Tại sao chúng tôi TIN CÓ MỘT ĐẤNG TẠO HÓA

3

Tại sao chúng tôi tin 

CÓ MỘT ĐẤNG TẠO HÓA

Một lần kia, khi tranh luận về sự hiện hữu của Thiên Chúa, người tranh luận với tôi đã cố gắng sử dụng khoa học để chứng minh rằng chúng ta nên là người vô thần.

Anh nói người cổ đại tin vào Chúa vì họ thấy có những thứ họ không thể giải thích được, như sấm sét; còn khoa học ngày nay đã giải thích được nguyên nhân của sấm sét và, cuối cùng, khoa học sẽ giải thích được toàn bộ vũ trụ. Bởi đó mà không cần phải khẩn cầu Thiên Chúa như là căn nguyên của mọi sự và bởi đó mà chẳng còn một lý do chính đáng nào để tin là có Thiên Chúa hiện hữu.

Khi đến lượt tôi phát biểu, tôi hỏi người kia xem anh có quan tâm và sẵn sàng chấp nhận những tư tưởng, quan điểm mới không. Anh ta nói, “Tất nhiên là có chứ,” khi đó tôi mới hỏi, “Được rồi, vậy thì đâu là một bằng chứng cụ thể có thể làm cho anh thay đổi suy nghĩ và tin rằng có Thiên Chúa?"

Anh trả lời: “Nếu anh cầu nguyện và làm cho một chi thể bị cắt cụt mọc trở lại, thì tôi sẽ tin." Nhớ lại câu nói trước đó của anh, tôi hỏi anh, “Nếu như điều này xảy ra, làm sao anh biết là Chúa đã thực hiện? Có thể mai kia khoa học sẽ có một lời giải thích tự nhiên cho biết nguyên nhân tại sao chi thể đó đã mọc trở lại."

Anh ta suy nghĩ về câu hỏi của tôi rồi thừa nhận: “Tôi không biết... nhưng ý của tôi là nếu Chúa không ra tay thì làm sao điều đó có thể xảy ra được?"

Giờ thì tôi biết được tôi phải dẫn cuộc trò chuyện đi tới đâu. Tôi nói, “Nếu anh có ấn tượng bởi một chi thể từ không mà có, vậy thì tại sao anh lại không có ấn tượng còn mạnh hơn nữa bởi chuyện toàn bộ vũ trụ hình thành từ hư không? Nếu chỉ có Chúa mới làm cho một chi thể bị cắt cụt mọc trở lại, thì sao không phải chỉ có Chúa mới có khả năng tạo ra cả một vũ trụ từ hư không?”

Vào cuối cuộc tranh luận, tôi giải thích với khán giả rằng các lập luận của tôi về sự hiện hữu của Thiên Chúa không dựa trên việc lấp đầy những lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta một cách mù quáng với cụm từ "Chúa làm." Thay vào đó, các lập luận cho sự hiện hữu của Thiên Chúa có những chứng cớ tích cực cho thấy toàn bộ vũ trụ chỉ có thể được dựng nên bởi Chúa mà thôi.

LẬP LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN

Đây là một lập luận đơn giản về sự hiện hữu của Thiên Chúa.[1]

1. Bất cứ một vật gì có sự bắt đầu hiện hữu đều có nguyên nhân cho sự hiện hữu của nó.

2. Vũ trụ đã có sự bắt đầu hiện hữu.

3. Do đó, vũ trụ có một nguyên nhân cho sự hiện hữu của nó.

Thế nhưng, ngay cả khi lập luận này là đúng, thì làm sao chúng ta biết được nguyên nhân của vũ trụ này là Thiên Chúa?

