thuộc da và thợ cưa. Thánh Giuđa là bổn mạng của những người thất vọng, những người bị bỏ rơi, và các bệnh viện. Phúc Âm theo Thánh Luca và sách Công vụ có nhắc đến Thánh Giuđa. Thánh Matthêu và Thánh Máccô gọi ngài là Tađêô. Trong các Phúc Âm, Thánh Giuđa không được đề cập riêng biệt, chỉ được đề cập chung với các tông đồ khác.
Thánh Simon năng nổ trong việc làm vinh danh Đại Sư Giêsu, và mạnh mẽ phản đối những người chỉ tuyên xưng đức tin bằng môi miệng, chỉ làm ô danh đức tin bằng cách sống không tuân thủ luân thường đạo lý. Phúc Âm có vẻ không nói gì hơn về ngài ngoài việc được Chúa Giêsu thu nhập ngài vào Tông Đồ Đoàn – Nhóm Mười Hai. Phần còn lại, ngài đón nhận các tặng phẩm kỳ lạ của Chúa Thánh Thần, và sau đó ngài thực hành với lòng nhiệt thành và trung tín.
Nếu ngài truyền giáo ở Ai Cập, Cyrene, và Mauritania, hẳn là ngài đã trở lại Đông phương. Trong sách Martyrologies (Danh sách các vị tử đạo) của Thánh Giêrônimô, Bede, Ado và Usuard đã ghi ngài tử đạo ở Ba Tư, đó là thành phố Suanir, có thể là vùng Suani, một dân tộc ở Colchis, hoặc ở Sarmatia, rồi liên kết với người Parthian (Tây Á xưa) ở Ba Tư. Điều này có thể hợp với đoạn văn trong sách Công vụ của Thánh Anrê, nói rằng ở Cimmerian Bosphorus có một ngôi mộ trong tình trạng hư hỏng, có câu ghi rằng Thánh Simon đã được an táng ở đó. Người ta còn nói rằng ngài chịu chết bằng cách bị đóng đinh.
Được biết, Đền thờ Thánh Phêrô tại Rôma và Giáo đường Toulouse là nơi giữ phần thánh tích chủ yếu của hai Thánh Simon và Giuđa.
Lạy nhị vị Tông đồ, xin nguyện giúp cầu thay!
TRẦM THIÊN THU