BIÊN ĐỘ
SỐNG – CHẾT
Theo tiếng Do Thái, chữ פסח (PesaH) nghĩa đen
là “vượt qua”, có nghĩa bóng là “bỏ qua” hoặc “tha thứ.” Chữ phải có nghĩa, mà
nghĩa này thật thâm thúy!
Tam Nhật Vượt
Qua như một tam giác, mỗi cạnh mang một sắc màu riêng: Vàng, Tím, Hồng. Thứ Năm Tuần Thánh hân hoan với niềm vui, có sắc Vàng; Thứ Sáu Tuần Thánh
ảm đạm u sầu, có sắc Tím; đêm Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật rộn rã nỗi mừng,
có sắc Hồng. Màu sắc khác nhau nhưng vẫn hòa quyện trong một tổng thể kỳ diệu.
Theo tiếng Do
Thái, chữ פסח (PesaH) nghĩa đen là “vượt qua”, có nghĩa bóng là “bỏ qua” hoặc “tha thứ.”
Chữ phải có nghĩa, mà nghĩa này thật thâm thúy!
Đêm nay là ranh
giới tử – sinh, làn ranh mong manh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa sự chết và sự
sống. Khoảng sầu thương đã qua, nỗi lo sợ đã hết, vì chúng ta được Chúa Giêsu dẫn
lối vượt qua vùng chết chóc để vào miền hằng sinh ving quang. Niềm hạnh phúc
quá lớn, vui mừng khôn tả: Alleluia!
Trình thuật St
1:1. 26-31 nhắc lại sự sáng tạo của Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Ngài sáng tạo trời
đất, Ngài dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, có nam có nữ, và trao quyền
làm bá chủ mọi loài. Ngài căn dặn: “Hãy
sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá
chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” Được trao quyền
thì cũng phải có trách nhiệm. Thiên Chúa bảo con người: “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất,
và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối
với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho
chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.” Mọi thứ đều rất tốt đẹp!
Vâng, “lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc
Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương
Chúa chan hoà mặt đất. Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở
tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33:4-6). Tác giả Thánh Vịnh đã sung sướng thốt
lên: “Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa
làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp. Từ trời cao nhìn
xuống, Chúa thấy hết mọi người” (Tv 33:12-13). Tuy nhiên, chúng ta đừng
quên cầu xin liên lỉ: “Xin đổ tình thương
xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài” (Tv
33:22).
Các bài đọc đêm
nay dẫn chúng ta đi qua chặng đường lịch sử
cứu độ. Trình thuật
St 22:1-2. 9-13. 15-18 cho biết về đức vâng lời tuyệt
đối của Tổ phụ Áp-ra-ham. Chỉ có đứa con một yêu dấu là I-xa-ác, vậy mà Thiên Chúa lại bảo ông dâng
nó làm lễ toàn thiêu trên một ngọn núi tại xứ Mô-ri-gia. Ông vẫn vâng lời,
không so đo, không thắc mắc.
Tới nơi Thiên
Chúa đã chỉ, ông dựng bàn thờ, xếp củi lên, trói I-xa-ác lại, và đặt lên bàn thờ,
trên đống củi. Khi ông đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình, sứ thần của Đức
Chúa từ trời gọi tên ông và bảo: “Đừng
giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên
Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!”
Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng
trong bụi cây. Ông bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình.
Sứ thần gọi ông
một lần nữa và cho ông biết lời thề của Đức Chúa: “Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của
ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên
đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ
chiếm được thành trì của địch. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được
phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.”
Thật tuyệt vời!
Có Chúa là có tất cả: “Lạy Chúa, Chúa là
phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con,
chính Ngài nắm giữ” (Tv 16:5). Tuy nhiên, không phải khơi khơi mà được Chúa
là gia nghiệp, mà phải trải qua gian khổ lắm. Đó là lẽ tất nhiên thôi. Có công
khó thì mới được lãnh thưởng.
Có Chúa thì “tâm hồn mừng rỡ, lòng dạ hân hoan, và thân
xác cũng nghỉ ngơi an toàn” (Tv 16:9). Tại sao? Tác giả Thánh Vịnh giải
thích: “Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con
trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ. Chúa sẽ dạy
con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên
Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” (Tv 16:10-11).
Tiếp theo là phép lạ tại Biển Đỏ (Xh 14:15–15:1). Đức Chúa bảo ông Môsê cầm
gậy, giơ tay lên rẽ nước biển ra cho con cái Ít-ra-en đi qua. Còn Thiên Chúa
làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá. Họ tiến vào theo sau, thế là cả Pharaô
cùng toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh đều bị chôn vùi trong biển nước.
