LỜI CHÚA TUẦN 1 MÙA CHAY
GIA VỊ CHO LỜI CHÚA
CNTN 1B - CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ
CNTN 1A -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
CNTN 1B - CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ
Lời
Chúa : Mc 1, 12-15
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi
đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Sau
khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên
Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em
hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng."
TRUYỆN KỂ
1. Sống trong hoang địa
Richard
Miller là một học sinh cấp ba vào thập niên đầu của thế kỷ 20. Chàng là một
thanh niên hay chống đối, coi thường quyền bính. Chàng yêu say đắm một cô gái lối
xóm tên là Muriel Mc. Comber. Cha nàng sợ lối sống lập dị của Richard nên cố gắng
dập tắt mối tình lãng mạn ấy.
Thất
vọng, Richard lui tới một quán rượu, chàng gặp một phụ nữ tên Belle. Theo ngôn
ngữ thời ấy người ta gọi là “Flirt” (gái giang hồ). Một người đàn bà đùa dỡn với
tình yêu không đứng đắn. Richard uống rượu và đánh lộn với một thương gia và bị
tống cổ ra khỏi quán rượu. Cha của Richard hiểu và thông cảm với con mình. Ông
từ từ giúp chàng lấy lại quân bình. Nhờ một tin mật, Richard được biết Muriel
thực sự yêu chàng. Chàng quyết định hối cải và đợi nàng.
Đó
là cốt truyện một vở hài kịch Eugene - O’neil viết vào năm 1933 tựa đề “Ah
Wilderness“ (Hoang địa) vở kịch được trình diễn rộng rãi vì nó phát hoạ một
hoàn cảnh chung, rất nhân bản trong đời sống hàng ngày, nó vẽ nên phần nào cảnh
hoang dại mà chúng ta đang sống.
Bài
Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta rằng Đức Giêsu đã ở trong sa mạc, nơi hoang
dã 40 ngày đêm. Đó là lý do cho 40 ngày mùa chay. Sa mạc là nơi trú ẩn của thần
dữ. Thú dữ, tượng trưng cho sự dữ mà Đức Kitô đã đến chế ngự.
2. Cạm bẫy
Người
Eskimo bắc cực có một cách bẫy chó sói rất độc đáo để lấy bộ lông làm áo da
thú.
Thợ
săn cáo mài một con dao thật sắc, lưỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ
là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra
ngoài trời tuyết lạnh cho máu đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi
con dao bọc toàn máu.
Khi
trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của
loài sói bắc cực, nó đánh hơi mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy
liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt
mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không hề biết mình đang liếm máu của
chính mình.
Càng
say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết.
3. Vượt qua thói quen để đổi mới
Một
hôm nhà vua đang đi dạo trên đường phố thì gặp một người ăn mày ngửa tay xin tiền.
Nhà vua không cho tiền nhưng mời anh đến thăm hoàng cung. Khi vào tới hoàng
cung rồi, người ăn mày vô cùng bối rối vì thấy quần áo rách rưới của mình quá
tương phản với những y phục lộng lẫy của những người trong triều. Biết thế, nhà
vua tặng cho anh một bộ quần áo mới.
Ít
lâu sau nhà vua lại dạo phố, lại gặp người ăn mày này và ngạc nhiên khi thấy
anh lại mặc bộ quần áo rách rưới trước kia. Tìm hiểu lý do thì nhà vua biết được
rằng sở dĩ anh không mặc quần áo mới vì nếu như thế thì anh không thể tiếp tục
sống bằng nghề cũ là ăn xin được nữa. Anh đã quá quen sinh sống bằng nghề ăn
xin rồi, đến nỗi nay không biết phải làm gì nếu không tiếp tục ăn xin.
Câu
chuyện trên muốn nói rằng thay đổi áo quần thì dễ nhưng thay đổi cách sống rất
khó; thay đổi bên ngoài thì nhanh nhưng thay đổi bên trong rất chậm; và nhất là
rất khó thay đổi thói quen.
Mùa
Chay kêu mời chúng ta đổi mới, không chỉ đổi mới bên ngoài mà phải đổi mới tận
bên trong con người mình, đặc biệt là thay đổi những thói quen xấu đã ăn rễ rất
sâu trong con người chúng ta.
4. Nước mắt sám hối
Người
Hồi giáo thường kể rằng: Ngày kia Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống thế gian
tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời.
Sứ
thần đáp ngay xuống một chiến trường máu của các vị anh hùng đang chảy lai
láng. Sứ thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala
không hài lòng mấy.
Ngài
bảo: “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều qúi giá, nhưng vẫn chưa phải
là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian."
Sứ
thần đành phải giáng thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người
giầu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa
khóc lóc vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị đại ân nhân.
Sứ thần liền thu nhặt hương thơm và mang về trời. Lần này Đức Ala mỉm cười đón
lấy hương thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: ”Dĩ
nhiên lòng biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và hiếm có dưới trần gian.
Nhưng Ta nghĩ rằng còn có một cái gì tốt đẹp hơn."
Lại
một lần nữa, sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp bốn
phương, một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường Ngài bỗng thấy một người đàn
ông đang khóc sướt mướt. Trước câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người đàn
ông giải thích: ”Tôi đã chiều theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là
lương thực hằng ngày của tôi."
Sứ
thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng cánh bay về trời.
Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mỉm cười nói: ”Thế là ngươi đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả thật, dưới trần gian không có gì tốt đẹp và hữu
ích cho bằng lòng sám hối. Bởi vì nó có sức canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối
chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân ấm áp
của tình yêu."
5. Mahatma Gandhi
Mahatma
Gandhi có kể về cuộc đời ông như sau: Hồi tôi 15 tuổi, tôi mắc một tật rất xấu,
là tội ăn trộm. Khi đó tôi mắc nợ người bạn một số tiền khá lớn, thế rồi tôi đã
về lấy của cha tôi một vòng đeo tay bằng vàng để bán lấy số tiền trả nợ.
Nhưng
sau đó, tôi luôn luôn bị lương tâm cắn rứt, không cho tôi được giây phút bình
an. Tôi không thể sống trong tình trạng này nữa. Tôi nhất quyết phải đến thú tội
với ba tôi càng sớm càng tốt. Nhưng khi đến trước người, vì xấu hổ và sợ hãi
nên tôi không thể thốt ra lời. Sau đó tôi liền nghĩ ra một cách thú tội bằng giấy
mực. Tôi đã cầm tờ giấy đó đến trước mặt cha tôi, toàn thân tôi run rẩy và trao
tờ giấy đó cho cha tôi. Ông đã đọc tờ thú lỗi của tôi, sau đó ông nhắm mắt lại
trong giây lát và đã xé tờ giấy thành nhiều mảnh, rồi nói với tôi: ”Biết mình
là điều rất tốt”, và đến ôm chầm lấy tôi trong vòng tay tràn đầy yêu thương,
tha thứ của người. Từ giây phút đó tôi hiểu và thương mến cha tôi hơn.
Muốn
sám hối, điều kiện cần là phải biết mình, có biết mình có tội, có biết mình mắc
lỗi lầm thì mới có thể sám hối được; nếu không có tội thì làm gì phải thống hối?
Những người Luật sĩ và Pharisêu là những người không biết mình, họ luôn tự hào
là những người đạo đức thánh thiện thì làm gì phải sám hối, làm gì phải quay trở
lại? Những lời kêu mời của Chúa Giêsu chẳng có tác dụng gì đối với họ, trái lại
càng làm cho họ thêm thù ghét.
6. Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhận lỗi
Sở
cảnh sát quận Lancashire, ngày 20/1/2023 cho biết Thủ tướng Rishi Sunak đã nhận
giấy phạt vì không thắt dây an toàn trong chuyến công tác đến vùng Tây Bắc nước
Anh vừa qua, Reuters đưa tin.
Trong
đoạn video được Thủ tướng Sunak đăng tải trên mạng xã hội trong chuyến công tác
trên, ông ngồi ghế phía sau nhưng không thắt dây an toàn khi xe đang di chuyển.
