Sức khỏe _ tình yêu nào cao hơn điện thoại di động?

TÌNH YÊU NÀO CAO HƠN
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG?
Việc sử dụng ĐTDĐ với mức độ cao, liên quan đến căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ, đồng thời liên quan đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nam giới.
Lm Sơn Đoài (canhdongtruyengiao.net)
Không ai phủ nhận điện thoại di động (ĐTDĐ) giúp con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả và dễ dàng, nhưng sử dụng thế nào để tránh gây ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần, đạo lý, còn phải tranh luận dài hơi.
Theo các nhà khoa học, giáo dục và xã hội học (VNExpress Sức khỏe) nói nhiều ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng bởi “sóng bức xạ trên não.” Nhất trẻ em cần phải đặc biệt cẩn thận.Tiến sĩ Devra, giám đốc khoa ung thư môi trường tại đại học Pittsburgh cho biết: Đại học Pittsburgh cũng cảnh báo gỉang viên và nhân viên của họ hạn chế sử dụng diện thoại di động vì nó liên quan tới những rủi ro của bệnh ung thư.
Trong nhiều ảnh hưởng không tốt đến con ngưới khi sử dụng ĐTDĐ thiếu tự chủ, tôi chú ý mấy ảnh hưởng tâm lý sau:
Ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc: Tại Đại học Essex ở vương quốc Anh, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của một thiết bị di động trong suốt cuộc trò chuyện. Trong nghiên cứu đầu tiên, 37 cặp người xa lạ được yêu cầu dành 10 phút nói chuyện với nhau về một sự kiện thú vị đã xảy ra trong cuộc sống của họ trong vòng một tháng qua. Một nửa trong số những người tham gia đang ngồi trong môt khu vực hẻo lánh với một thiết bị di động được đặt trên bàn gần đó trong khi nửa còn lại không có sự xuất hiện của ĐTDĐ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người đã nói chuyện với nhau gần thiết bị di động nhận thức kém tích cực hơn những người kia.
Thực tế trên đang xâm nhập cả trong các cặp tình nhân. Tôi thấy hai cô cậu thanh niên thiếu nữ đang ngồi trên hai băng ghế bên trái bên phải chiếc phà qua sông. Số hành khách đông, cô cậu phải cách ly, sau, cô gái, mặc dù đang dán mắt vào chiếc ĐTDĐ, nhưng cũng ngoắc tay cho bạn trai qua ngồi bên mình. Tuy nhiên, khi hai người đã ngồi sát bên nhau, cả hai lại chăm chú vào hai chiếc ĐTDĐ của hai người và cứ riêng như thế cho đến hết chuyến phà lên.
Các nhà nghiên cứu cho biết: ”Những kết quả này chứng minh rằng sự hiện diện của điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của con người, ảnh hưởng đó là rõ ràng, nhất là khi các cá nhân đang thảo luận với nhau về những chủ đề có ý nghĩa.”
Một tác hại khác dễ thấy, dù sử dụng ĐTDĐ nhiều hay ít có thể tác động tiêu cực, làm tăng mức căng thẳng của chúng ta qua tiếng chuông liên tục, báo rung và nhắc nhở. Những người tham gia trong một nghiên cứu tại trường Đại học Gothenburg có độ tuổi từ 20 đến 24 đã trả lời một bảng câu hỏi qua một năm theo dõi. Cuối cùng, kết luận: Việc sử dụng ĐTDĐ với mức độ cao, liên quan đến căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ, đồng thời liên quan đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nam giới.
Nhìn chung, sử dụng ĐTDĐ quá mức có thể là một yếu tố nguy cơ cho các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người trẻ. Suy ngẫm từ lóng hiện nay sử dụng cho ĐTDĐ, tôi nhớ chuyện chú dế con dễ thương:
Một hôm, chàng da đỏ rời xứ sở mình đếm thăm người bạn da trắng sống ở thành phố. Tiếng ồn ào náo nhiệt của xe cộ lưu thông và nhiều người qua lại khiến chàng da đỏ bỡ ngỡ.
Hai người đang đi xuống phố, thình lình, chàng da đỏ dừng lại, vỗ vai bạn và thì thầm:
-    Đứng chờ một chút nhé. Anh có nghe gì không?
Chàng da trắng quay lại mỉm cười và nói:
-    Tôi nghe toàn tiếng xe hơi, tiếng kèn tiếng xe bus, tiếng bước chân người. Vậy anh nghe thấy gì ?
-    Có một con dế gần đâu đây, tôi nghe nó đang gáy mà.