Vũ trụ bao gồm cả không gian và thời gian nên nguyên nhân của vũ trụ sẽ phải ở bên ngoài không gian và thời gian, để có thể tạo ra mấy thứ đó. Nguyên nhân này phải là phi vật chất, nghĩa là không làm bằng vật chất, và phải là vĩnh cửu, không ở trong thời gian. Vì khoa học chỉ nghiên cứu các động lực và sự vật hiện hữu trong không gian và thời gian, cho nên khoa học không thể định vị hay nghiên cứu về nguyên nhân của vũ trụ được; thế nên chúng ta phải cần đến một công cụ tư duy ngoài khoa học (như lập luận hữu lý) để nghiên cứu về nguyên nhân cuối cùng của vạn vật.

LÝ TRÍ DẪN TA ĐẾN MỘT ĐẤNG SÁNG TẠO

Nguyên nhân của vũ trụ đã tạo ra không gian, thế nên nguyên nhân đó không thể là bất cứ thứ gì ở trong không gian.

Nguyên nhân của vũ trụ đã tạo ra thời gian, thế nên nguyên nhân đó không thể là một sức mạnh nào ở trong thời gian.

Nguyên nhân của mọi sự hiện hữu phải tự mình hiện hữu, mà chúng ta gọi là Thiên Chúa.

Nếu nguyên nhân của vũ trụ tạo nên một vật gì từ hư không, thì nguyên nhân đó phải cực kỳ mạnh mẽ. Đúng thế, nếu nó tạo được một thứ gì đó từ hư không, thì không có gì mà nó không làm được, vì thế nguyên nhân của vũ trụ phải là “toàn năng." Nguyên nhân này còn phải mang tính cá vị và không thể là một sức mạnh vô tri vì nó đã muốn tạo ra một vũ trụ hữu hạn trong vài tỷ năm tuổi.

Một nguyên nhân cá vị, toàn năng, phi vật chất, vĩnh cửu, là điều mà hầu hết mọi người hình dung đến khi nghe chữ “Thiên Chúa." Nhưng làm sao chúng ta biết được vũ trụ đã có một bắt đầu hiện hữu? Có thể vũ trụ này đã hiện hữu từ muôn đời muôn thuở và nó chẳng cần đến một nguyên nhân nào hết.

BẰNG CHỨNG CHO SỰ BẮT ĐẦU

Có thể bạn đã nghe nói về “Big Bang”, và trái với suy nghĩ của nhiều người, đó không phải là một vụ nổ trong không gian mà là sự giãn nở của không gian từ hư không.[2] (cũng như thời gian, vật chất và năng lượng) Theo nhà vũ trụ học nổi tiếng Alexander Vilenkin của Đại học Tufts, “Tất cả các bằng chứng chúng tôi có được đều nói rằng vũ trụ đã có một sự bắt đầu.” [3]

NGƯỜI CHA CỦA BIG BANG

Vào đầu thế kỷ 20, Georges Lemaître, một nhà vật lý và linh mục người Bỉ, đã chỉ ra rằng theo thuyết vạn vật hấp dẫn mới của Einstein, được gọi là thuyết tương đối rộng, vũ trụ vĩnh cửu sẽ sụp đổ vào hư vô.

Vì lý thuyết của Einstein là có cơ sở, sự kiện này nói lên một điều: vũ trụ không vĩnh cửu mà đã có một khởi đầu trong quá khứ.

Cha Lemaître và Einstein thường thảo luận về vấn đề này khi đi dạo quanh khuôn viên của Caltech. Ban đầu Einstein tỏ ra nghi ngờ, nhưng vào năm 1933, ông khẳng định rằng Lý thuyết của Cha Lemaître về một vũ trụ giãn nở là một trong những “lý thuyết hay nhất mà ông đã từng được nghe.”[4] Cha Lemaître gọi lý thuyết của ngài là “nguyên tử nguyên thủy”, nhưng một nhà vật lý khác, Fred Hoyle, đã chế giễu gọi nó bằng thuật ngữ “Big Bang.”

