Học làm người _ biết nghe người thổ lộ tâm tình


BIẾT NGHE NGƯỜI THỔ LỘ TÂM TÌNH
Một số người chúng ta mắc cái tật nói nhiều quá và không để người khác nói, khi muốn cho kẻ khác tin theo mình. Cả những người bán hàng thường mắc tật đó nhiều lắm. Phải để cho người khác trút bầu tâm sự của họ. Họ biết rõ hơn ta công việc của họ, vấn đề của họ. Chỉ cần hỏi họ vài câu, rồi để họ có dịp nói với ta những gì họ muốn thổ lộ.
Nếu chúng ta không đồng ý với họ, tất nhiên chúng ta muốn ngắt lời họ, nhưng xin đừng làm thế, nguy hiểm lắm. Khi họ chưa được thoả lòng bày tỏ hết những ý của họ thì họ sẽ không nghe chúng ta đâu, chúng ta hãy kiên tâm, không thiên vị, chịu khó chú ý nghe, cũng khuyến khích cho họ bày tỏ hết tư tưởng sâu kín của họ.
Câu chuyện sau đây chỉ là vấn đề làm ăn, nhưng nó có thể áp dụng cho mọi vấn đề khác. Nhất là vấn đề chinh phục con người trở về với Chúa.
Ông Joseph S. Web, thanh tra điện khí ở Philadelphia, khi ông đi thanh tra tại Pensylvania, ông cùng viên đại lý miền đó tới thăm một khu có nhiều người Hoà Lan làm chủ trại.
Khi đi qua một gian nhà sạch sẽ, ông hỏi: “Tại sao họ lại không dùng điện trong việc chăn nuôi?” Viên đại lý trả lời bằng một giọng chán nản: “Họ keo kiệt lắm, mà họ lại còn ghét công ty ta nữa, tôi đã thủ đủ cách … nhưng vô hy vọng!”
Ông Web nói: “Mặc dầu vậy, ta cứ thử xem”.
Ông gõ cửa, cửa he hé mở để thò cái mũi của một bà già ra. Bà ấy tên là Druckenbrod.
Ông Web sau này kể lại: Khi trông thấy chúng tôi, bà ta đóng mạnh cánh cửa lại một cái rầm! Tôi lại gõ cửa nữa, bà ta lại hiện ra, nhưng lần này để mạt sát chúng tôi và công ty chúng tôi …
Tôi bèn cho bà hay rằng: “Thưa bà, tôi ân hận đã làm phiền bà, tôi lại đây không phải chỉ vì điện đâu, mà chỉ vì muốn mua bà vài cái trứng gà thôi.
Bà ta hé mở rộng cánh cửa thêm chút nữa, rồi nhìn chúng tôi từ đầu đến chân, với một vẻ nghi ngờ.
Ông Web nói: “Vâng, tôi thấy những con gà ấu trừng của bà tốt quá, giống gà tầu phải không, thưa bà? … Tôi muốn xin bà bán cho tôi một chục trứng mới”.
Tánh tò mò của bà bị kích thích. Lần này bà mở toang cửa ra và hỏi: “Tại sao ông biết là gà tầu?”
Ông Web nói : “Chính tôi cũng nuôi gà, nhưng tôi chưa từng thấy gà nào tốt như gà của bà”.
Bà ta hỏi tôi, có vẻ ngờ vực: “Nếu vậy, ông đã có trứng rồi, ông còn hỏi mua làm gì nữa?” Ông Web trả lời: “Vì gà của tôi là gà ta, đẻ trứng trắng, mà bà biết rằng trừng tà ta làm bánh không tốt bằng trứng gà tầu”.
Bà Druckenbrod tiến hẳn ra ngoài cửa, vẻ mặt dễ chịu hơn.
Trong lúc đó, tôi ngó chung quanh và thấy một gian làm bơ, phó mát, bề ngoài có vẻ sạch sẽ. Tôi tiếp: “Mà tôi dám cá với bà là bầy gà của bà có lời nhiều hơn là sở sữa của ông nhà”.
Bà vinh hạnh tuyên bố rằng trứng lợi hơn là bơ sữa. Nhưng không thể nào nói cho lão già cứng cổ và ngu xuẩn đó nghe được hết.
Bà mời chúng tôi đi coi chuồng tà. Tôi thấy bà chế ra được nhiều đồ tài tình và tôi ngỏ lời khen. Tôi chỉ cho bà vài món trộn cho gà ăn, về nhiệt độ không khí có lợi nhất cho gà. Lại nhờ bà chỉ cho tôi vài điều. Rồi chúng tôi trở thành bạn tri kỷ, kể lể tâm sự với nhau.
Được một lát, bà ta nói rằng, mấy người hàng xóm đã cho mắc điện vào chuồng gà, thấy kết quả mỹ mãn, bà xin tôi thành thực cho biết ý kiến nên bắt chước họ không.
Hai tuần sau, đàn gà tầu của bà vui vẻ cú cúc dưới ánh sáng đèn điện. Tôi được thêm một khách hàng nữa, mà bà được nhiều trứng thêm vì gà đẻ nhiều hơn. Cả hai chúng tôi đều hài lòng.
Nhưng nếu tôi không để bà nói trước, nói cho hết ý, và nếu tôi không biết chịu khó nghe bà, để bà tự ý tin rằng mắc điện vào nhà có lợi, thì tôi đâu có được kết quả này.
Phải biết để người ta có dịp thổ lộ tâm tình và sẵn sàng chịu mất giờ nghe người ta nói.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công