Hiển thị các bài đăng có nhãn th.le. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn th.le. Hiển thị tất cả bài đăng

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
40. Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa nhật ?
Ngày nay, nhiều tín hữu nhiệt thành không thích kiểu nói "buộc đi lễ ngày Chúa nhật". Họ khó chấp nhận việc dâng lễ ngày Chúa nhật như là một bổn phận phải giữ! Thật vậy, người ta thường nói đến Kitô giáo với những bổn phận phải chu toàn.
Những kiểu nói "luật buộc", "bổn phận" đúng ra nên được hiểu như là những dấu hiệu báo động: chúng không chỉ định một lý tưởng phải vươn tới, nhưng chỉ là một nhắc nhở lòng trung thành cần phải giữ và phát triển.
Khi đức tin sống động, thì không cần phải nói đến việc buộc giữ ngày Chúa nhật. Nếu bạn yêu mến Chúa Kitô thì bạn không thể không đáp lại lời mời gọi của Người. Khi bạn đang đói và được người ta dọn một bữa ăn thịnh soạn, hỏi rằng bạn có thực sự bị bắt buộc ăn hay không ? Nếu bạn khao khát hạnh phúc và bình an, thì chỉ có Chúa Kitô mới có thể làm cho bạn thỏa lòng. Vậy bạn có bị bắt buộc phải tiếp đón Chúa Kitô khi Người mời gọi bạn đến dự tiệc Thánh Thể của Người không ? Tham dự thánh lễ không phải là dịp để chúng ta lấy lại sức cho đời sống thường nhật của chúng ta hay sao ?
Trước câu hỏi: "có buộc đi lễ các ngày Chúa nhật hay không ?", câu trả lời sẽ là "có" cho những ai không mắc ngăn trở thật sự để đến tham dự thánh lễ.
Vả lại, Giáo Hội khuyên nhủ các tín hữu cử hành thánh lễ hằng ngày. Tham dự thánh lễ mỗi ngày là thông phần hoàn toàn với hành vi phụng vụ của Giáo Hội để dâng lên trên bàn thờ tất cả đời sống và lịch sử của con người. Đối với các tín hữu có thể đi nhà thờ được, thánh lễ hằng ngày đặt sự phục sinh của Chúa Kitô ngay giữa các hoạt động trong ngày của họ: nghề nghiệp, gia đình, xã hội, v.v...
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố "mặc cả" về điều "được phép" và "điều cấm đoán" để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi "rẻ tiền", thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta!

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
39. Để cử hành thánh lễ, người ta có thể thay thế bánh miến và rượu nho bằng các thứ khác, chẳng hạn bằng cơm và trà ở Á Châu, hoặc bằng bánh khoai mì và rượu thốt-nốt bên Phi Châu được không ?
Ngày nay, Kitô giáo được loan truyền khắp thế giới và Công Đồng Vaticanô II mong muốn mỗi dân tộc diễn tả đức tin theo truyền thống văn hóa riêng của mình. Vậy tại sao không thích nghi bữa tiệc Thánh Thể với bữa ăn truyền thống của mỗi dân tộc ?
Bánh miến (làm bằng bột mì) và rượu nho có vẻ quá gắn bó với nền văn hoá Cận Đông và Tây Phương. Nhưng bạn đừng quên rằng Chúa Giêsu là người Do-thái, chính Người đã dùng bánh miến và rượu nho để lập phép Thánh Thể.
Dùng bánh miến và rượu nho cũng là một cách để nhớ lại rằng Thiên Chúa đã đi vào Lịch Sử. Mạc khải Kitô giáo đã được thực hiện trong một nơi chốn rõ rệt và một thời điểm nhất định. Khi chúng ta tuân theo huấn lệnh của Chúa Giêsu "Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy", chúng ta phải để ý đến những điều kiện cụ thể này của việc Người nhập thể.
Đàng khác, bạn đừng quên biểu tượng phong phú của bánh miến và rượu nho trong Kinh Thánh, thí dụ:
° "Thầy là bánh hằng sống" (Gioan 6, 35.48). "Thầy là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời" (Gioan 6, 51). (Bánh ở đây phải hiểu là bánh miến).
° "Thầy là cây nho thật" (Gioan 15, 1). "Thầy là cây nho, các con là ngành nho..." (Gioan 15, 5).
"Bánh miến" và "cây nho" là hai đề tài rất thường gặp trong Kinh Thánh.
Do đó, hai thứ thực phẩm này, hơn hẳn mọi thứ khác, nêu bật ý nghĩa về mối giao ước mới và vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và loài người, được đóng ấn trong Đức Giêsu Kitô và được cử hành trong mỗi thánh lễ.
Mục lục       

GLCG _ ngôn ngữ thánh lễ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
38. Tại sao ngôn ngữ phụng vụ không thích nghi với ngôn ngữ ngày nay ?

GLCG _ dự lễ qua truyền thanh, truyền hình?

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
37. Dự lễ qua đài truyền hình hoặc truyền thanh có được coi là tham dự thánh lễ thật sự hay không?

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
36. Có thể cử hành thánh lễ chỗ nào khác ngoài nhà thờ không ?

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
35. Bổng lễ (tiền xin lễ) để làm gì ?

GLCG - THÁNH LỄ _ câu 34

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
34. Câu chúc kết thúc thánh lễ "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an" có ý nghĩa gì ?

GLCG - THÁNH LỄ _ câu 33

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
33. Tại sao các tín hữu không tự đến lấy bánh thánh ?