Hoyle tin rằng các lý thuyết về vũ trụ bắt đầu hiện hữu từ hư không là “những thần thoại sơ khai” được tô vẽ ra để đưa tôn giáo vào khoa học. Nhưng khám phá năm 1965 về bức xạ vũ trụ từ Big Bang, theo cách nói của Hoyle, đã “giết chết” quan điểm của Hoyle về tính vĩnh cửu, không thay đổi của vũ trụ.[5] Ba tuần trước khi qua đời vào năm 1966, cha Lemaître mới được cho biết rằng lý thuyết vũ trụ có một điểm bắt đầu của ngài đã được công nhận.

Chỉ bằng lý trí chúng ta cũng có thể chứng minh quá khứ không thể là vĩnh cửu, thế nên vũ trụ đã có một khởi đầu.

Giả sử cô Mildred của bạn có một cửa hàng hoa và mỗi ngày cô phải đếm mọi bông hoa trước khi mở cửa hàng. Nếu cô ấy có một trăm bông hoa thì sao? Dễ ợt. Một nghìn tỷ? Có thể lâu hơn một chút. Nếu số lượng bông hoa là vô hạn thì sao? Ái chà, cửa hàng sẽ không bao giờ mở cửa vì cô Mildred chẳng bao giờ đếm xong.

Vũ trụ giống như cửa hàng hoa: tấm bảng “MỞ CỬA” đại diện cho ngày hôm nay, và những bông hoa đại diện cho mọi ngày trong quá khứ. Nếu quá khứ có vô số ngày (hay hoa), và mọi ngày phải xảy ra hay "được đếm" trước khi ngày hôm nay có thể đến, thì sẽ không bao giờ có ngày hôm nay, cũng như cửa hàng hoa sẽ không bao giờ mở cửa; nhưng đây là “hôm nay”, thế thì thời gian đã trôi qua hết mọi ngày trước ngày hôm nay. Để cho điều đó xảy ra không thể là có vô số ngày trước ngày hôm nay, mà thay vào đó, phải có một “ngày đầu tiên”, hay một sự khởi đầu của thời gian, và do đó mà có một điểm bắt đầu của vũ trụ, điều cần phải có đã được lý giải cho thấy là đã có.

Còn về tiền đề đầu tiên của lập luận thì sao: Bất cứ một sự gì có điểm bắt đầu đều có một nguyên nhân cho sự hiện hữu của nó?

Một số người nói rằng ngay cả khi vũ trụ bắt đầu hiện hữu từ vụ nổ Big Bang, nó có thể hình thành từ hư không giống như cách các hạt cực nhỏ người ta thấy có thể được hình thành từ hư không trong các phòng thí nghiệm. Nhưng các hạt đó không bước vào hiện hữu từ hư không tuyệt đối; mà từ chân không lượng tử (quantum vacuum) hoặc trường năng lượng cấp thấp; như triết gia và nhà vật lý học David Albert đã viết:

Các trạng thái chân không—không ít hơn số hươu cao cổ, số tủ lạnh hay hệ mặt trời—là sự sắp xếp đặc thù của chất liệu vật chất cơ bản… không một thứ gì trong các điểm bộc phát này -nếu bạn nhìn chúng một cách đúng đắn- rốt cuộc lại là một thứ gì còn nằm xa tuốt luốt ngoài rìa vùng kề cận của một cuộc sáng tạo từ hư không.[6]

Các hạt ảo có thể đến từ các trường lượng tử dao động, nhưng không thể có bất cứ thứ gì (kể cả toàn bộ vũ trụ) bước vào hiện hữu từ hư không tuyệt đối. Thay vào đó, vũ trụ phải được tạo ra bởi một nguyên nhân hiện hữu bên ngoài ranh giới không gian và thời gian của nó.

