THỨ 7- SAU LỄ TRO
Bài đọc 1
Nếu ngươi loại khỏi
nơi ngươi ở gông cùm… nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thỏa lòng người
bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối, và tối tăm của
ngươi chẳng khác nào chính ngọ. (Is 58,9-10)
Linda một bệnh nhân trong
một bệnh viện tâm thần, cô không tin vào Thiên Chúa cũng không tin vào tương
lai. Một hôm, cô đáp ứng dấu hiệu này: “Người tình nguyện giúp người luống
tuổi”. Linda nói sau đó: “Tôi không biết vì sao tôi đã đáp trả lời mời gọi đó”.
Nhờ phục vụ những người luống khổ, không những niềm tin vào Thiên Chúa, mà niềm
tin vào tương lai của cô đã được phục hồi. Cô nói: “Mỗi ngày trôi qua… đánh
thức một cái gì đó trong tôi”.
Tại sao khi giơ tay giúp
đỡ người khác, rốt cuộc chính tôi được giúp đỡ nhiều hơn?
Khi đưa người khác ra khỏi hố phiền toái, tôi tìm được chỗ để
chôn chính phiền toái của tôi.
Phúc Âm _ suy niệm 1
[Chúa Giêsu nói:] “Tôi
không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối, ăn
năn”. (Lc 5,32)
Một tội nhân ở nhà tù
Kentucky gửi một lời cầu nguyện đầy cảm động do anh viết đến bản tin nội bộ
Dòng Tên. Một phần của lời cầu nguyện như sau: “Lạy Cha trên trời, con đến
với Ngài trong tư cách một người đau khổ và không trung thực. Con đến với Ngài
từ nhà tù, từ nơi được gọi là chỗ chết để xin Ngài thương xót linh hồn sa lầy
tội lỗi của tội nhân. Xin Ngài lau khô nước mắt, chúc lành và lắng nghe tiếng
rên xiết của một con người khủng khiếp”. (Jack Joe Holland)
Chính nhờ những người
thành thật và hối cải như Jack Joe mà Chúa Giêsu đã đến.
Điều gì ngăn cản tôi không
viết ra lời cầu nguyện từ sâu thẳm tâm can như Jack Joe đã viết?
Chẳng vị thánh nào không có quá khứ, và chẳng tội nhân nào không
có tương lai.
Phúc Âm _ suy niệm 1
[Một ngày nọ,
Chúa Giêsu bị trỉ chích vì đã ăn uống với những người tội lỗi. Ngài đáp lại:]
“Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, chỉ người đau ốm mới cần. Tôi không đến
để kêu gọi người công chính ăn năn sám hối, mà là để kêu gọi người tội lỗi”.
(Lc 5,31-32)
Vào năm 1984, Velma
Barfield là người phụ nữ đầu tiên trong vòng 22 năm bị hành hình tại Mỹ. Trong
tù, cô đã trải qua một cuộc hoán cải. Điều này được thấy rõ trên mỗi trang
trong quyển Kinh Thánh của cô. Có lần cô nói với một người bạn: “Kinh thánh đem
cho tôi sức mạnh. Tôi không thể thức dậy mỗi sáng và cũng không thể sống một
ngày, nếu không có Lời Chúa”.
Sự hoán cải đáng chú ý của
Velma Barfield mời gọi tôi nhìn lại cuộc đời mình. Lĩnh vực nào trong đời kêu
gọi tôi ăn năn sám hối hơn? Tôi phải bắt đầu thay đổi trong lĩnh vực này ra
sao?
Trong tất cả các hành động của con người, ăn năn là điều thiêng
liêng nhất. Ngược lại, lỗi lầm lớn nhất là không ý thức được những sai trái của
mình. (Thomas Carlyle)