Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân đức. Hiển thị tất cả bài đăng

GLCG _ nhân đức nhân bản c.23

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
23.      Có những nhân đức nhân bản nào?
          Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó phải được kể đến đầu tiên là bốn nhân đức được gọi là nhân đức “trụ” vì tầm mức quan trọng của chúng. Đó là các nhân đức khôn ngoan, công bằng, can đảm, và tiết độ: “Con người mến chuộng điều chính trực ư? Thì chính Khôn Ngoan sản sinh các nhân đức: Quả vậy, Khôn Ngoan dạy cho biết sống tiết độ, khôn ngoan, công bằngcan đảm (Kn 8,7).

GLCG - các nhân đức nhân bản

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
22.      Thế nào là một người nhân đức?
          Người nhân đức là người mà thánh Phaolô phác họa là có “tất cả những gì là chân thật, những gì là chính trực, tinh tuyền, những gì đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen ...” (Pl 4,8).
          Thông thường, chữ “nhân đức” được dùng để diễn tả một xu hướng thường xuyên và kiên trì làm điều thiện.
Có những nhân đức trực tiếp quy chiếu về Thiên Chúa, là các nhân đức đối thần. “Chúng giúp các Kitô hữu sống trong tương quan với Ba Ngôi Chí Thánh.” [1]
Chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhân đức này trong bài học về giới răn thứ nhất. Trong bài này chúng ta chỉ tìm hiểu về các nhân đức nhân bản, là những nhân đức giúp ta điều khiển các hành vi, điều tiết các đam mê, và hướng dẫn một nếp sống phù hợp với lý trí và đức tin.