LẬP LUẬN CHỦ YẾU

Đây là một lập luận khác cho sự hiện hữu của Thiên Chúa:[7]

1. Vũ trụ của chúng ta có những quy luật tự nhiên đặc biệt cho phép sự sống trí tuệ có thể hiện hữu.

2. Những quy luật này là thiết yếu, cho dù là bởi ngẫu nhiên, hay đã được thiết định.

3. Nếu những quy luật này là bởi ngẫu nhiên thì cũng chẳng thiết yếu.

4. Do đó, những quy luật tự nhiên này phải được thiết định.

Trong năm mươi năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cho dù chỉ một thay đổi nhỏ trong các quy luật tự nhiên cũng có thể gây ra thảm họa cho cuộc sống như chúng ta đã biết.

Hãy xem đến hằng số vũ trụ, đại diện cho cường độ của lực hấp dẫn trong một khoảng chân không trống rỗng của không gian. Có khi nó được cho là bằng zero, hằng số này thực sự được tinh chỉnh đến số lũy thừa 122 - một dấu chấm thập phân với 121 số 0 và một số 1. Hằng số này, hay giá trị số theo quy luật tự nhiên, có thể lớn hơn 10122 lần so với giá trị cần thiết để cho sự sống hiện hữu. Alexander Vilenkin đã viết:

Một tí sai lệch so với năng lượng cần thiết sẽ gây ra một thảm họa vũ trụ, như quả cầu lửa sụp đổ dưới sức nặng của chính nó hay vũ trụ gần như rỗng tuếch... Đây là trường hợp điều chỉnh nổi tiếng và khó hiểu nhất trong vật lý.[8]

Để so sánh cho dễ hiểu, tỷ lệ đặt cược cho rằng quy luật tự nhiên chỉ là sự ngẫu nhiên cũng sánh bằng với tỷ lệ đặt cược cho việc tìm ra một nguyên tử ngẫu nhiên đã được đánh dấu trong vũ trụ.

ĐỂ THẤY RÕ HƠN

* 1050: Số lượng nguyên tử trong trái đất.

* 1080: Số nguyên tử trong vũ trụ.

* 10120: Số lượng các trường hợp có thể xảy ra khi sức mạnh của lực vạn vật hấp dẫn trong không gian có thể khác đi, ngăn cản không cho sự sống có thể tồn tại.

Một số người nói rằng vũ trụ không được điều chỉnh cho phù hợp với sự sống vì có quá nhiều yếu tố thù địch với sự sống (ví như khoảng chân không của không gian). Nhưng để nói rằng vũ trụ đã được điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống không có nghĩa đó là nơi sự sống có thể phát triển mạnh đến mức tối đa; mà chỉ có nghĩa là vẫn có sự sống trong tất cả các vũ trụ đang hiện hữu cứ tưởng là không một sự sống nào có thể tồn tại được. Sự kiện vũ trụ của chúng ta phù hợp với sự sống, bất kể là nhiều hay ít, đi ngược lại với tỷ lệ cá cược đáng kinh ngạc như vậy, đòi phải có một lời giải thích.

Vậy thì đâu là lời giải thích cho những quy luật tự nhiên được điều chỉnh một cách hoàn hảo này?

Không có một lý do nào để cho rằng quy luật tự nhiên phải để cho sự sống hiện hữu, vì chúng ta có thể hình dung chúng khác đi. Chúng ta có thể loại trừ tính ngẫu nhiên, bởi vì tỷ lệ cá cược cho các quy luật tự nhiên là hoàn hảo sánh được với tỷ lệ cho việc giành được năm mươi ván bài xì phé liên tiếp –

lần nào cũng có xả tài![9] (Hay là giành được một trong 10300, và đó chỉ là một sự dè dặt ước tính mà thôi!)[10]

Thế nên phải có sự hoạch định ở đây.

Nhà lý thuyết dây Leonard Susskind cũng là một nhà khoa học phi tôn giáo như Alexander Vilenkin; nhưng trong bài báo của mình, “Những hệ lụy đáng lo ngại của Hằng số vũ trụ,” ông viết rằng trừ khi giá trị của hằng số này được thiết định, vũ trụ của chúng ta cần đến “bao điều kỳ diệu như thống kê” để có thể có được sự sống. Ông gợi ý rằng, vì điều này, có thể có một tác nhân vô danh đã thiết lập những điều kiện ban đầu cho vũ trụ mà ngày nay chúng ta quan sát được.[11]

Nhưng làm sao để biết “tác nhân vô danh” này là Thiên Chúa?

