TRỖI DẬY ĐI
Với những gì Chúa ban, tôi hãy trở nên hình
ảnh Chúa Kitô, nói với người khác lời phục vụ sự sống của Chúa: “Trỗi dậy đi.”
Một cậu bé
nghèo bán hàng rong để kiếm tiền ăn học. Một hôm cậu dậy sớm, bụng đói meo, mới nhớ ra là mình chỉ còn
một hào nên chẳng biết ăn sáng làm sao. Cậu bèn gõ cửa nhà
kế bên định
xin một bữa ăn.
Một phụ nữ trẻ đẹp ra
mở cửa, cậu bỗng trở nên
ngượng ngùng không dám xin ăn, mà chỉ xin
một chút gì để uống. Người phụ nữ đoán biết cậu đang đói lắm nên mang ra cho cậu một ly sữa lớn.
Cậu chầm chậm vừa nhấp từng ngụm sữa vừa hỏi: “Thế cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?” Người phụ nữ trả lời: “Cháu không phải trả gì cả. Mẹ cô dạy không bao giờ nhận tiền trả công cho lòng tốt!”
Cậu bé
cảm kích đáp: “Thưa cô, cháu hết lòng biết ơn cô.”
Cậu
đang ngã lòng, muốn đầu
hàng trước số phận
nghèo đói. Tấm lòng tốt của người phụ nữ làm cho cậu lại thấy có sức
thúc đẩy mình vươn lên trong đường học vấn, và sau trở nên bác sĩ tiến sĩ Howard Kelli.
Một hôm có một ca bệnh ngặt
nghèo và lạ lùng được
chuyển đến các bác sĩ chuyên khoa thành phố nghiên cứu. Tiến sĩ Kelli được mời đến
tham vấn. Khi đến phòng bệnh, ông… nhận ra
vị ân nhân năm xưa của mình.
Trở lại phòng hội chẩn,
ông quyết định dốc hết tâm lực để cứu sống bệnh
nhân.
Khi việc điều trị đã
có kết quả tốt, tiến sĩ Kelli đề nghị phòng y vụ cho
ông xem tờ hoá đơn viện phí
của bà, và viết
thêm vài chữ bên lề, rồi nhân viên bệnh viện trao tờ hóa đơn cho người
bệnh.
Nhìn tờ hoá đơn, người phụ nữ buồn bã thấy rằng bà chẳng còn gì để trả được mọi chi
phí. Nhưng bên lề tờ hoá đơn, bà thấy hàng chữ ngắn ngủi:
“Trị giá hoá đơn = một ly sữa”,
ký tên: Howard Kelli.
Là Đấng hằng sống, “Thiên Chúa không làm ra cái chết”, và “sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt” (Kn
1,13;2,23). Thế nên phục vụ sự sống là
nét vẽ sau hết mà
mỗi người được Chúa giao cho để hoàn tất
công trình sáng tạo quí giá Chúa thực hiện nơi chính
mình, khi dựng nên họ theo hình ảnh Ngài.
Gương mặt Đức Kitô được
trình bày như một nguồn mạch cho sự sống: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe” (Mt
11,4-5).
Các phép lạ là
điểm giao tiếp giữa quyền năng đầy
tình yêu của Thiên Chúa và niềm tin
nơi con người. Tình yêu phục vụ sự sống của bản tính Thiên Chúa nơi Đức
Kitô được trình bày dồi dào
như một năng lực vô ngã: “Đức Giêsu nhận thấy có một năng lực nơi mình phát ra.” Thiên Chúa
chẳng thiếu
tình thương nên ở đâu có niềm
tin, ở đấy có phép lạ. Với người phụ nữ bị băng
huyết, Chúa nói: “Này
con, lòng tin của con đã cứu chữa con”; và với ông
trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,30.34.36).
Đức tin, do đó, thực là vị thuốc thần đem
lại hạnh phúc cho nhân loại khi phải đối mặt với nhiều gian nan thử
thách giữa đời với bản tính yếu
hèn, là bí quyết đem lại hy
vọng cho nơi không còn gì để hy vọng!
Vâng, ai dám nói về tương lai của một người chết?
Phép lạ cho con ông trưởng hội đường sống lại mở ra một tương lai cho
tất cả những ai
đang chết vì ngã lòng trước thực trạng
đen tối của cuộc đời, trước tội lỗi của chính mình: “Ông
đừng sợ, chỉ cần tin thôi.”
Niềm tin rằng tình yêu Chúa mở ra tương lai cho
cả người chết là sức đẩy cho mọi hoạt động phục vụ sự sống. Ai dám tự hào
về tài sản của mình khi tin rằng tất cả được
Chúa ban để mỗi người hoàn tất
chính mình theo kiểu mẫu phục vụ sự sống của Đức Kitô, Đấng “vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo
của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Cr
8,9).
Cha Mello kể lại câu
chuyện về một người đàn ông tại
Bangladesh, một trong vài nước
nghèo nhất thế giới: Sau một ngày làm việc cực nhọc tại xưởng thợ, ông đi bộ về nhà. Vì quá mệt mỏi, ông dừng lại ngồi nghỉ dưới bóng cây ven đường và ngủ thiếp đi. Khuôn mặt tiều tuỵ của ông khiến người qua đường ngỡ ông là một
hành khất kiệt sức và ngất xỉu. Người ta
chạnh lòng thương, ai đi qua cũng bỏ vào
chiếc mũ của ông
vài xu.
Khi thức giấc, ông hết sức ngạc
nhiên vì thấy chiếc mũ cũ kỹ của mình đầy những đồng
xu. Số tiền còn nhiều hơn một ngày công
thợ. Ông mỉm cười với ý nghĩ mình là một người hành khất bất đắc dĩ.
Trên đường về nhà, ông nhìn thấy nhiều người ăn mày đui mù tàn tật,
ông lặng lẽ chia
đều cho họ số tiền vừa mới nhận được. Và hơn ai hết, người công nhân nghèo ấy hiểu được: được nhận
lãnh và được chia sẻ là một niềm hạnh phúc không gì có
thể sánh bằng.
Tôi cũng thế, chỉ là một người
hành khất, nhưng với những gì Chúa ban, tôi hãy trở nên hình ảnh Chúa Kitô, nói với người khác lời phục vụ sự sống của
Chúa: “Trỗi dậy đi.”