Hiển thị các bài đăng có nhãn phó thác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phó thác. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin - tạ ơn

TẠ ƠN
Tôi tạ ơn Chúa vì chồng tôi cứ phàn nàn khi bữa cơm chưa dọn kịp, bởi lẽ chàng đang ở ngay bên cạnh tôi, chứ không phải bên ai khác.
Tôi tạ ơn Chúa vì con tôi cứ càu nhàu khi phải phụ rửa chén đĩa cho tôi, bởi lẽ thằng bé đang ở nhà chứ không phải lêu lổng ngoài đường.
Tôi tạ ơn Chúa vì số thuế thu nhập mà tôi phải trả quá cao, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang có một công việc tốt để làm.
Tôi tạ ơn Chúa vì có nhiều thứ phải dọp dẹp sau bữa tiệc nhỏ, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi luôn được bạn bè quý mến đến chơi.
Tôi tạ ơn Chúa vì quần áo tôi bỗng trở lên hơi chật, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang có đủ ăn,
Tôi tạ ơn Chúa vì cái bóng của tôi cứ nhìn tôi làm việc, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang sống tự do ngoài nắng.
Tôi tạ ơn Chúa vì sàn phòng cần quét, cửa sổ cần lau, màng xối cần sửa, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang có một mái nhà để cư ngụ.
Tôi tạ ơn Chúa vì tất cả những lời than phiền về chính phủ, bởi lẽ như thế nghĩa là chúng ta đang được tự do ngôn luận.
Tôi tạ ơn Chúa vì hóa đơn đóng tiền cho hệ thống sưởi thật cao, bổi lẽ như thế nghĩa là tôi đang được ấm áp.
Tôi tạ ơn Chúa vì người phụ nữ ngồi phía sau tôi trong nhà thờ hát sai, bởi lẽ như thế nghĩa tai tôi còn nghe được rất tinh tế.
Tôi tạ ơn Chúa vì đống đồ phải giặt ủi, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi có đầy đủ quần áo để ăn mặc tử tế.
Tôi tạ ơn Chúa vì các cơ bắp của mình thấy mỏi mệt vào cuối ngày, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi có sức để làm việc nhiều.
Tôi tạ ơn Chúa vì tiếng đồng hồ reo to thật sớm ban mai, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi còn đi lại, hít thở và cười nói, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi đang còn sống.
Và cuối cùng... tôi tạ ơn Chúa vì nhận quá nhiều thư từ gửi về, bởi lẽ như thế nghĩa là tôi vẫn còn có nhiều bạn bè đang nhớ đến tôi...
Tôi gửi bài này để các bạn hiểu rằng: "Thiên Chúa luôn đến với con người bằng một quả tim yêu thương cho dù chúng ta đang ở trong bất cứ tình trạng nào!"
Trần Duy Nhiên dịch

Lời Chúa lễ phục sinh _ niềm vui phục sinh

 Chúa Nhật Phục Sinh
NIỀM VUI PHỤC SINH
Takashi Nagai sinh năm 1908 tại Isumo, Nhật bản, trong một gia đình có năm anh em theo đạo Shinto. Sau khi vào trường thuốc Nagasaki năm 1928, anh đã bị mê hoặc bởi chủ nghĩa vô thần. Khi mổ xẻ các tử thi, anh thấy cấu trúc cơ thể của con người kỳ diệu đến từng chi tiết nhỏ, nhưng tất cả những điều kỳ diệu đó, anh chỉ thấy là vật chất. Còn linh hồn? Đối với Nagai, đó chỉ là một trò lừa bịp không hơn không kém.

Takashi Nagai
Năm 1930, được điện tín của cha: “Về nhà!”,  anh về ngay với linh cảm có chuyện không lành. Anh đờ người ra khi biết mẹ bị bệnh nặng, không còn nói được nữa. Nagai ngồi bên mẹ và đọc được lời tạm biệt trong mắt mẹ. Sự ra đi của người mẹ làm đời anh thay đổi: “Với cái nhìn sau cùng đó, mẹ tôi đã phá đổ cái khung tư tưởng tôi đã xây nên. Cái nhìn đó cho tôi biết tinh thần con người vẫn còn sau cái chết”.
Rồi Takashi Nagai bắt đầu đọc cuốn Pensées của Pascal, một thi sĩ và học giả nổi danh của Pháp trong thế kỷ 17.
Anh tâm sự: “Linh hồn, cõi vĩnh hằng,… Thiên Chúa. Bậc tiền bối lỗi lạc của chúng ta, nhà vật lý Pascal đã cân nhắc kỹ những điều này... kẻ tài trí hơn người đó đã thực sự tin những điều này! Pascal giải thích rằng chúng ta có thể gặp được Chúa trong niềm tin và cầu nguyện, và ông ta đã nói là cả khi chưa tin, anh cũng đừng coi thường việc cầu nguyện và tham dự thánh lễ”
 