Trước khi theo đạo Công giáo, tôi theo thần giáo. Tôi đã tin rằng có một "đấng sáng tạo của vũ trụ" chung chung. Nhưng càng nghĩ về “vị chúa” này, thì tôi càng nhận ra rằng đấng sáng tạo phải là Chúa với chữ “C” viết hoa. Chúa phải là vô cùng vô hạn và gồm chứa mọi sự hoàn hảo, bao gồm cả tình yêu và sự toàn thiện. Đây chính là điều đã dẫn tôi đi đến kết luận đó...

LÝ DO CHO NIỀM TIN CỦA CHÚNG TÔI:

MỘT ĐẤNG TẠO HÓA

* Vì vũ trụ có một khởi đầu và vũ trụ bao gồm tất cả không gian, thời gian, vật chất và năng lượng, nên vũ trụ phải có một nguyên nhân, và nguyên nhân đó phải là phi vật chất, hiện hữu bên ngoài không gian và thời gian.

* Khoa học chỉ có thể nghiên cứu các đối tượng vật chất trong thời gian; điều này có nghĩa là khoa học không bao giờ có thể nghiên cứu hay giải thích nguyên nhân của vũ trụ theo cách tự nhiên của khoa học.

* Vũ trụ chứa đựng các yếu tố được thiết kế và hữu hạn, nghĩa là vũ trụ phải được tạo ra bởi một nguyên nhân cá vị chứ không bởi một sức mạnh vô tri.

Tại sao chúng tôi theo đạo Công Giáo



[1] Lập luận này được gọi là vũ trụ luận Kalām. Để biết thêm, hãy xem chương chín và mười của cuốn sách Trả Lời cho Chủ Nghĩa Vô Thần của tôi (2013).

[2] Mặc dù mô hình chuẩn vẫn là quan điểm của đa số, nhưng nó vẫn chưa đầy đủ. Các nhà khoa học đã đề xuất các cơ chế mới như “thuyết giãn nở” để giải thích cho những bất thường trong mô hình chuẩn như vấn đề độ phẳng hay vấn đề đường chân trời. Các nhà khoa học cũng cần một lý thuyết lượng tử về lực hấp dẫn để giải thích cho cấu trúc của vũ trụ tại Big Bang bởi vì thuyết tương đối trở nên không có khả năng mô tả điểm kỳ dị trước khoảnh khắc được gọi là thời điểm Planck, hay 10-43 giây.

[3] Lisa Grossman, “Tại sao các nhà vật lý không thể bãi bỏ sự kiện sáng tạo,” Tạp chí Nhà khoa học mới, ngày 11 tháng 1 năm 2012. Trong bài báo gốc của họ, Audrey Mithani và Alexander Vilenkin viết, “Vũ trụ có sự khởi đầu không? Tại thời điểm này, dường như câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ là có.” Mithani và Vilenkin, “Vũ trụ có khởi đầu không?”, Thư viện Đại học Cornell, Vật lý năng lượng cao—Lý thuyết, 2012, arxiv.org/abs/1204.4658.

[4] Để biết thêm thông tin, xem John Farrell, The Day Without a Yesterday: Einstein, Lemaître, and the Birth of Modern Cosmology (New York: Thunder’s Mouth Press, 2005), 115. Farrell lưu ý một cách thận trọng, “Có một số nhầm lẫn về mức độ nhiệt tình của Einstein đối với lý thuyết nguyên tử nguyên thủy của Lemaître. Khuyến khích như Einstein, không chắc là ông coi lý thuyết nguyên tử nguyên thủy của Lemaître là lý thuyết cuối cùng từ về chủ đề này - và còn khó tin hơn là ông ấy sẽ dùng từ 'sáng tạo' để mô tả nó.