Đoạn video này sau đó đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Người
phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng cũng lên tiếng xác nhận vụ việc: "Thủ tướng
hoàn toàn thừa nhận đây là sai lầm và đã xin lỗi. Tất nhiên, ông (Sunak) sẽ
tuân thủ hình phạt."
Trước
đó, ông Sunak đã xin lỗi về video trong chuyến đi đến vùng Tây Bắc nước Anh
đăng trên Instagram vào ngày 19/1. Sau khi video được chia sẻ rộng rãi, nhiều
người dùng nhận ra ông Sunak không thắt dây an toàn.
7. Các khuyết điểm của Chúa Giêsu
Đức
hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận trong bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô 2 và giáo triều Roma đã trình bầy đề tài “các khuyết điểm của Chúa
Giêsu” để nói lên lòng thương yêu tha thứ của Ngài.
a)
Đức Giêsu không có trí nhớ tốt
Trên
thập giá, trong lúc hấp hối. Đức Giêsu nghe tên trộm bên phải nói: ”Thưa ông Giêsu,
xin nhớ đến tôi, khi ông vào nước của ông” (Lc 23,42). Giả sử đó là tôi, thì có
lẽ tôi đã trả lời: ”Tôi sẽ không quên anh nhưng anh phải đền bù các tội ác của
mình ít là khoảng 20 năm trong luyện ngục." Trái lại, Chúa trả lời anh ta:
”Ngày hôm nay, ngươi sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng” (Lc 23,43).
Điều
tương tự cũng xẩy ra với người đàn bà tội lỗi đã xức dầu thơm cho chân Chúa:
Chúa Giêsu chẳng hỏi gì về quá khứ xấu xa của bà nhưng chỉ nói: ..".tội của
con tuy nhiều, nhưng chúng đều được tha hết vì con đã yêu nhiều” (Lc 7,47).
Cũng
tương tự như đứa con hoang đàng (Lc 15)
Chúa
Giêsu không có một trí nhớ như trí nhớ của tôi, không những Ngài tha thứ, và
tha thứ cho mỗi người, nhưng Ngài còn quên là Ngài đã tha thứ.
b)
Chúa Giêsu đi thi toán chắc rớt
Giả
sử Chúa Giêsu đi thi toán, chắc Ngài bị đánh rớt. Dụ ngôn người mục tử nhân
lành chứng tỏ điều đó. Một người mục tử có một trăm con chiên. Một con chiên bị
lạc và không chần chờ gì, ông ta đi tìm chiên ấy, bỏ 99 con chiên khác nơi
hoang địa. Khi tìm được chiên lạc, ông vác lên vai (x. Lc 15,4-7)
Đối
với Chúa Giêsu, 1 có giá trị bằng 99... và có lẽ còn hơn thế nữa! Có ai chấp nhận
được điều đó không? Nhưng lòng thương xót của Ngài trải rộng từ đới này sang đời
khác...
c)
Chúa Giêsu chả biết gì về Triết học
Ngài
không hiểu gì về Luận lý học khi đưa ra dụ ngôn: một người đàn bà có 10 đồng bạc,
rủi rớt mất một đồng, bèn thắp đèn mà tìm. Khi bà tìm được thì hớn hở gọi hàng
xóm láng giềng: ”Bà con ơi, hãy chia vui với tôi vì tôi đã tìm thấy đồng bạc bị
mất” (Lc 15, 8-10)
Thật
chẳng hợp lý tí nào khi mời hàng xóm như vậy vì bà phải chi phí còn hơn đồng bạc
tìm được. Nhưng, đó lại là chính cách Chúa đã dùng để chỉ sự vui mừng của Thiên
Chúa khi một người ăn năn trở lại.
Ở
đây chúng ta có thể nói như Blaise Pascal: ”Con tim có những lý lẽ của nó mà lý
trí không biết được."
d)
Chúa Giêsu không biết tài chính và kinh tế
Ngài
chả có ý tưởng gì về kinh tế và tài chính. Trong dụ ngôn những kẻ làm vườn nho,
ông chủ trả cùng một số tiền cho những kẻ làm đầu tắt mặt tối từ sáng tinh mơ
cho đến chiều tối, và những kẻ gần chiều mới bắt tay vào việc. Không biết Ngài
có tính toán sai không? Không! Ngài chú ý làm như vậy vì Ngài không thương
chúng ta vì công trạng của chúng ta. Tình yêu của Ngài là hoàn toàn miễn phí và
vượt xa trí hiểu của chúng ta. Ngài đã có những “khuyết điểm” vì Ngài yêu
thương chúng ta. Tình yêu thực sự không có tính toán so đo, không biên giới,
không điều kiện, không ngăn cách và không nhớ những sai phạm (x. Mt 20, 1-16)
e)
Chúa Giêsu là một người phiêu lưu
Chúa
Giêsu là người mua lấy rủi ro về phần mình. Người ta muốn chiêu dụ nhiều người
theo mình thì hứa cho thật nhiều những điều tốt lành, trong khi Ngài lại hứa những
gian lao thử thách, bắt bớ và giam cầm cho những kẻ theo Ngài. Trong 2000 năm
qua, chúng ta đã chứng kiến bao rủi ro, thiệt thòi cho những kẻ muốn theo Ngài,
nhưng số người theo Ngài càng đông, họ dám hy sinh cả mạng sống cho Ngài (x. Mt
820; Lc 9-23)
Để
kết luận chúng ta tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu có những khuyết điểm như thế - Vì
Ngài là Tình yêu (cf 1Ga 4,16). Tình yêu đích thực không lý luận, không đo lường,
không dựng lên những hàng rào, không so đo tính toán, không đặt điều kiện.
(Hồng
y F.X. Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, tr 39-44)
8. Phải biết bắt đầu lại
Một
thanh niên thấy cuộc sống mình bê bối, muốn sám hối ăn năn, đến gặp một vị Linh
mục và nói:
-
Thưa cha, hôm nay con đến xin cha giúp con, con bê bối lắm nhưng con không biết
bắt đầu từ đâu cả: Mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội thánh, bảy mối
tội đầu con đều phạm hết. Con nản quá! Bạn bè khuyên con, con trả lời rằng:
Thôi đã lỡ phạm tội thì phạm cho hết mọi tội, xuống lót đáy hỏa ngục luôn. Nằm
dưới đáy có lẽ đỡ nóng, hơn là nằm hơ hơ trên ngọn lửa, nóng lắm! Nói thì nói
thế cho vui, chớ con không yên tâm chút nào.
Vị
Linh mục cười và nói:
-
Cha lại thích mấy con cá bự, cá nhỏ ăn hoài chán rồi.
Cả
hai cha con cười xòa.
Vị
Linh mục nói tiếp:
-
Cha kể cho con một câu chuyện nhé: Một người con trai kia thất nghiệp, trở về
nhà buồn bã. Nguời cha an ủi: Thôi con ạ, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông,
nhất nông thì nhì sĩ; con trở lại với miếng ruộng của gia đình đi. Sáng mai con
ra làm cỏ năm sào ruộng để mùa tới chúng ta sẽ xạ lúa. Người con nghe lời, sơm
mai vác cuốc ra đồng. Nhưng khi nhìn thấy đám ruộng mênh mông chỉ có cỏ với cỏ,
anh ngán ngẩm, tìm một gốc cây nằm ngủ.
Người
cha biết sự việc, không la rầy, ôn tồn nói với con:
-
Mỗi ngày con làm cho cha 20 mét vuông thôi, con làm được không?
-
Dạ, ít vậy thì được.
Và
cứ như thế, chẳng bao lâu đám ruộng đã sạch cỏ.
Tâm
hồn con bây giờ cũng như đám ruộng kia, đầy cỏ dại, nhưng con hãy bắt đầu đi rồi
con sẽ thấy kết quả. Rồi đây con sẽ còn sa ngã, nhưng cái quan trọng là luôn biết
bắt đầu lại. Tội con Chúa đã tha rồi, Chúa chỉ đòi hỏi con cố gắng mà thôi.
Mười
năm sau đó, vào một buổi sáng đẹp trời, một tu sĩ bước vào nhà xứ và cúi đầu
chào Linh mục, rồi nói:
-
Cha còn nhớ con nữa không? Con là người cha đã chỉ cho cách làm cỏ cách đây khoảng
mười năm.
