THÁNH MAT-THÊU TÔNG ĐỒ
Thánh Bêđa khả kính
nhận định rằng Chúa nhìn thấy Matthêu ngồi bàn thu thuế "Không phải bằng
con mắt phần xác cho bằng cái nhìn nội tâm của lòng thương xót."
1.
Ghi nhận lịch sử -
phụng vụ
Việc tôn kính
thánh Matthêu ở Roma lên tới thế kỷ V. Hồi đó người ta mừng lễ Ngài trong nhà
thờ lớn đường Merulana, và đến thế kỷ VIII lễ kính được thiết lập, có cả lễ vọng.
Lễ ngày 21 tháng 9 như hiện nay là theo sổ tử đạo của thánh Jérôme, nhưng ở
phương Đông mỗi nơi định mỗi khác tùy theo họ thuộc nghi lễ Byzance và Syrie
(16 tháng 9) hay Coptes (9 tháng 9).
Các sách phúc
âm trình bày thánh Matthêu như một nhân viên thuế vụ hay người thu thuế (Mt
9,9), con ông Alphée (Mc 2,14), có lẽ gốc người Capharnaum (Mc 27,14 ; Lc 5,27)
và là anh em với Giacôbê, vì ông này cũng là "Con ông Alphée". Tên
Matthêu (tiếng Hy lạp là Matthaios) có nguồn gốc Hébreu, có nghĩa là "Ơn của
Chúa". Ngài cũng được gọi là Lévi (Mc 2,14 ; Lc 5,27). Trong danh mục Nhóm
Mười Hai, Ngài xếp thứ bảy hoặc thứ tám (Mc 3,18 ; Lc 6,15 ; Cv 1,13). Lời thú
nhận của Mat-thêu trước khi được Đức Giêsu gọi, cho mình là một người
"Không sạch", bị phạt theo luật đạo Do Thái. Lời gọi của thầy, Đấng
không đến kêu gọi người công chính, nhưng kêu mời người tội lỗi để họ cải hối
(Lc 5,22) đã tạo nên nơi Lévi một câu trả lời tức thì và quảng đại: Bỏ tất cả,
ông đứng dậy, đi theo thầy (Lc 5,28). Lòng quảng đại và lương thiện của người
môn đồ mới được Luca đề cao:
Lévi dọn đại tiệc
trong nhà để đãi Chúa Giêsu, tới dự có rất đông những người thuộc nhóm thuế vụ
(5,29).
Đức giám mục
Hiérapolis (ở Tiểu Á) tên là Papias, vào khoảng năm 125 kể lại rằng Matthêu đã
xếp đặt các "ngôn từ" (Logia) của Chúa bằng thể ngữ Hébreu (tiếng
Araméen) còn theo Eusêbe, Origène (+khoảng 254), xác nhận Matthêu là tác giả
phúc âm thứ nhất, viết gửi đến những Kitô hữu gốc Do Thái. Thánh Irénée (tiền
bán thế kỷ III) viết rằng Matthêu đã viết phúc âm nơi nhà những người Do Thái bằng
ngôn ngữ của họ.
Theo một số
truyền thuyết, thánh Matthêu đã rời Palestine sang truyền giáo nhiều miền khác
nhau, ở Ba Tư, Syrie, Macédoine và Ethiopie, rồi tử đạo tại đây. Từ Éthiopie
hài cốt Ngài được đưa về Paestum (Campanie), rồi Salerne, thế kỷ X, như Đức
Giáo Hoàng Grégoire VII làm chứng, năm 1080. Theo một truyền thuyết khác, di
hài Ngài được thánh nữ Hêlêna chuyển từ Jérusalem về Trèves (Đức) tại tu viện
thánh Matthêu.
Ảnh tượng thường
diễn tả thánh Matthêu dưới dạng một thiên thần có cánh, tượng trưng cho phả hệ
Đức Kitô ở đầu phúc âm Ngài. Các giai thoại về cuộc đời thánh Matthêu, ngoài những
nơi khác, còn thấy nơi một loạt các bức họa của Caravage trong nhà thờ thánh
Louis des Francais ở Roma.
2.
Thông điệp và tính
thời sự
Các kinh nguyện
thánh lễ lấy từ sách lễ Paris năm 1738.
a. Lời nguyện trong ngày ca tụng lòng "Nhân từ sâu thẳm" của Chúa
đã chọn "Matthêu người thu thuế đã
làm thành tông đồ Chúa." Trong phụng vụ bài đọc, thánh Bêđa khả kính
nhận định rằng Chúa nhìn thấy Matthêu ngồi bàn thu thuế "Không phải bằng con mắt phần xác cho bằng cái nhìn nội tâm của
lòng thương xót." Giải thích ơn gọi dành cho Lévi, thánh nhân khẳng định
ý nghĩa và bản chất lời gọi của Đức Kitô: "Khi
yêu cầu ông theo Chúa, Chúa không kêu gọi ông đi theo Người cho bằng sống như
Người."
b. Lời nguyện trên lễ vật nhấn mạnh đề tài chính theo phúc âm Matthêu là
Giáo hội: "Lạy Chúa xin yêu thương
nhìn đến Giáo hội Chúa, vì Giáo hội đã được chính Chúa nuôi dưỡng đức tin bằng
lời giảng dạy của các tông đồ." Từ Giáo hội (Ekklèsia) được sử dụng từ
một trăm lần trong Tân ước, đặc biệt là trong các thư thánh Phaolô, nhưng trong
các phúc âm chỉ ba lần, chỉ có trong phúc âm Matthêu (16,18; 18,17). Trong
16,18: "Con là Phêrô, trên đá này Thầy
sẽ xây Hội Thánh Thầy." Từ Hội Thánh ở đây chỉ cộng đồng Chúa sắp
thành lập xây dựng trên Phêrô. Trong 18,18: "Nếu
kẻ ấy chối không chịu nghe họ, hãy nói với Giáo hội," ở đây từ Giáo hội
chỉ nghị viện của các tín hữu tức là đoàn tông đồ. Giáo hội cũng là cộng đoàn mới
do Chúa Giêsu thiết lập, được xây dựng quanh Phêrô và các tông đồ, được mời gọi
rao giảng phúc âm khắp thế giới (24,14; 26,13) và mọi dân tộc (28,19).
Nước Trời
(thành ngữ xuất hiện có tới năm mươi lần trong Matthêu) là điều mới lạ do Chúa
Giêsu lập nên. Đây là nước Thiên Chúa hiện hữu "Trên trời," nhưng thực
hiện ở trần gian bằng hình ảnh và việc tham dự, và sẽ kết thúc "Trên trời"
vào ngày thế mạt. Hiến chương của Nước Trời là "Bài giảng trên núi"
(5, 3-11).
c. Thánh Matthêu vui mừng được đón Chúa vào nhà (lời nguyện tạ lễ) không ngần
ngại mời nhiều bạn hữu, thu thuế, người tội lỗi cùng đến dự tiệc với Chúa Giêsu
và các đồ đệ của Chúa (9,10). Trong thế giới Palestine, bữa ăn là giây phút cao
điểm của lễ hội và gặp gỡ. Đức Giêsu khi nhận lời mời đến nhà một người
"không sạch" muốn nhấn mạnh lời mời gọi nhân từ của Thiên Chúa đang mở
cửa Vương Quốc của Chúa cho người tội lỗi.
Sau hết chúng
ta hãy nhớ lời thánh Bêđa khả kính trong một bài giảng về thánh Matthêu: "Đấng sau này sẽ là Tông đồ và thầy dạy
lương dân, lúc cải hối, đã kéo theo mình, cả một đám đông những người tội lỗi
trên đường cứu rỗi" (Phụng vụ bài đọc).
Enzo Lodi
LM hạt Xóm Chiếu
dịch