Chàng da trắng ngưng lại, chăm chú lắng nghe, rồi lắc đầu nói.
-    Tôi nghĩ anh đang đùa đấy thôi. Làm gì có con dế nào ở đây. Mà nếu có đi nữa, làm sao anh nghe được tiếng nó giữa đường phố ầm ĩ thế này? Anh nghĩ là mình nghe được tiếng dế gáy à ?
-    Đúng mà. Có một con dế đang gáy ở gần đây.
Chàng da đỏ đi tới vài bước, rồi đứng lại bên bức tường gạch đổ nát, moi ra trong đống gạch một chú dế đang ngồi chễm chệ gáy vang.
Qua câu chuyện trên, xã hội bây giờ gọi ĐTDĐ là chú “Dế con.”
Tương tự như thế, người sử dụng ĐTDĐ nhiều và chú tâm vào nó hơn cả người yêu, làm sao có thể nghe được những tiếng thì thầm khác. Người bạn da trắng đánh mất đi tiếng gáy râm ra tuyệt vời của thiên nhiên nơi chú dế tẻo teo trong đống đổ nát của môi trường xung quanh.
Còn nhiều chuyện phiền phức khác cho người sử dụng ĐTDĐ. Có những chuyện tưởng như tiếu lâm, nhưng cũng là những chuyện cười ra nước mắt, như nhắn tin bỏ dấu, không dấu
Một bà mẹ tra vấn thằng con trai, đã có vợ con, hôm đó nó bỏ quên ĐTDĐ ở nhà,nghe tín hiệu, mẹ cầm điện thoại lên xem, thấy tin nhắn: “Em đoi anh o truong”, làm sao bà mò mò, đọc ra: "Em đợi anh ở truồng.” Thế là bà nổi cơn gió bụi: Cái gì vợ mày hư thân mất nết, ở “truồng” đợi mày?
Thằng con tá hỏa:
-    Thôi, mẹ ơi, tin nhắn bây giờ chẳng có ai bỏ dấu đâu. Nó là em đợi anh ở trường.
Chưa nói đến chát, chat, còn cao cấp hơn. Một lần tôi qua Mỹ, có bà Việt Nam định cư Mỹ than thở: Cha ơi, thằng con trai con nghe nó chat chat gì đó, mà con nhỏ đó tự nhiên qua đây thành vợ thành chồng, con có cưới hỏi gì cho nó đâu!
Tôi chỉ biết an ủi bà:
-    Bây giờ tụi nó vậy đó bà ơi!
Còn nhiều bà mẹ khác, thậm chí vợ chồng đến méc, than thở, trách trời, trách đất, trách cả ĐTDĐ qủy quái: Nó hẹn hò, chat chút, nhắn tin, ôm ĐTDĐ tối ngày, tối nó không ngủ, có la rầy nó, nó cũng ôm theo giựt giựt, quẹt quẹt. Sáng hôm sau, chẳng biết có đi học không, đang là học sinh giỏi, bây giờ cứ xuống xuống rồi nghỉ học luôn. Con khổ sở, mất ăn mất ngủ vì nó.
Một lần khác, có bà vợ bắt được ĐTDĐ chồng đi làm bỏ quên ở nhà. Nghe tít tít, bà vợ chụp ngay, đọc xong, mặt bừng bừng như lửa đốt, chụp cổ chồng hét lên: Hẹn con “đỉa” nào đã bầu ba tháng đây, chối cãi nữa thôi: “Em đã bầu ba tháng mời anh tới chơi.”
Chồng năn nỉ:
-    Từ từ anh giải thích.
-    Giải thích cái gì nữa, rành rành đây nè.
-    Thằng bạn mới đi Hà Nội về, nó mua thang thuốc bắc Minh Mạng hay Mao Trạch Đông gì đó, nó đã ngâm rượu trong cái bầu (rượu) ba tháng, uống được rồi mời anh tới chơi để thưởng thức.
Chưa nói hết tác hại sử dụng ĐTDĐ ảnh hưởng xấu đến tôn giáo, nhất trong giới trẻ. Sau khi tình cờ phát hiện một em trên ca đoàn, tôi đã phải đưa ra quy định: ”Em nào phục vụ trong các hội đoàn họ đạo sử dụng ĐTDĐ trong nhà thờ sẽ cho nghỉ.” Còn giáo dân hãy tắt nguồn khi vào nhà thờ. Có người quên, nghe tín hiệu ĐTDĐ ở dưới giáo dân, lập tức tôi ngưng cử hành phụng vụ.