Câu
chuyện trên đây nhắc cho chúng ta: biết mình lạc đường cần trờ về, đó là điều tốt
nhưng thực hiện cuộc trở về thì khó, vì chúng ta bị cám dỗ tháo lui. Chính Đức
Giêsu cũng bị cám dỗ để đi xa con đường sứ mạng cứu thế của Ngài như ta đã suy
niệm trong bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất Mùa chay (x. Lc 4,1-13).
Cám
dỗ cũng cần thiết vì nó có lợi cho ta, nhờ đó mới biết lòng trung thành của ta
đối với Chúa và làm cho chúng ta càng thêm công trạng như lời Sách Thánh nói:
”Lửa thử vàng, gian nan thử người nhân đức” (Hc 2,5).
9. Kế hoạch trì hoãn
Ngày
kia Satan hỏi các đồ đệ:
-
Làm thế nào để chiếm đoạt được các linh hồn?
Quỉ
thứ nhất nói:
-
Tôi sẽ rỉ tai: không có Chúa đâu.
Satan
bảo:
-
Họ đâu có tin, nhìn vào vũ trụ, không thể nào chối là không có Thiên Chúa được.
Qủi
nhỏ thứ hai bảo:
-
Tôi sẽ rỉ tai: chết là hết, chết là hết.
Sa
tan bảo:
-
Không được, vì sự sống đời đời đã được khắc ghi vào chính giữa trái tim con người.
Thế
là cả bọn cùng trầm ngâm suy nghĩ.
Bỗng
một con qủa đen đủi đứng lên nói:
-
Tôi có cách: tôi sẽ nhắc đi nhắc lại cho mọi người biết: Chúa có thật và chết
chưa phải là hết. Tôi bảo họ phải sám hối ăn năn và trở về với Chúa. Nhưng tôi
sẽ rỉ tai họ: gấp gì, còn chán thì giờ! Để gần chết rồi lại ăn năn, thế là được
hưởng cả đời này lẫn đời sau, phải không nào?
Qủi
vương đập bàn cười ha hả:
-
Tuyệt, thật tuyệt, theo kế hoạch này, chúng ta sẽ thành công.
10. Trở về trong tình yêu
Trong
một buổi chia sẻ kinh nghiệm sống, một phụ nữ đã kể lại như sau:
Tôi
nhớ ngày tôi còn là một thiếu nữ, một lần kia cha mẹ tôi dắt tôi đi xem cuốn
phim tựa đề là “Ảo ảnh cuộc đời." Phim đó kể lại chuyện một cô gái không
những đã bội bạc mà còn khinh khi làm khổ người mẹ đang hết lòng yêu thương và
hy sinh cho cô. Qua nhiều biến cố thăng trầm, cuối cùng, người mẹ đau khổ đó chết,
cô gái trở về thống hối tiếc thương.
Về
nhà, hôm ấy gia đình tôi bàn tán về ý nghĩa của câu chuỵện trong phim. Tôi nhớ
rõ là tôi đã bực bội phê bình to tiếng: ”Bấy giờ mới trở về ăn năn thống hối
làm gì nữa, vì mẹ đã chết rồi."
Tôi
thấy mẹ tôi định trả lời, nhưng cha tôi dùng ánh mắt ngăn mẹ tôi lại và nói:
”Không có sự trở về nào là trễ trong tình thương con ạ."
Ngày
đó, thú thật tôi không hiểu gì nhiều về câu trả lời của cha tôi. Nhưng bây giờ
đã là mẹ, tôi mới thấm ý nghĩa của lời đó. Chính câu nói ấy đã giúp tôi luôn
luôn sẵn sàng thương yêu tha thứ cho con cái tôi.
11. Lòng tham
Vì
tham lam đồng tiền mà họ sẵn sàng đánh đổi tất cả: danh dự, phẩm giá và tình
làng nghĩa xóm, tình cha nghĩa mẹ, tình nghĩa thầy trò cũng không bằng ma lực của
đồng tiền, như cha ông ta đã từng nói: "Còn tiền còn bạc còn đệ tử - Hết
tiền hết gạo hết ông tôi." Thật vậy, có biết bao kẻ đã bạc tình, bạc nghĩa
chỉ vì đặt đồng tiền lên trên mọi mối quan hệ giữa người với người. Đồng tiền
là đối tượng duy nhất để tôn thờ vì thế dân gian mới có câu: "Ông tiền,
ông Phật, ông Tiên - Ba ông đứng lại, ông tiền cao hơn."
Ngày
xưa, có người ở nước Tề thích vàng đến mê vàng. Sáng sớm thay áo quần đi ra chợ.
Tới hàng đổi tiền, thì liền chộp vội một khối vàng rồi chạy đi. Người ta bắt
anh ta lại và hỏi:
-
Tại sao giữa đám đông mà anh lại dám cướp vàng của kẻ khác như thế?
Anh
ta trả lời:
-
Lúc thấy vàng, tôi đâu còn thấy thiên hạ chung quanh nữa. Trước mặt tôi, chỉ có
vàng mà thôi.
Đồng
tiền liền khúc ruột nên họ lao mình vào lửa, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, bất
chấp mọi thủ đoạn mánh mung, cho dù phải chà đạp lên người khác bằng những
phương thế bóc lột và bất công, miễn sao vơ vét, vun quén về cho đầy túi tham của
mình.
12. Ma quỷ không nghỉ ngơi
Có
một nô bộc da đen hộ tống ông chủ da trắng đi săn vịt trời. Anh ta là một ky-tô
hữu. Nhân dịp nói chuyện về vấn đề tôn giáo, ông chủ hỏi người ở da đen:
“Ta
chẳng hiểu tại sao mày thường xuyên nói đến tội, đến chống trả cám dỗ, nói đến
ma quỷ. Ta chẳng phải chống trả ma quỷ bao giờ, mà ta vẫn sống tịnh, chẳng bao
giờ bị quấy phá hoặc tấn công chi cả”
Người
ở da đen trả lời lại: “Tôi xin phép được giải thích việc này. Chúng ta đang đi
săn vịt. Những con nào bị ông bắn và chết liền khi rơi xuống, thì tôi để yên
đó. Nhưng con nào chỉ bị thương khi rơi xuống và tìm cách chạy trốn, thì tôi
dùng sào này mà phang cho chết hoặc không nhúc nhích được mới thôi."
Ông
ví như vịt đã bị ma quỷ bắn chết rồi, nên nó để yên ông; còn tôi ví như con vịt
mới bị thương và đang tìm cách trốn thoát, do đó Ma quỉ đang giơ sào và tìm mọi
cách đập tôi cho thật chết mới thôi.
Ma
quý cám dỗ là sự thật. Ma quỷ luôn tìm cách cám dỗ con người đi nghịch lại với
đường lối Thiên Chúa. Chúa Giê-su cũng từng bị cám dỗ. Ma quỷ đã bủa vây Chúa
Giê-su bằng nhiều lời hứa đường mật, nhưng luôn theo một chủ đích là từ bỏ Chúa
Cha để hành động theo ý mình. Quả thực, trên đời chẳng có gì cho không. Ai cho
chúng ta điều gì thì thường họ cũng muốn đòi lại chúng ta một điều nào đó, huống
hồ là ma quỷ, nó sẽ không bao giờ cho không chúng ta.
13. Sống là chiến đấu
Một
buổi chiều, cha bề trên một tu viện kia hỏi một tu sĩ: - Hôm nay con đã làm gì?
-
Cũng như những ngày khác, tu sĩ trả lời, con rất bận bịu mà nguyên sức con
không thể nào làm nổi, ngoài sự giúp đỡ của Chúa. Thưa cha, ngày nào con cũng
phải coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, dạy hai con diều hâu, thắng một con
cá sấu, trị một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân.
-
Con nói gì thế? Cha bề trên cười hỏi lại, những việc như thế làm gì có trong tu
viện này?
-
Thưa cha bề trên, thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con,
con phải gìn giữ cho nó luôn trong sáng, không để nó thu giữ những hình ảnh xấu
xa. Hai con nai là hai chân của con, con phải luôn trông coi từng bước đi, để
chúng bước đi trên nẻo chính đường ngay. Hai con diều hâu là hai bàn tay của
con, con phải luôn bắt nó làm những việc tốt. Con cá sấu là cái lưỡi của con,
con phải kìm hãm hằng ngày để nó khỏi thốt ra những lời nói thâm độc và thô bỉ.
Con gấu là trái tim của con, con phải trừng trị để khỏi ích kỷ và phô trương.
Còn bệnh nhân là chính thân xác con, con phải canh phòng ráo riết để nhục dục
không xâm nhập và luôn lành mạnh.
Tu
sĩ này có lý, thưa anh chị em, vì sống là chiến đấu. Đời là một cuộc trường kỳ
chiến đấu, và cuộc chiến cam go nhất chính là cuộc chiến cam go nhất chính là
cuộc chiến với bản thân. Địch thù ẩn núp ngay trong bản thân mình chứ không ở
đâu xa.
14. Bảy giảng cho Má
Tháng
Ba năm 1976, người ta chở Má từ nơi quản thúc tại gia ở Cây Vông đến nhà biệt
giam Nha Trang… Má bị đưa vào ở trong một căn phòng giam nhỏ không cửa sổ, ngột
ngạt, dưới chân tường chỉ có một lỗ nhỏ để thông hơi. Má thường nằm xuống đất để
mũi gần đó và thở. Vài tuần sau Bảy cũng bị bắt đưa vào phòng biệt giam, cách
Má bức tường ngăn. Ban đầu hai phòng hoàn toàn cách biệt, nhưng về sau người ta
cho đục một cửa sổ nhỏ giữa bức tường ngăn cách, và có lệnh cấm Má và Bảy không
được liên lạc với nhau qua nơi này…
Một
ngày nọ qua cửa sổ, Má bảo Bảy:“Má và Bảy không biết sống chết ra sao. Má có thể
ra đi bất cứ lúc nào! Má xin Bảy cho Má một ân huệ được không?” “Má cứ tự
nhiên, con có thể làm gì để giúp Má?” Bảy đáp. “Má muốn tĩnh tâm ba mươi ngày,
nhờ Bảy giảng cho Má.” “Má nói sao? con giảng tĩnh tâm cho Má? Con làm gì có đủ
khả năng giảng cho Má. Chính Má giảng cho con chứ?” Bảy ngạc nhiên vô cùng và
tưởng chừng mình nghe lầm nên hỏi lại. “Bảy cứ làm theo ý Má đi. Vì đây là ân
huệ Má xin.” Má ôn tồn và nhỏ nhẹ bảo… “Má nói vậy thì con xin khiêm tốn vâng lời
Má.” Bảy đáp lại.
Thế
là mỗi ngày Bảy giảng cho Má ba bài, bắt đầu từ lúc Chúa Giêsu sinh ra, sống cuộc
đời ẩn dật và công khai rao giảng Tin Mừng, đối đáp lại những bắt bẻ của người
Do Thái, dạy dỗ, kể dụ ngôn và làm phép lạ, đến lúc bị bắt, chất vấn, sỉ nhục,
đánh đập, con đường khổ nạn và chết trên thập giá, rồi vinh hiển sống lại và hiện
ra cho các tông đồ nhiều lần, trước khi về trời gởi Thánh Thần xuống. Mỗi bài
giảng kéo dài từ hai mươi đến ba mươi phút, sáng trưa chiều. Sau đó Bảy còn kéo
thêm được bài thứ tư vào buổi tối trước khi ngủ. Cứ vào những giờ giấc cố định
Bảy đến bên cửa sổ, phía bên kia Má đã đứng chực đó từ lúc nào rồi. Má chăm chú
lắng nghe các bài giảng, sau mỗi bài Má đều góp ý rồi cả hai cùng hát thánh ca
có khi bằng tiếng Việt, hoặc La Tinh và Má dâng lời cầu nguyện kết thúc.
Mỗi
ngày lúc ba giờ chiều là giờ tử nạn của Chúa Giêsu, Má dâng thánh lễ với ba giọt
rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay với mẫu bánh nhỏ được bẻ vụn ra. Bên
kia bức tường của phòng giam Bảy cũng làm như thế… Cuộc tĩnh tâm linh thao theo
phương pháp thánh Ignatiô Loyola của Má kéo dài đúng một tháng… (Nguyễn Hồng
Phúc, Câu chuyện của Má và Bảy)
ĐGM
Fx Nguyễn Văn Thuận (Má) đã mời Lm Giuse Nguyễn Quang Thạnh (Bảy) giảng cấm
phòng cho ngài, để chuẩn bị cuộc lữ hành gian lao ròng rã 13 năm. Ngài noi
gương Thầy Giêsu vào sa mạc 40 ngày đêm, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã
thú, chay tịnh cầu nguyện, chuẩn bị đi gieo Tin Mừng.
15. Ăn chay và hãm mình
Có
người ăn chay nhưng không hãm mình.
Có
người hãm mình nhưng không ăn chay.
Có
người vừa ăn chay vừa hãm mình.
Có
người không chay cũng chẳng hãm.
Ăn
chay và hãm mình thuộc về tâm hồn, nội tâm. Thực tâm đến mức nào chỉ mình mình
biết, mình mình hay. Ăn chay hãm mình thật phải là việc làm tự nguyện, thành
tâm và làm với lòng mến. Ăn chay thực cần đi đôi với hãm mình. Thiếu hãm mình
không thể nào là ăn chay vì bản chất của chay tịnh là tự chế, tự chủ. Tuy nhiên
không phải tất cả các tự chế, tự chủ đều là ăn chay. Do vậy người ta có thể hãm
mình nhưng không cần ăn chay. Ăn chay thiếu hãm mình là ngoài mặt ăn chay nhưng
tâm nghĩ mặn.
Nói
đến ăn chay chúng ta nghĩ đến việc kiêng ăn, kiêng uống. Sự việc không đơn giản
thế. Ăn chay là việc làm tự nguyện, tự chủ và làm với lòng yêu mến Thiên Chúa.
Điều răn quan trọng nhất Chúa Giêsu dậy là: Mến Chúa hết sức, hết linh hồn, hết
trí khôn và yêu thương anh em như chính mình. Toàn thể con người từ trong ra ngoài
đều thể hiện lòng mến và việc làm đi đôi với yêu tha nhân. Ngoài việc kiêng ăn,
bớt uống và hạn chế hút sách chúng ta cần kềm hãm các giác quan khác trong con
người.
Hãm
mắt nhìn sự việc xấu.
Hãm
tai nghe điều tệ hại.
Hãm
miệng nói điều chua ngoa, gian xảo.
Hãm
chân đi đến những nơi tồi bại.
Hãm
tay làm những việc bất công.
Hãm
óc nghĩ đến những tư tưởng gian tà.
Hãm
cảm nhận những cảm xúc bất chính.
Hãm
chiều theo đòi hỏi của thân xác.
Hãm
không cho cái tôi làm chủ.
Lm.
Vũ Đình Tường
16. Nhận biết Thiên Chúa
Charles
de Foucaul đến gặp một vị linh mục quen là cha Huvelin và tâm sự: Từ ngày lên
15 tuổi, tôi như mất đức tin. Cha Huvelin nhìn con người về từ sa mạc đó và
nói: Anh hãy quì xuống xưng tội đi đã. Foucauld đã vâng lời, khiêm tốn làm việc
sám hối. Và từ đó, đời của vị sĩ quan ấy đã hoàn toàn đổi mới. “Khi tôi vừa hiểu
rằng có một Thiên Chúa thì tôi cũng hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là
chỉ sống vì Người."
“Hãy
ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng."
17. Chỉ cần sống đẹp lòng Chúa
Đức
Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận có kể lại một câu chuyện về mẹ của
ngài trong một diễn văn nhân lễ mở tay mừng tân chức như sau: "Cách đây
khá lâu có hai linh mục đến thăm mẹ già của tôi tại Úc châu và hỏi bà: "Bà
cố có muốn Đức Cha Thuận làm hồng y không?"