Chiến công hiển
hách. Toàn dân được “mở mắt” nên một lòng kính sợ và tin vào Đức Chúa, tin vào
ông Môsê, tôi trung của Người. Bấy giờ ông Môsê cùng với con cái Ít-ra-en hát mừng
Đức Chúa: “Tôi xin hát mừng Chúa, Đấng
cao cả uy hùng: Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương. Chúa là sức mạnh
tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi. Người là Chúa tôi thờ, xin
dâng lời vinh chúc, Người là Chúa tổ tiên, xin mừng câu tán tụng. Người là
trang chiến binh, danh Người là Đức Chúa! Xa mã Pharaô, Người xô xuống lòng biển,
tướng dũng với binh hùng chết chìm trong Biển Sậy. Vực thẳm vùi lấp chúng,
chúng chìm xuống nước sâu chẳng khác nào hòn đá.6 Lạy Chúa, tay hữu Ngài đã biểu
dương sức mạnh. Tay hữu Ngài, lạy Chúa, đã nghiền nát địch quân” (Xh
15:1-6. 17-18).
Chúng ta cũng
như dân Chúa xưa, như kiểu người Việt ví von: “Khi vui chẳng nhớ đến ai, khi nóng thì cứ trái tai mà sờ.” Dù
chúng ta bội bạc, nhưng Thiên Chúa vẫn không chấp lách, yêu thương hết lòng.
Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Anh em không biết
rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là
chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?” (Rm 6:3). Có lẽ chúng
ta không thể trả lời vì không dám trả lời. Thánh Phaolô trả lời thay chúng ta: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người,
chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống
lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng được sống
một đời sống mới” (Rm 6:4).
Không chỉ vậy,
chúng ta còn được “nên một với Đức Kitô
nhờ được chết như Người đã chết” và “chúng
ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại” (Rm
6:5). Quả là kỳ diệu vô cùng! Và còn hơn thế nữa: “Con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô,
như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn
làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết thì thoát khỏi quyền của tội lỗi”
(Rm 6:6-7).
Niềm tin của
chúng ta rạch ròi chứ không mơ hồ: “Nếu
chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người”
(Rm 6:8). Niềm tin đó của Công giáo cũng không hề mù quáng hoặc mê tín như người
vô thần tưởng. Thánh Phaolô còn cho chúng ta biết thêm: “Một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Người chết
nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với
tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng
vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên
Chúa, trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6:9-11).
Ân sủng này nối
tiếp ân sủng khác, vì thế chúng ta phải luôn tự nhủ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình
thương” (Tv 118:1-2). Đêm nay là Đêm Cực Thánh, xoay tròn một “vòng tử –
sinh”, với kỳ công của Thiên Chúa làm nhãn tiền: “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là
công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (Tv 118:22-23).
Trời buổi chiều
Thứ Sáu Tuần Thánh đang nắng sáng bỗng tối sầm lại khi Chúa Giêsu trút hơi thở.
Trời đêm nay đang tối tăm chợt bừng sáng khi Chúa Giêsu trỗi dậy. Chắc chắn chẳng
ai có thể tới gần vì quân lính gác cửa mộ cẩn mật, kẻ nào dám mon men tới là chết
chắc. Thế nhưng chính họ, những kẻ đã hả hê cười nhạo hôm trước, mà nay vẫn
không thể giữ Chúa Giêsu nằm im trong mộ đá đó thêm một giây nào nữa.
Trình thuật Mt 28:1-10
cho biết: Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria
Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria đi viếng mộ. Thình lình, đất rung chuyển
dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên;
diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy vậy, bọn lính canh
khiếp sợ, run rẩy, chết ngất đi.
Thiên thần liền
bảo các phụ nữ: “Này các bà, các bà đừng
sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì
Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, rồi mau
về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi
Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho
các bà hay.”
Các bà vội vã rời
khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chắc chắn họ đã tin Đức Giêsu
phục sinh qua lời của thiên thần, và họ chạy về báo tin cho môn đệ hay. Dọc đường,
họ được Đức Giêsu đón gặp và nói: “Chào
chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Đức
Giêsu nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về
báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” Đó
cũng là sứ vụ Ngài truyền cho mỗi chúng ta hôm nay.
Các phụ nữ được
Chúa Giêsu ưu tiên vì họ là những người đầu tiên được gặp Chúa-Giêsu-phục-sinh
và được trở nên nhân chứng loan báo sự kiện trọng đại Chúa phục sinh. Thật là hạnh
phúc cho nữ giới! Ước gì cuộc đời mỗi chúng ta là những vần thơ tình phục sinh
và được phổ nhạc thành Khúc Khải Hoàn Ca Alleluia ở mọi nơi, mọi lúc, trong bất
cứ hoàn cảnh nào. Quả thật, chẳng dễ chút nào đâu, nhưng nếu thực sự cố gắng
thì sẽ được, vì chính Chúa-Giêsu-phục-sinh đã hứa với chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”
(Mt 28:20).
Lạy Thiên Chúa
hằng hữu và hằng sinh, xin giúp chúng con biết sống làm chứng về Chúa-Giêsu-phục-sinh
giữa cuộc đời hôm nay, trong mọi hoàn cảnh. