THƯ GỬI NHỮNG AI BẬN RỘN
Kính gửi quý bác
đang miệt mài nghiên cứu… và kính gửi tới
tất cả những ai đang vất vả đêm ngày!
Kính gửi quý bác đang miệt mài nghiên cứu
khoa học; quý thầy cô đang chuyên chở kiến thức, quý sinh viên đang ‘mài dùi
kinh sử’; quý bác thợ đang dựng xây những công trình cao ngút; quý chị lao công
đang làm sạch những con đường, quý bác nông phu đang cày cấy vun xới… và kính gửi tới tất cả những ai đang vất vả
đêm ngày!
1. Với
nhãn quan Ki-tô giáo, lao động không chỉ để có cơm ăn áo mặc, mà còn để làm chủ
thiên nhiên và mọi loài vật (x. St 1,28). Lao động đã trở thành phương cách thực
hiện ơn gọi cao cả Thiên Chúa dành cho con người là chia sẻ quyền thống trị của
Thiên Chúa trên tạo vật, và khi đó con người trở nên giống Thiên Chúa hơn cả… Thế nhưng ngày nay, nhiều người quá bận rộn
trên đường công danh sự nghiệp, có thể làm giàu kiếm
tiền bằng mọi cách mà quên đi cùng đích cuộc đời-sự sống vĩnh cửu. Vì thế, họ chẳng bao giờ có khái niệm đi
tìm cái vô hạn hay những khát vọng tâm linh, và sẵn sàng bỏ lễ Ngày Chúa Nhật,
rồi ngụy biện: Chúa thông biết vô cùng, như câu chuyện sau:
Có cha xứ thường hỏi: Ông có đi lễ Chúa Nhật hàng tuần không?
Thưa: Thi
thoảng! Vì cuộc sống mưu sinh cha ạ.
-
Vậy ông có thời gian xem bóng đá, xem TV
không?
-
Có chứ ạ! Bóng đá thì con không thể bỏ trận
nào.
-
Ông có thời gian đi ăn nhậu đình đám không?
-
Những cuộc hội ngộ trong dịp hiếu hỷ... như
vậy, con bỏ sao được?
2. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý nghĩa của ngày lễ Chúa Nhật chưa? Dù có đạo hay không thì ngày ấy luôn
mang giá trị toàn diện: là ngày để phục hồi sức khỏe, thắt chặt liên hệ, trau dồi
tri thức, là ngày để tạ ơn và dâng lễ. Đây cũng chính là nguồn gốc của tuần lễ
7 ngày mang đậm nét Công giáo mà Thiên Chúa đã thiết định (mà không một Nhà nước
hay thể chế nào có thể phá bỏ hay thay đổi): ‘Ngày Sa-bát, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm... và Thiên
Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó
(St 2,2-3).
3. Có thể
bạn là người bận rộn, và bạn đang tận dụng mọi cơ hội và thời gian để trở thành
người thành công và hơn thế nữa. Nhưng bạn có biết sự khác biệt lớn giữa người
thành công và người rất thành công là gì không? ‘Người thành công ngủ bốn tiếng một ngày. Người cực kỳ thành công nghỉ
ngơi đầy đủ để luôn đạt hiệu suất cao nhất. Người thành công nghĩ giải trí chỉ
làm phí thời gian. Người cực kỳ thành
công cho rằng giải trí cần thiết cho sự sáng tạo’ (Tỷ phú Warren Buffet).
4. Bạn nên biết: Nguyên nhân thành công của
những người gốc Do-thái? (www.gocnhinalan.com).
Do-thái là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ: ‘Người Do-thái thông minh nhất thế giới, dường
như họ được sinh ra để làm chủ thế giới này”, và họ còn cực kỳ xuất sắc
trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại… Để có được thành công như vậy, họ đã đặt trọn
niềm tin vào Thiên Chúa Duy Nhất và lấy Kinh thánh (Hebrew Bible) định hướng
cho sự khôn ngoan của mình.
Đó
là sự lựa chọn tốt nhất của họ, còn bạn thì sao?
5. Bạn hãy
đọc và gẫm suy lời thánh vịnh (126, 1-2)
Ví như Chúa chẳng xây nhà,
Thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Thành kia mà Chúa không phòng giữ,
Uổng công người trấn thủ canh đêm.
Bạn có thức khuya hay dậy sớm,
Khó nhọc làm ăn cũng hoài công.
Còn kẻ được Chúa thương dầu có ngủ,
Người vẫn ban cho đủ tiêu dung.
Kế đến, bạn hãy lắng nghe sứ điệp của bài
hát Sẽ có ngày về: Trần gian đâu có chi mà tôi si mê quên cả ngày về, trần gian
chỉ là quán trọ mà tôi cứ ngỡ chính là quê hương… Hạnh phúc chốn phù hoa, như là cơn gió thoáng
qua mau tàn. Mang thân một kiếp
người trần ai ơi hãy nhớ đến quê đời đời…
6. Bạn
đang chọn những giá trị vĩnh cửu hay những thế sự phù vân? Khi nghĩ về sự cao
trọng của con người, cha Gioan Maria Vianney đã tâm sự: “Không có gì cao trọng bằng con người khi nhìn vào linh hồn, và cũng
không có gì nhỏ bé bằng con người khi nhìn vào thân xác. Vì thế, người ta đã
trang điểm làm đẹp thân xác mình như người ta chỉ có nó để chăm sóc; ngược lại,
người ta chỉ có nó để coi thường hoặc phải chăm sóc linh hồn hơn là thân xác.”
Khi bạn cứ bận rộn mải mê với cuộc sống,
làm ngơ trước lời mời gọi của Tin Mừng, thì bạn cũng chẳng khác chi chàng ngốc,
và Chúa đã cảnh cáo: ‘Đồ ngốc, nếu đêm
nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay
ai?’ (Lc 12,16-21).
7. Thay lời
kết, xin gửi đến bạn câu chuyện về Tướng Thomas More: Tướng Thomas More là một
vị quan trong triều của vua Henri VII nước Anh. Ngày nào ông cũng đi dự Thánh Lễ
và Rước Lễ. Các quan trong triều bàn tán hỏi ông:
“Quan tể tướng bận rộn với biết bao công việc, bao lo âu… đâu có buộc đi dự
Thánh lễ thường xuyên như thế… ”
Tướng Thomas trả lời: “Chính các vị đã trả lời cho câu hỏi của các vị rồi đó! Vì tôi quá nhiều
công việc và lo âu, nên Thánh lễ và Rước lễ đem lại cho tôi can đảm để chu toàn
việc nước. Tôi lại phải gặp nhiều cơ hội cám dỗ, nên việc Rước lễ giúp tôi chống
trả lại tội lỗi. Phận sự của tôi rất khó khăn, nên tôi cần đến với Chúa để được
ánh sáng và sự trợ giúp của Người.”
Phạm
Quang