Bà
cụ (nay đã 98 tuổi) trả lời: "Không! Tôi dâng con tôi cho Chúa là để tế lễ
Người, như thế là đủ! Tôi chẳng cần con tôi làm hồng y đâu" - "Nhưng
lên hồng y sẽ làm vinh danh Chúa hơn!" - "Thế hai cha không làm vinh
danh Chúa à?"
Mới
đây, sau khi Đức Cha Thuận được tấn phong hồng y thực thụ, một trong hai linh mục
hôm nọ cùng một vị khác lại gặp bà cụ và hỏi: "Nay Đức Cha Thuận đã lên hồng
y rồi, bà cố có vui không?" - "Dạ vui chớ!" - "Sao hôm nọ,
bà cố đã trả lời là không muốn con bà làm hồng y!" - "Nay tôi vui vì
đó là ơn Chúa cho. Có chức quyền to ở trần đời dễ làm bậy lắm! Còn chức quyền
to trong Giáo Hội thì phải lo mà chu toàn theo ý Chúa" –
"Vậy
bây giờ Đức Cha đã lên hồng y, bà cố cầu nguyện gì cho đức Hồng y?" -
"Tôi chỉ cầu nguyện cho con tôi sống đẹp lòng Chúa!" - "Thế thôi
à?" - "Vâng, sống đẹp lòng Chúa, đó là điều duy nhất tôi luôn cầu
nguyện cho con tôi!"
18. Tin tưởng và cải thiện
Piri
Thomas có viết một tác phẩm nhan đề “Xuống Những Con Phố Tồi Tàn” (Down These
Mean Streets). Tác phẩm mô tả việc ông cải tà qui chánh từ một người bị kết án
tù, một người nghiện ma tuý, và cố tình giết người để rồi trở thành một Kitô hữu
gương mẫu.
Một
đêm kia, Piri đang nằm trên giường trong phòng giam của mình. Đột nhiên, anh
nghĩ tới tình trạng hỗn loạn mà anh đã gây ra trong đời anh. Anh cảm thấy có một
ước muốn mãnh liệt là cầu nguyện. Nhưng anh đang nằm cùng giường với một tù
nhân khác mà người ta gọi là “thằng ròm." Vì thế anh chờ đợi. Sau khi đoán
chắc rằng “thằng ròm” đã ngủ, anh leo ra khỏi giường và quì xuống nền bê tông lạnh
ngắt để cầu nguyện. Anh kể lại: “Tôi bầy tỏ với Chúa những gì có trong trái tim
tôi… Tôi nói với Ngài những lời mộc mạc… chứ không phải những lời hoa mỹ… Tôi
nói với Ngài những điều tôi muốn, những thiếu thốn của tôi, những hy vọng và thất
vọng của tôi,… Tôi cảm thấy dường như tôi có thể khóc được… Đó là một điều mà
bao nhiêu năm nay tôi không thể làm."
Sau
khi Piri cầu nguyện xong, một tiếng nói nho nhỏ đáp: “Amen." Đó là tiếng của
“thằng ròm." Piri nói: “Thế là hắn nằm sấp xuống, đầu úp trên đôi tay
khoanh lại, còn tôi vẫn quì yên lặng. Một lúc thật lâu không ai nói với ai. Rồi
“Thằng Ròm” nói nhỏ: “Tôi cũng tin Chúa!" Hai người bạn trẻ nói chuyện với
nhau một lúc lâu. Rồi Piri leo lên giường ngủ. Anh nói: “chúc Chico ngủ ngon
nhé. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn luôn ở với chúng ta, chỉ có chúng ta là
không ở với Ngài thôi."
Câu
chuyện này là một hình ảnh rất đẹp, minh hoạ những gì Đức Giêsu muốn nói trong
bài Tin Mừng hôm nay khi Ngài bảo: “Hãy cải thiện đời sống và hãy tin vào Phúc
Âm." Giáo huấn của Đức Giêsu gồm hai điều: trước hết là “cải thiện” đời sống
của chúng ta. Sau đó là “tin vào Phúc Âm”, chúng ta hãy bắt đầu với điểm thứ nhất:
cải thiện đời sống.
19. Ma quỷ khắp mọi nơi
Một
vị tu sĩ đạo đức nọ có lần được thấy ma quỷ ngồi khắp ở mỗi góc tu viện, cả ở
nhà nguyện nữa. Khi ngài bước ra phố thì thấy rằng chỉ có một tên quỷ đi cám dỗ
mà thôi. Lấy làm lạ, vị tu sĩ mới hỏi bậc thầy về tu đức của mình thì được vị ấy
trả lời: “Sở dĩ chỉ một tên quỷ cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì người
ta dễ lơ là, tìm kiếm táy máy, ngó nghiêng ngó dọc, không cố gắng chống lại, thậm
chí ma quỷ chưa cám dỗ thì người ta đã tự đưa mình sa ngã vào cám dỗ hay tìm kiếm
thú vui, buông mình ầu ơ dí dầu nơi những cám dỗ. Và với những tâm hồn lành
thánh thì không phải tránh xa được ma quỷ đâu, thậm chí cả một đạo binh ma quỷ
đang rình rập tìm dịp."
Thánh
Phêrô Tông đồ khuyên bảo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ là
thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).
20. Vợ và các con của Luxiphe
Có
câu chuyện kể rằng: "sau khi bị Thiên Chúa trừng phạt, tướng quỷ Luxiphe rất
tức giận, lửa căm thù sôi sục trong lòng hắn nên đã tìm cách để cám dỗ các tín
hữu. Một hôm, hắn cho rằng phải lấy vợ gấp để có nhiều con gái gả cho loài người,
nhờ đó sẽ kéo nhiều người xuống hỏa ngục.
Luxiphe
kiếm được cô nàng Bất Chính và lấy làm vợ. Rồi họ sinh được bảy cô con gái.
-
cô thứ nhất tên là Kiêu Ngạo được gả cho những nhà cầm quyền,
-
cô thứ hai tên là Hà Tiện được gả cho những người giàu có,
-
cô thứ ba tên là Giả Dối được gả cho những người nghèo khó,
-
cô thứ tư tên là Ghen Tương được gả cho những nghệ sĩ,
-
cô thứ năm tên là Giả Hình được hắn đặt vào các cộng đoàn tu trì,
-
cô thứ sáu tên là Háo Danh được hắn cho làm bạn với các phụ nữ,
-
cô thứ bảy tên là Dâm Ô nhưng không được gả cho người nào vì hắn muốn cô này sẵn
sàng ở với tất cả mọi người.
Mỗi
ông chồng đều thích thú với cô vợ của mình, và họ cũng biết mình có họ hàng bà
con với các chị em khác. Luxiphe khôn khéo như thế đó! Luxiphe đã chống lại
Thiên Chúa và nó cũng đang cám dỗ chúng ta chống lại Thiên Chúa.
21. Tránh xa dịp tội
Có
một người giầu có rất yêu mến mẹ già. Một hôm ông muốn đi tìm một người tài xế
chở bà mẹ già đi dạo mát mỗi buổi chiều. Có ba người đến xin chân tài xế đó.
Người nhà giầu nói: "Tôi không muốn có một tai nạn nào xẩy ra trong khi
các ông đưa mẹ tôi đi dạo mát. Tôi sẽ thử cả ba ông xem các ông lái xe giỏi đến
mức nào. Tôi muốn xem các ông lái sát bên vực thẳm bao nhiêu mà không bị rơi xuống."
-
Người tài xế thứ nhất tự nhủ: "cái đó thì dễ ợt." Ông ngồi bẻ tay lái
và chạy vù xuống đường, cách vực thẳm một tấc.
-
Người thứ hai thầm bảo: "mình lái ngon hơn hẳn là cái chắc." Ông này
cũng lái vèo xuống đường và chỉ cách vực thẳm có nửa tấc.
-
Trong khi đó, người thứ ba chậm rãi lái cách vực thẳm những một mét.
Hai
người tài xế trước thấy thế cười đắc chí, nhưng người nhà giầu lại nói với bác
tài xế thứ ba: "tôi xin nhận bác làm tài xế cho mẹ tôi. Tôi cần người tài
xế có bảo đảm, mà một người lái có bảo đảm thì không bao giờ lái quá sát vực thẳm
vì sẽ dễ bị cám dỗ lôi cuốn."
22. Chiến đấu với chính mình
Một
buổi chiều, Cha Bề Trên một tu viện kia hỏi một tu sĩ:
-
Hôm nay con đã làm gì?
-
"Cũng như những ngày khác, tu sĩ trả lời, con rất bận bịu mà nguyên sức
con không thể nào làm nỗi, ngoài sự giúp đỡ của Chúa. Thưa cha, ngày nào con
cũng phải coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, dạy hai con diều hâu, thắng một
con cá sấu, trị một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân."
-
Con nói gì thế? Cha Bề Trên cười hỏi lại, những việc như thế làm gì có trong tu
viện này?
-
Thưa Cha Bề Trên, thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con,
con phải gìn giữ cho nó luôn trong sáng, không để nó thu giữ những hình ảnh xấu
xa. Hai con nai là hai chân của con, con phải luôn trông coi từng bước đi, để
chúng bước đi trên nẻo chính đường ngay. Hai con diều hâu là hai bàn tay của
con, con phải luôn bắt nó làm những việc tốt. Con cá sấu là cái lưỡi của con,
con phải kìm hãm hằng ngày để nó khỏi thốt ra những lời nói thâm độc và thô bỉ.
Con gấu là trái tim của con, con phải trừng trị để khỏi ích kỷ và phô trương.
Còn bệnh nhân là chính thân xác con, con phải canh phòng ráo riết để nhục dục
không xâm nhập vào và luôn lành mạnh.
23. Ma quỷ vất vả với ai?
Một
hôm Thánh Ephrem nằm mơ thấy một thành phố kia rất đông người qua lại, nhưng ở
cổng thành, ngài chỉ thấy có một tên quỉ đang ngồi ngáp ngủ. Rồi ngài lại thấy
mình có mặt tại một khu rừng vắng chỉ có một vị ẩn sĩ đang sống, nhưng chung
quanh vị này lại có cả một bầy quỉ rất đông đang tìm đủ cách tấn công vị tu sĩ.
Bấy giờ thánh nhân liền la mắng lũ quỷ như sau: “Lũ quỷ các ngươi thật không biết
xấu hổ khi kéo cả bầy đến tấn công một người. Còn trong thành phố kia có rất
đông người thì các ngươi lại chỉ bố trí có một tên đứng không và còn ngáp đứng
ngáp ngồi nghĩa là làm sao?”
Tên
quỷ đầu đàn liền trả lời như sau: “Thành phố tuy đông người nhưng chẳng cần lũ
quỷ chúng ta phải ra tay cám dỗ mà chúng vẫn phạm hết tội này đến tội khác, nên
chỉ cần một tên đứng canh là đủ. Còn tại khu rừng vắng này dù chỉ có một tên tu
sĩ, nhưng hắn ta lại rất kiên cường chiến đấu. Đến nay sau nhiều ngày tấn công
cám dỗ mà chúng ta vẫn chưa cám dỗ được hắn ta phạm tội, vì hắn luôn ăn chay cầu
nguyện, năng đọc Kinh Thánh và chăm chỉ làm việc."
Thánh
Phêrô dạy các tín hữu như sau: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ,
thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng
vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,8-9).
24. Bé trộm trứng, lớn bắt bò
Một
tên cướp nhà băng kia đã dùng súng giết chết một viên cảnh sát và sau đó hắn bị
bắt và bị tòa kết án tử hình. Bây giờ hắn đang bị cột vào chiếc ghế điện trong
nhà tù Sing Sing chờ tới giờ thi hành án. Trên đầu hắn có đeo một chiếc vòng bằng
kim loại cột nhiều thanh sắt. Khi cho dòng điện mạnh chạy qua là hắn sẽ lập tức
bị chết ngay. Người thi hành án hỏi tử tội xem có muốn nhắn gửi điều gì trước
khi chết không?
Bấy
giờ hắn mới tâm sự với giọng điệu đầy hối hận muộn màng như sau: ”Tất cả tội lỗi
lớn lao của tôi hôm nay chỉ bắt đầu từ việc ăn cắp một đồng năm xu trong túi áo
của mẹ tôi hồi còn nhỏ. Rồi khi đi học tôi tiếp tục ăn cắp các vật dụng của
chúng bạn như bút vở, nhặt được đồ đánh rơi không trả cho người bị mất, đi xe
buýt hay xe lửa trốn không mua vé. Rồi khi lớn khôn tôi bắt đầu sa vào các thói
hư chơi bời hút xách bài bạc.
"Do
thua cá độ một món tiền lớn, tôi và hai thằng bạn thân rủ nhau đi cướp giật túi
xách người đi đường, rồi lên kế hoạch cướp nhà băng. Một ngày kia khi thực hiện
việc cướp này và bị cảnh sát truy đuổi, tôi đã dùng súng bắn chết một viên cảnh
sát và bị tòa kết án tử hình. Như vậy, tội cướp của giết người dẫn đến cái chết
của tôi hôm nay chỉ bắt đầu từ việc ăn cắp một đồng bạc năm xu” (A. Tonne).
25. Tình Chúa bao la
Một
nhà truyền giáo trên một đảo ngạc nhiên khi nhìn thấy một phụ nữ mang một nắm
cát ướt bước vào túp lều của ông.
-
Thưa cha, cha biết đây là gì không?
-
Nó giống như cát.
-
Cha có biết tại sao con mang nó vào đây không?
-
Không, tôi không thể tưởng tương được tại sao.
-
Đây là tội của con. Tội con không thể đếm được như cát biển. Làm thế nào con có
thể được tha thứ tất cả?
-
Bà hãy đưa cát đó ra bãi biển và chất thành một ít cát. Rồi ngồi nhìn xem những
cơn sóng ập tới, chắc chắn sẽ cuốn đi tất cả. Đó là cách Chúa thực hiện sự tha
thứ của Ngài. Lòng nhân từ của Chúa bao la như đại dương. Hãy thành thật hối lỗi
và Chúa sẽ tha thứ.
Mùa
Chay, mùa trở về cùng Chúa là Cha... bắt đầu bằng tâm tình sám hối qua việc xức
tro.... Tại sao phải xức tro và tro có ý nghĩa như thế nào?
26. Thập giá và sự sống
Vào
đầu thế kỷ 20, một văn sĩ người Anh đã kể lại trong cuốn tiểu thuyết “Bầu trời
và Thập giá” của ông, truyện một người thù ghét thập giá. Thấy thập giá ở đâu
là anh ta tìm cách phá huỷ. Gặp một bức vẽ có hình thập giá là anh xé bỏ. Vợ
anh mang một thập giá nhỏ bằng vàng, anh cũng lừa giật được và ném đi. Anh bảo:
“Thập giá là biểu tượng sự độc ác dã man đối nghịch với niềm vui và cuộc sống."
Lòng
căm ghét thập giá ăn sâu và tâm tư anh, đến mức thấy bóng thập giá là anh như
điên dại. Không chịu nổi, có lần anh leo lên tận tháp chuông nhà thờ để phá huỷ
cây thập giá trên đó. Lần khác, anh đập tan cái ban công nhà vì ở đó anh thấy
nhiều chỗ có hình thập giá… Anh nhìn đâu cũng thấy thập giá. cuối cùng anh nổi
giận đốt luôn căn nhà của mình và bị chết cháy.
27. Thủ đoạn của ma quỷ
Ma
quỷ cám dỗ chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau về các phương diện danh, lợi,
thú. Thông thường ma quỷ không cám dỗ chúng ta phạm tội trọng ngay nhưng chúng
cám dỗ chúng ta phạm tội cách tiệm tiến từ tội nhẹ đến tội nặng.
Có
một câu chuyện vui dân gian kể rằng: Có một người nọ bị quỷ hiện lên chận đường.
Quỷ bắt anh ta phải làm một trong ba điều sau đây: một là uống rượu thật say;
hai là đốt nhà của mình; ba là giết chết vợ mình. Quá hoảng sợ, người đàn ông
đành chọn uống rượu thật say vì anh ta cho đó là việc làm đỡ nguy hại nhất. Nào
ngờ, khi say rượu, anh ta mất hết lý trí, nổi lửa đốt nhà mình. Bà vợ ra can
ngăn, anh ta điên tiết giết luôn vợ mình. Rốt cuộc là anh ta đã làm cả ba việc
mà tên quỷ đã đề ra.
