Hiển thị các bài đăng có nhãn Lc 24:35-48. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lc 24:35-48. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ con đường nào để sống lại


THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT PS                                 Lc 24,35-48
27/03/08                                                                           
CON ĐƯỜNG NÀO ĐỂ SỐNG LẠI?
Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân.” (Lc 24,46-47)
Suy niệm: Lời ấy của Đức Giêsu được Người nói lên hơn một lần, và được các tác giả Sách Thánh ghi lại nhiều lần. Lời ấy chất chứa một cái gì đó rất đặc trưng Kitô giáo, một cái gì đó trở thành qui luật sống của người môn đệ Đức Kitô: Để tới vinh quang, phải đi qua thập giá! Nhiều người ‘ngán’ Kitô giáo vì họ ‘dị ứng’ với hai tiếng “khổ hình.” Kitô giáo không dạy người ta đi đường tắt, không hứa hẹn đưa người ta đi từ vinh quang tới vinh quang. Nhiều người, nhất là người trẻ trong trào lưu hưởng thụ hôm nay, muốn chọn ‘Đức Kitô sống lại’ nhưng lại tìm mọi cách tránh né ‘Đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá.’ Mấy tiếng ‘hy sinh’, ‘hãm mình’, ‘chịu khó’… dường như không còn gặp thấy trong ngôn ngữ của các bạn trẻ nữa.
Mời Bạn: Không ‘chết đi’ thì làm sao ‘sống lại’? Chúng ta cám ơn khoa học kỹ thuật tiến bộ đã giúp làm cho cuộc sống con người được tiện nghi, dễ chịu hơn; nhưng chúng ta ý thức rằng ‘khổ hình’ vẫn mãi là một phần tất yếu của cuộc sống, nhất là cuộc sống của người môn đệ Đức Kitô. Chúng ta không săn tìm đau khổ, nhưng chúng ta sẵn sàng đón nhận đau khổ và trao ý nghĩa cho đau khổ, như Đức Kitô đã làm gương mẫu cho chúng ta.
Chia sẻ: Kinh nghiệm của bạn về ‘thập giá nở hoa’ trong đời bạn.
Sống Lời Chúa: Bước theo Thầy Giêsu, chúng ta tích cực chấp nhận hy sinh, chịu khó, để phục vụ trong yêu thương.
Cầu nguyện: Đọc kinh của Thánh I-nhã: “Lạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng…” (xem toàn bài ở trang 64).

Mark Link _ Lời Chúa cnps tuần 3


CHÚA NHẬT – TUẦN 3 PHỤC SINH                                        
Tin Mừng Năm A
[Hai môn đệ hoàn toàn nhụt chí trở về Emmau. Họ không biết rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Bất chợt, Chúa đến và đi với họ, nhưng họ không nhận ra Ngài… Khi đến Emmau, họ mời Ngài dùng bữa] Ngài ngồi xuống… cầm lấy bánh và chúc phúc, đoạn bẻ ra và trao cho họ. Mắt họ mở ra và nhận ra Ngài (Lc 24,30-31).
Noreen Towers đang làm công tác từ thiện nhưng không có dấu hiệu thành công. Một đêm nọ, cô đi ngủ trong chán nản. Sáng hôm sau, sau khi thức giấc một lát, dường như Chúa Giêsu nói với cô: “Con không tin vào chương trình Ta sắp đặt cho con sao?” Cảm nghiệm trong nháy mắt đó đã biến đổi cô từ một người chán nản thành một người có niềm tin không gì lay chuyển được.

5 phút cho Chúa _ phục sinh niềm tin

22/04/12 chúa nhật tuần 3 ps – b 
Lc 24,35-48
phục sinh niềm tin
“Sao anh em lại hoảng hốt?” (Lc 24,38)
Suy niệm: Đây là lần thứ nhất Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ, sau khi từ cõi chết sống lại. Phản ứng của các ông là kinh hãi, “tưởng là ma.” Mặc dù Chúa minh chứng bằng các dấu đinh ở chân tay, nhưng các ông vẫn không tin. Chúa lại ăn một khúc cá nướng để các ông thấy mà tin. Rồi Chúa vận dụng Kinh Thánh để minh chứng sự phục sinh của Ngài. Như vậy, Chúa dùng mọi cách để củng cố đức tin cho các tông đồ. Ta không vội phiền trách sự kém tin của các ông. Đúng hơn phải cảm ơn các tông đồ, vì từ chỗ không tin, các vị đã tin vững vàng, đến mức dám chết để minh chứng đức tin. Nhờ sự kém tin của các tông đồ mà hôm nay chúng ta được vững tin. Niềm tin của Hội Thánh và của chúng ta đặt trên niềm tin của các tông đồ khi xưa.

Lời Chúa cn 3 ps _ niềm tin thắng vượt sợ hãi

Nim tin thng vượt s hãi

Khi thiếu niềm tin, người ta dễ hoài nghi và luôn lo sợ. Người thiếu niềm tin giống như một người yếu bóng vía đi ban đêm. Lúc nào cũng sợ hãi và cái gì cũng có thể làm cho họ tưởng chừng như bóng ma xuất hiện. Sợ hãi bóng tối là đặc tính của trẻ con. Lòng gan dạ biết thắng vượt sợ hãi bóng tối là dấu hiệu khôn lớn.
Một buổi tối nọ, trong căn nhà ấm cúng của một bác nông phu, người cha âu yếm đưa mắt nhìn cậu con trai với vẻ hài lòng sung sướng vì thấy con mình càng khôn lớn càng ngoan và gan dạ. Ông tự nhủ đã đến lúc cậu phải ra chuồng ngựa ban đêm một mình để cho ngựa uống nước. Nghĩ rồi ông bảo con cầm đèn ra chuồng ngưạ. Cậu con thường với vẻ do dự:

Mark Link _ Lời Chúa thứ năm tuần bát nhật phục sinh

THỨ NĂM – TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Bài đọc 1
[Toàn dân sửng sốt khi thấy người què đi được. Phêrô nói với họ:] “Chính nhờ lòng tin vào Chúa Giêsu đã cho anh này đuọc khỏi hầu như hết” (Cv 3,16).
Joan Cinelli nói với mẹ cô: “Con ước gì được sống ở thời người ta có lòng tin lớn lao.” Mẹ cô đáp: “Con đang sống vào thời đó. Bằng đức tin, John đã làm hai công việc để nuôi gia đình và vẫn tranh thủ thời giờ để giúp những cậu bé mồ côi cha; Bằng đức tin, Alma đem lại niềm vui cho các bệnh nhân, ngay cả khi bà ta phải xoay sở để nuôi đứa con trai chậm phát triển; Bằng đức tin, Lucille cố gắng để có được bữa ăn cho những dân cư thiếu thốn trong hạt của chúng ta.”

5 phút cho Chúa _ bình an cho anh em

12/04/12 thứ năm tuần bát nhật ps
Lc 24,35-48
bình an cho anh em
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo : ‘Bình an cho anh em!’... Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này.” (Lc 24, 36.47-48)
Suy niệm: Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh gửi tới các môn đệ là lời : “Bình an cho anh em!” Các môn đệ đang trải qua cơn khủng hoảng. Vì thế, lúc này là lúc các ông rất cần có bình an. Bình an là khát vọng thâm sâu của mọi người, mọi nơi mọi lúc. Không có bình an, không có hạnh phúc!

5 phút cho Chúa _ chết không phải là hết

28/04/11           thỨ năm tuẦn bát nhẬt ps
                                                         Lc 24,35-48

chẾt không phẢi là hẾt
“Bình an cho anh em!” (Lc 28,36)
Suy niệm: Truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn tin rằng chết là trở về cội nguồn, nơi mình đã xuất phát ra. Do đó, người ta thường vun phần trên nấm mồ giống hình người phụ nữ mang thai. Điều này ngụ ý một cuộc trở về với lòng đất mẹ, nơi đã sinh ra. Như thế nấm mồ không phải là dấu chỉ về một con người đã chết nằm dưới lòng đất lạnh, mà là dấu chỉ cuộc trở về cội nguồn đích thực của mình, chết đâu phải là hết! “Đừng sợ!”