GLCG - THÁNH LỄ _ câu 32

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
32. Nên rước lễ bằng tay hay bằng miệng?

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
20. Quyên tiền có phải là nghi thức thừa thãi không ?
Một số người không thích quyên tiền trong các thánh lễ Chúa nhật, vì việc ấy làm chia trí trong lúc cầu nguyện. Phải chăng đó là hành vi quá vật chất và trần tục trong khung cảnh hoàn toàn thiêng liêng ?

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
18. Tại sao đọc kinh Tin Kính?
Trong thánh lễ, một trong những giây phút liên hệ chặt chẽ với Lời Chúa, đó là lúc đọc kinh Tin Kính hay lời tuyên xưng đức tin. Kinh Tin Kính được đọc trong các lễ chúa nhật và lễ trọng như là sự chấp nhận và đáp lại Lời Chúa mà giáo dân đã nghe trong các bài đọc và bài giảng.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
17. Tại sao phải làm tới ba dấu thánh giá trước khi nghe Tin Mừng ?

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
16. Tại sao phải đứng lên nghe công bố Tin Mừng?

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
15. Bài Thánh vịnh có vai trò gì?

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
14. Các bài đọc được chọn lựa như thế nào ?
° Trong thánh lễ ngày Chúa nhật, có ba bài đọc: bài đọc I trích từ Cựu Ước (trừ Mùa Phục Sinh, vì từ Chúa nhật Phục Sinh cho đến Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta nghe đọc sách Tông Đồ Công Vụ), bài đọc II thường là một đoạn thư của thánh Phaolô hay của một Tông Đồ khác, còn bài đọc III thì luôn luôn là một đoạn Tin Mừng (Phúc Âm).

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
13. Tại sao, sau Công Đồng Vaticanô II, linh mục chủ tế lại đứng đối diện với cộng đoàn ?

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ


12. Amen nghĩa là gì ?
Trong thánh lễ, nhiều lần bạn đáp Amen sau những lời nguyện mà linh mục chủ tế thay mặt cộng đoàn tuyên đọc. Thí dụ:
- "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời. - Amen".
- "... đến muôn thuở muôn đời. - Amen".
Amen là một chữ do-thái. Các tín hữu thời Cựu Ước thường dùng Amen để kết thúc lời cầu nguyện của họ. Chúa Kitô cũng đã sử dụng, không những lúc Người cầu nguyện, mà còn cả trong lúc giảng dạy để nhấn mạnh, làm nổi bật chân lý Người nói: "Amen - Thật - Ta bảo thật các ngươi..." Chúng ta thường gặp ngôn thức này trong Tin Mừng.
Trước kia, sau các lời nguyện, người ta thưa "Ước gì được như vậy". Bây giờ người ta thích dùng chữ Amen hơn, vì Ước gì được như vậy không thể diễn tả hết được sự phong phú của chữ Amen.
 Khi thưa Amen, người ta không chỉ bày tỏ ước muốn được như vậy, mà còn xác nhận một điều chắc chắn. Đó là trường hợp khi vị linh mục công bố: "Mình Thánh Chúa Kitô" và tín hữu thưa "Amen". Chữ Amen ở đây có nghĩa "Vâng! Tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này". Đó là một điều chắc chắn !
Khi bạn thưa Amen sau lời nguyện của linh mục chủ tế, điều đó không chỉ có nghĩa là ước muốn những lời cầu nguyện đó được chấp nhận, nhưng còn nói lên rằng: lời nguyện đó cũng là lời nguyện của chính bạn, và bạn muốn tháp nhập vào đó với hết tâm tình.
Hơn thế nữa, Amen diễn đạt đức tin của toàn cộng đoàn vào sự trung tín của Chúa. Người sẽ nhậm lời những gì cộng đoàn cầu xin với niềm tin tưởng. Bởi vì căn gốc của chữ do-thái này có ý nghĩa sự trung thành, trung tín. Như thế, khi thưa Amen, chúng ta tung hô sự trung tín của Chúa, như lời thánh Phaolô: "Xin Thiên Chúa là Đấng trung tín chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em, không phải là vừa "Có" lại vừa "Không". Quả thế, Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng mà chúng tôi đã rao giảng nơi anh em, [...], nơi Người chỉ là "Có" mà thôi. Bởi chưng bao nhiêu lời hứa của Thiên Chúa đã thành "Có" ở nơi Người. Vì thế nhờ Người mà chúng tôi hô lên lời "Amen" tôn vinh Thiên Chúa" (2 Cor 1, 18-20).
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
11. Dấu thánh giá mang ý nghĩa gì ?
"Nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen". Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá, là một trong những dấu hiệu Kitô giáo cổ xưa nhất, và là dấu hiệu tuyệt hảo của người Kitô hữu.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
10. Tại sao linh mục cúi hôn bàn thờ ?
Bàn thờ là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, là trung tâm điểm của phụng vụ Thánh Thể.
Sở dĩ bàn thờ được coi là quan trọng, vì đó là nơi Thiên Chúa và con người gặp gỡ, liên kết với nhau, là nơi mà Thiên Chúa đến với loài người và loài người đến với Thiên Chúa. Bàn thờ cũng tượng trưng cho Chúa Kitô, mối giao tiếp tuyệt hảo của sự gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa, bởi vì trong ngôi vị của Chúa Kitô, vừa có bản tính Thiên Chúa, vừa có bản tính loài người.

GLCG - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
9. Tại sao thánh lễ thường bắt đầu bằng một bài hát ?