28. Thủ đoạn của ma quỷ
Để
bắt đầu phần chia sẻ hôm nay, tôi xin kể lại trường hợp vượt ngục rất đặc biệt
của một tù nhân. Đúng thế, ông ta bị nhốt trong một ngọn tháp thật cao và trong
phòng thì lại không có một phương tiện nào để có thể leo xuống. Vậy ông ta đã
làm gì?
Để
vượt ngục, mỗi ngày ông ta chỉ nhổ có hai sợi tóc và xe lại với nhau. Sau một
thời gian, ông ta đã làm được một sợi dây bằng tóc khá dài. Ông ta thả sợi dây
tóc ấy xuống qua cửa sổ nhà tù. Ở dưới, một người bạn thân đã chờ sẵn. Người bạn
này đã buộc một sợi chỉ dài vào đầu sợi dây tóc. Rồi cuối sợi chỉ, người ấy lại
buộc thêm một sợi dây vải dài. Cuối sợi dây vải, người ấy buộc một dây thừng nhỏ
và cuối sợi dây thừng nhỏ, người bạn ấy buộc một dây thừng to. Sau đó, tù nhân ở
trên ngọn tháp cao bắt đầu kéo lên. Hết sợi dây tóc, thì nắm lấy sợi dây chỉ. Hết
sợi dây chỉ thì nắm lấy sợi dây vải. Hết sợi dây vải, thì nắm lấy dây thừng nhỏ.
Hết dây thừng nhỏ thì nắm lấy dây thừng lớn và ông ta đã dùng dây thừng lớn này
để mà vượt ngục cách an toàn trong một đêm trời tối.
Kể
lại câu chuyện này, tôi thấy đó cũng chính là đường lối ma quỉ vốn thường dùng
để cám dỗ chúng ta. Thực vậy, rất ít khi ma quỉ cám đỗ chúng ta phạm tội trọng
ngay từ lúc đầu. Nếu làm thế, ma quỉ sẽ khiến cho chúng ta sợ hãi. Nó cứ từ từ
mà tiến. Lúc đầu nó chỉ cám dỗ chúng ta phạm một lỗi nhỏ, rồi sau đó một lỗi lớn
hơn và cuối cùng nó mới dẫn chúng ta đến tội trọng.
29. Bước ra khỏi tiện nghi
Một
ngày nọ, lạc đà con nói chuyện với lạc đà mẹ như sau, “Mom! Tại sao bàn chân của
mẹ con mình lại có 3 ngón chân to tổ chảng vậy?” Lạc đà mẹ trả lời, “Để chúng
mình băng qua sa mạc cát mềm mà không bị lún chứ làm sao!” “Và tại sao chúng
mình có bộ lông mi dài lượt thượt và nặng nề quá vậy?” “Để cát khỏi rơi vào mắt
trên những hành trình dài trong sa mạc đó con!” “Và Mom, tại saochúng mình lại
phải mang những cái bướu quá bự trên lưng vậy?” Bây giờ thì lạc đà mẹ không còn
kiên nhẫn nổi để trả lời những câu hỏi vớ vẩn của thằng con nữa, nhưng cũng cố
trả lời, “Chúng nó giúp chúng mình dự trữ những chất béo cho những cuộc du hành
dài, nhờ đó mà mẹ con mình không cần nước trong một thời gian rất lâu ở sa mạc!”
“Đúng vậy, con biết rồi!” lạc đà con nói, “Chúng mình có ngón chân bự để không
bị lún dưới cát, lông mi dài để tránh cát bụi khỏi rơi vào mắt, và những cái bướu
trên lưng để chứa nước. Vậy thì, Mom! Tại sao chúng ta lại ở đây, trong cái sở
thú của Toronto này?
Đời
sống văn minh hiện đại làm cho chúng ta có cảm giác giống như con lạc đà trong
sở thú. Chúa ban cho ta khối óc để suy nghĩ, nhưng bây giờ đã có máy computer
nghĩ hộ chúng ta rồi! Chúa ban cho ta con tim để yêu thương tha nhân, nhưng đã
có những cơ quan từ thiện làm việc bác ái rồi! Đôi khi chúng ta cần đi vào
trong “sa mạc” để khám phá lại chúng ta thực sự là ai? Mùa chay mời gọi chúng
ta đi vào trong cái cảm nghiệm của loại “sa mạc” này.
30. Giữ cho lửa thánh cháy sáng
Selma
Lagerloeff trong huyền thoại “The Flanme”, đã kể câu chuyện về chàng hiệp sĩ,
sau cuộc chiến thành công vào Thánh Địa, anh đã làm một lời thề hứa. Anh thắp
lên một cây nến lấy từ ngọn lửa thánh tại ngôi mộ của Chúa Giêsu, và mang nó trở
về quê quán của anh ở tỉnh Florence, nước Ý Đại Lợi mà vẫn còn cháy sáng. Quyết
định này đã biến đổi anh trở thành một con người mới. Nó biến đổi anh từ một
người lính hiếu chiến thích đánh nhau trở thành một con người yêu chuộng hòa
bình.
Trên
đường trở về nhà chàng hiệp sĩ đã bị bọn cướp bóc lột, anh đã không rút gươm ra
chống cự. Anh đã hứa cho chúng bất cứ những gì anh có miễn là chúng không dập tắt
ngọn nến cháy của anh. Bọn cướp đã tước đoạt áo giáp, thanh gươm, con ngựa yêu
quý và tiền bạc của anh. Chúng chỉ để lại cho anh một con ngựa già. Sau khi đã
trải qua tất cả các kinh nghiệm của sự nguy khốn, anh đã cưỡi con ngựa già về đến
Florence. Để bảo vệ ngọn lửa không bị tắt bởi những cơn gió trong sa mạc, anh
đã phải ngồi quay lưng lại với con ngựa, và dùng thân mình để che chở cho ngọn
lửa.
Khi
những tên đểu cáng trong thị xã trông thấy anh cưỡi ngựa ngược như vậy, chúng
nghĩ anh là một tên điên khùng, và ra sức đùa nghịch để dập tắt ngọn lửa. Nhưng
anh đã làm tất cả sức mình để có thể giữ ngọn lửa cháy sáng. Và sau cùng, anh
đã mang nó về đến nhà thờ chính tòa, và dùng nó để thắp lên tất cả những cây nến
trên bàn thờ của nhà thờ chính tòa Florence. Khi người đốt đèn ở nhà thờ hỏi
anh đã phải làm gì để giữ ngọn lửa khỏi tắt, anh trả lời, “Ngọn lửa nhỏ bé này
sẽ đòi hỏi tất cả sự chú tâm của anh; nó sẽ không cho phép anh nghĩ về bất cứ
điều gì khác. Và anh sẽ không có thể cảm thấy an toàn một giây phút nào cả. Anh
phải luôn luôn chiến đấu. Bất kể là ngọn lửa có thể đã bảo vệ anh tránh khỏi biết
bao nhiêu nguy hiểm, anh phải luôn tỉnh thức để ngăn ngừa ngọn lửa không bị
đánh cắp mất khỏi anh."
31. Ma quỷ cho biết không có ma quỷ
Buổi
chiều ngày cuối tháng 10 thường được người Mỹ và các nước có ảnh hưởng của Mỹ gọi
là Halloween, có nghĩa là ngày mừng lễ các thánh. Có lẽ đã là điều còn rơi rớt
lại của những ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời của những người Santies trước
Công Nguyên mà ngày lễ vọng các thánh mang một màu sắc ảm đạm ma quái. Trong
các cửa tiệm, trưng bày những mặt nạ quái dị, những hình nộm được tô vẽ với một
bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng ra khắp nơi, các đồ chơi
của trẻ em cũng được khoác lên những nét ma quái, kinh dị, trên màn ảnh truyền
hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội
dung quái đản, kinh dị.
