THỨ BẢY - TUẦN 31
Bài đọc 1 Năm lẻ
[Thánh Phaolô khuyên tín
hữu chứng tỏ tình yêu thương đối với người khác:] “Anh em hãy hôn chào nhau một
cách thánh thiện” (Rm 16,16).
Nhà
tâm lý học Rollo May viết trong cuốn “Con người trong cuộc tìm kiếm bản thân”
như sau: “Tiến sĩ Wamter Canon cho thấy
trong cuộc nghiên cứu của ông về “cái
chết vì ma thuật” rằng con người sơ khai có thể đã chết vì bị cô lập về mặt tâm
lý khỏi cộng đồng. Hẳn đã có người dân bản xứ bị cô lập về mặt xã hội và bị bộ
tộc đối xử như không còn hiện hữu nữa, những người này thực sự bị héo mòn mà
chết.”
Đâu là dấu hiệu tình cảm tôi
có thể bày tỏ cách đơn giản và thân thiện đối với người xung quanh, nhất là
những ai thật sự cần đến?
Chúng ta đã học bay như
chim trên không trung, học bơi như cá trong nước, nhưng lại chưa học hành động
vô cùng đơn giản là sống với nhau như anh em (Martin Luther King).
Bài đọc 1 Năm chẵn
Trong mọi hoàn cảnh, no
hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho
tôi, tôi chịu được hết (Pl 4,12. 13)
Robert
Bruce đang đi dọc trên đường phố đông đúc, anh chợt nghe thấy một ai đó đang ca
hát. Tiếng hát không lớn, không náo động, nhưng êm ái nhẹ nhàng, dường như
người đó đang hát với chính mình. Tò mò muốn biết xem người đó là ai, Bruce
quay lại và hầu như anh không thể tin vào mắt mình nữa. Thì ra, đó là một thanh
niên ngồi trên xe lăn, lăn bánh xe theo giai điệu của bài hát.
Điều gì ngăn cản tôi học hỏi
đầy đủ bí quyết mà thánh Phaolô đề cập trong bài đọc hôm nay, bí quyết mà người
thanh niên ngồi trên xe lăn đã học được?
Đây lời Chúa phán: “Đừng
sợ… Ngươi có băng qua nước, Ta sẽ ở cùng ngươi, ngươi có đi trong lửa, cũng
chẳng hề hấn gì” (Is 43,1. 2).
Bài Tin Mừng
[Chúa Giêsu nói: “Điều
cao trọng đối với người đời lại là điều ghê tởm trước mặt Thiên Chúa.” (Lc
16,15)
Jerry
Kramer là một ngôi sao bóng đá chuyên nghiệp. Gần cuối sự nghiệp, ông viết một
cuốn sách chạy có tựa đề: “Nhật ký thời vàng son của Jerry Kramer”, trong đó có
một đoạn như sau: “Tôi nhớ đã từng đọc
cuốn “Nụ cười sau cùng” của John O Hara về một ngôi sao màn bạc, cả đời là một
con người không ra gì, nhưng ở cuối cuốn sách, suy khi đã hoàn toàn suy đồi,
anh ta đã nói thế này: “Ít ra tôi cũng đã từng là ngôi sao màn bạc và không ai
có thể tước tôi khỏi điều đó.” Kramer nhận xét: “Chẳng có gì gây ấn tượng cả. Ai là người sẽ quan tâm đến điều đó?”
Điều gì tôi đã từng đánh gia
cao ở một thời điểm nào đó trong đời, nhưng giờ đây không con giá trị như thế
nữa? Tại sao?
Cái chết không hoàn toàn
tước đi cuộc sống, nhưng chính cử chỉ vô tâm của người với người, đã làm cuộc
sống chết dần. (Stephen Vincent Benet)