Ai cũng có kinh nghiệm đau đớn về những mất mát. Trên tất cả, cái chết gói ghém hết những mất mát không thể tránh được của một đời người. Cái chết cũng là một tiếng linh thiêng nói với mỗi người về bản tính yếu hèn với nhiều giới hạn của họ trước các vấn nạn từ cuộc sống, về một sự sống khác trong cái thân xác bụi tro mau qua này. Tại sao người ta lại thấy mất mát, hay tuyệt vọng trước một thay đổi nào đó trong cuộc sống, như đau bệnh, gặp tai nạn, v.v… nếu trong đáy lòng họ không có sẵn một mô hình, một kiểu mẫu lý tưởng về cái thành toàn?
Bởi đó, phải cám ơn sự chết và những mất mát, vì chúng giúp người ta thấy rõ thân phận cát bụi, nhờ đó mà họ dễ thấy được đâu là hạnh phúc thật, biết đặt câu hỏi về nơi mình sẽ đến và phải đến. Niềm tin vào Thiên Chúa thường nảy sinh để cứu con người khỏi nỗi tuyệt vọng khủng khiếp khi phải đối diện với những yếu hèn của mình, và chiếu toả ánh hy vọng cho hết những ai muốn đi tìm một ý nghĩa sau cùng cho đời mình.
 Vâng, chính vì yêu thương mà Chúa để Dân Chúa phải sống kiếp nô lệ ở Ai cập, và đặt họ đứng trước Biển Đỏ trên đường chạy trốn ách nô lệ.
Tình cảnh tuyệt vọng đó giúp họ thấy rõ sự bất lực của mình và thấy rõ không còn con đường nào khác để lựa chọn ngoài niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa để có được sự sống và hạnh phúc. Đó là con đường duy nhất người ta phải theo để có được hạnh phúc đời đời.
Niềm tin đó tỏa sáng mạnh mẽ hơn nơi ba bạn trẻ của Đanien, vượt lên trên những tính toán của đời thường để lý luận bằng những luận lý của niềm tin. Trước lò lửa hừng hục, họ  trả lời nhà vua về chọn lựa của mình: “Nếu Thiên Chúa chúng tôi thờ có sức cứu chúng tôi thì tâu đức vua, Người sẽ cứu chúng tôi khỏi lò lửa đang cháy phừng phực và khỏi tay ngài. Còn nếu Người không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phụng sự các thần của ngài, và cũng không thờ lạy pho tượng vàng ngài đã dựng đâu!” (Đn 3,17-18).
Niềm tin đó được đẩy lên đến tột đỉnh nơi Đức Kitô trong cuộc tử nạn: khi đối mặt với sự bất lực của bản tính con người, bị mất tất cả những gì được trần gian coi trọng, mà vẫn hướng về Chúa: “Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con”. Đó là niềm tin tinh tuyền, là sự sống mà Đức Kitô muốn phục hồi trong thế giới đã chết trong tội. Như thế, ngay trong cái chết của Đức Kitô đã có sự phục sinh của ơn gọi làm con Thiên Chúa: “anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).
 
Có đủ ánh sáng cho ai muốn tin, và đủ mờ mịt cho ai không muốn tin. Vì thế mà niềm tin cần trải qua thử thách, để ai tin vào Chúa sẽ xứng đáng được cảm nghiệm niềm vui của cuộc sống mới khi phó thác tất cả cho Chúa, chấp nhận theo Chúa dù có mất tất cả.
Niềm tin đó như ánh nắng ban mai xoá sạch dấu vết của bóng đêm tuyệt vọng, ngay cả trong những hoàn cảnh bi lụy nhất. Abraham sẵn lòng hy sinh đứa con duy nhất và nên cha của các dân tộc, còn Đức Kitô - Ađam mới - đã chết để làm sống lại một nhân loại mới.
Tờ nội san của tu viện St.Joseph ở Pháp đã trích lời một linh mục nói về bác sĩ Nagai: “Nếu chúng ta có được một chút niềm tin của Takashi Nagai vào sự quan phòng của Cha Hằng hữu và vào giá trị phổ quát của cái chết của Đức Kitô, chúng ta có thể đối diện với mọi biến cố trong bình an”.
Ai tin vào Đức Kitô phục sinh thì không thể tuyệt vọng.       
Lm. HK