Buổi
tối ngày Halloween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng
nhà ca hát và kể cho nhau nghe những chuyện ma quái. Phải chăng mỗi năm, người
ta muốn dành một ngày để nhắc nhớ đến sự hiện hữu và tác quái của thần dữ?
Nhưng ngày nay người ta còn ý thức được tội lỗi và sự tác động của thần dữ, tức
là ma quỷ hay không? Thi sĩ Bô-đơ-le của Pháp đã có lần nói: “Sự thành công của
ma quỷ là thuyết phục được con người rằng chúng không hề hiện hữu." Với những
khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất
cả những vụ quỷ ám mà Thánh Kinh nói đến đều chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh
hoạn mà ngày nay con người có thể tìm ra nguyên nhân.
Với
luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào là đã loại trừ được ma quỷ ra khỏi cuộc
sống.
32. Đứa con của kẻ vô thần
Vào
tháng 5 năm 1980, tuần báo Time có đăng tải câu truyện nổi tiếng mang tựa đề
"Đứa Con Của Kẻ Vô Thần Tìm Thấy Thiên Chúa." Đứa con đó là William
Murray. Khi Murray đi học, mẹ cậu là bà Madalyn Murray tại Baltimore, Maryland,
đã ra toà kiện chống việc cầu nguyện và đọc Thánh Kinh trong các trường học
công cộng. Vụ án này đã được đến tận Toà Án Tối Cao Pháp Viện, và kết quả là mọi
hình thức cầu nguyện và đọc Thánh Kinh tại các trường học công cộng của toàn quốc
Hoa Kỳ phải chấm dứt.
Sau
này khi lớn lên, Murray còn tiếp tục thành lập các cuộc vận động chống đối
Thiên Chúa bằng việc cho xuất bản những tạp chí vô thần.
Thế
nhưng, Murray đã được ơn trở lại. Một đêm vào trước Lễ Giáng Sinh, William
Murray nằm mơ một giấc mộng tỏ tường về Thánh Kinh. Giấc mơ này đã thức tỉnh
ông. Cảm nghiệm của giấc mơ này thật xúc động, đến nỗi ông đã chỗi dậy ra khỏi
giường và lái xe đến một tiệm sách tại San Francisco. Ông viết: "Tôi đã
tìm thấy cuốn Thánh Kinh. Tôi lái xe về nhà và đọc Phúc Âm theo Thánh Luca. Tại
đây, tôi đã tìm thấy... Đức Giêsu Kitô." Từ đêm hôm đó, cuộc sống của
Murray được biến đổi.
Sau
khi trở lại, ông viết một bức thư cho tờ báo Baltimore Sun. Ông xin lỗi với
toàn thể dân chúng về việc ông đến Toà Tối Cao Pháp Viện xin cấm việc cầu nguyện
và đọc Kinh Thánh tại các trường học Hoa Kỳ. Ông nói trong bức thư: "Trong
khi suy xét lại cuộc đời 33 năm sống ngoài đức tin, tôi chỉ còn biết cầu xin, với
sự phù giúp của Chúa, cho tôi được hoàn chỉnh lại những lầm lỗi và điều xấu xa
mà tôi đã gây ra do sự thiếu lòng tin của tôi."
Câu
chuyện này là một bài quảng diễn sống động những gì Chúa Giêsu có ý nói đến
trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Thời
giờ đã gần đến. Nước Thiên Chúa đã gần kề. Hãy thống hối, và tin vào Tin Mừng."
Đấy
chính là những gì William Murray đã làm. Ông đã sám hối về tội 33 năm làm một kẻ
vô thần, không tin vào Phúc Âm và không biết đặt Chúa Giêsu Kitô làm trung tâm
điểm đời sống.
33. Trở lại là thế nào?
Khi
mẹ Têrêxa thành Calcutta, vị sáng lập dòng nữ thừa sai bác ái, khởi sự công cuộc
phục vụ những người hấp hối tại thành phố Calcutta bên An độ, thì vấn đề lớn nhất
gặp phải đó là tìm cho ra nơi chốn để chăm sóc họ. Chính quyền địa phương chỉ
có thể dành cho công việc xã hội này khu nhà trọ của khách hành hương tại đền
thờ kính thần Kali, mà lúc bấy giờ đang là nơi chứa chấp bọn trộm cắp và xì ke.
Thế
rồi một nguồn tin bất lợi được tung ra:
-
Người đàn bà ngoại quốc này có ý đồ lôi kéo những người nghèo An độ theo Công
giáo.
Trước
nguồn tin này, một nhóm người đã kéo đến tòa thị chính để phản đối, còn một
nhóm khác thì đến trụ sở cảnh sát để yêu cầu trục xuất người đàn bà đó.
Viên
cảnh sát trưởng hứa sẽ giải quyết vụ này. Đích thân ông tới xem xét ngôi nhà.
Ông thấy mẹ Têrêxa đang chăm sóc một bệnh nhân có những vết thương, vì lâu ngày
không được chạy chữa, nên xông ra mùi hôi thối chịu không nổi. Thế mà vị nữ tu
này vẫn nghiêng mình cặm cụi rửa ráy, lau chùi và băng bó như cho chính mình vậy.
Trở
về trụ sở, ông gặp lại những người biểu tình và nói:
-
Tôi hứa sẽ trục xuất người đàn bà ngoại quốc này ra khỏi khu vực đền thờ kính
thần Kali, nhưng trước khi hành động, tôi chỉ xin mỗi người hãy đem theo mẹ hoặc
chị em tới chăm sóc cho những người hấp hối đáng thương kia, thay thế cho người
mà tôi được yêu cầu để trục xuất.
Chính
vì thế mà việc sám hối đòi chúng ta vừa hòa giải với Chúa, lại vừa hòa giải với
anh em. Vừa trở về cùng Chúa lại vừa trở về với anh em đồng loại.
34. Chúa chia sẻ thân phận con người
Janet
Frame là một tiểu thuyết gia người New Zealand. Trong suốt những năm đầu đời,
bà đã phải chịu đựng những chứng bệnh về tâm lý, và vừa mới thoát khỏi cảnh bị
ép buộc phải phẫu thuật thùy não. Cuối cùng, bà vào một bệnh viện ở Anh để điều
trị. Tại đó, bà may mắn gặp được một bác sĩ rất hiểu biết, đã giúp đỡ bà phục hồi.
Bằng cách nào vị bác sĩ đó khác hẳn với nhiều bác sĩ khác mà bà đã từng gặp? Bà
nói:
“Tôi
rất dễ chịu vì biết rằng bác sĩ của tôi là một người không e ngại thừa nhận và
bày tỏ tư tưởng kỳ lạ rằng nói cho cùng, ông ấy cũng là con người, và ông không
thể làm gì được hơn, và khi giả vờ như mình là thần thánh, thì cũng không thể
thay thế được điều đó.
Trong
bệnh viện đó, việc quản lý bao gồm những vị bác sĩ mà chính họ cũng bị cản trở
do không đủ tư cách pháp lý. Những bác sĩ này có thể dễ dàng liên hệ với các bệnh
nhân của họ."
Chúng
ta không thể học hỏi được lòng thương xót, khi không biết thế nào là đau khổ.
Chúng ta không thực sự hiểu được lòng thương xót là gì, hoặc không thể an ủi một
người nào đó đang chịu đau khổ, trừ phi chúng ta đã từng đau khổ. Chúng ta
không thể lau khô những giọt nước mắt của người khác, trừ phi chúng ta đã từng
khóc lóc. Chúng ta không thể giúp đỡ những người lầm đường lạc lối tìm được con
đường của họ, trừ phi chúng ta đã từng bước đi trong tăm tối. Khi đã từng chịu
đau khổ, chúng ta mới có thể trở thành một con người mở đường cho người khác.
Trong
Tin Mừng, chúng ta nhận thấy Đức Giêsu đã bị cám dỗ. Bức thư gửi tín hữu Do
thái nói rằng Đức Giêsu đã trở nên “hoàn toàn giống như anh em Người về mọi
phương diện."
CNTN 1C -
TRUYỆN
KỂ
1.
Lễ kính -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ HAI -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ BA -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ TƯ -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ NĂM -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ SÁU -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ BẢY -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.