[5] Trích dẫn trong Michio Kaku, Parallel Worlds: A Journey through Creation, Higher Dimensions, and the Future of the Cosmos (New York: Anchor Books, 2005), 69-70.

[6] David Albert, “Về nguồn gốc của vạn vật: ‘Vũ trụ từ hư không của Lawrence Krauss,'” New York Times Book Review, ngày 23 tháng 3 năm 2012, www.nytimes.com/2012/03/25/books/review/a-universe-fromnothing-by-lawrence-m-krauss.html?_r=0.

[7] Lập luận này được gọi là lập luận tinh chỉnh. Để biết thêm, xin đọc chương mười một và mười hai trong cuốn sách Trả lời cho Thuyết vô thần của tôi (2013).

[8] Alexander Vilenkin, Nhiều Thế Giới trong Một (New York: Hill và Wang, 2006), 10.

[9] Một số người nói rằng vũ trụ của chúng ta có thể được tinh chỉnh một cách ngẫu nhiên nếu đó là một vũ trụ trong một tập hợp lớn hơn các vũ trụ được gọi là “đa vũ trụ." Trong bộ sưu tập này sẽ có hàng nghìn tỉ vũ trụ đã chết và có thể chỉ một vũ trụ có sự sống giống như vũ trụ của chúng ta. Nhưng bên cạnh việc thiếu bằng chứng về đa vũ trụ, còn có những vấn đề lớn hơn với cách giải thích về sự tinh chỉnh này. Paul Davies, một nhà vật lý học ngoại đạo thành đạt, đã giải thích: “Liệu đa vũ trụ có thể giải thích được một cách đầy đủ và rốt ráo về mọi sự tồn tại của vật chất không? Không hẳn. Đa vũ trụ đi kèm với rất nhiều hành lý, chẳng hạn như không gian và thời gian bao trùm để lưu trữ tất cả những tiếng nổ đó, một cơ chế tạo ra vũ trụ để kích hoạt chúng, các trường vật lý để cung cấp chất liệu vật chất cho vũ trụ và lựa chọn sức mạnh để khiến mọi thứ có thể xảy ra. Các nhà vũ trụ học nắm bắt những đặc điểm này bằng cách hình dung ra các "siêu quy luật" sâu rộng bao trùm đa vũ trụ và sinh ra các quy luật cụ thể trên cơ sở từng vũ trụ. Bản thân các siêu luật vẫn chưa được giải thích—các thực thể vĩnh cửu, bất biến, siêu việt chỉ ngẫu nhiên tồn tại và đơn giản là phải chấp nhận như nó là. Về mặt đó, các siêu luật có địa vị tương tự như một vị thần siêu việt không thể giải thích được.” Paul Davies, “Stephen Hawking’s Big Bang Gaps,”

Guardian, ngày 3 tháng 9 năm 2010, www.guardian.co.uk/commentisfree/belief/2010/sep/04/stephen-hawkingbig-bang-gap.

[10] Đơn giản cứ cho là tỷ lệ cá cược nhận được cho một lần xả tài là một trên một triệu (cũng gần với một trên 650.000). Tỷ lệ để nhận được 50 lần xả tài liên tiếp sẽ là (1/106)50, tức là 1/10300. Điều này chẳng khác gì con số của nhà vật lý Roger Penrose về khả năng vũ trụ của chúng ta có sự hỗn loạn đủ thấp để sự sống có thể tồn tại (1/(1010)123). Richard Dawkins, Ảo tưởng về Chúa (New York: Công ty Houghton Mifflin, 2006), 147.

[11] Lisa Dyson, Matthew Kleban, và Leonard Susskind, “Ý nghĩa đáng lo ngại của hằng số vũ trụ,” Thư viện Đại học Cornell, High Energy Physics—Theory, 2002, arxiv.org/abs/hep-th/0208013.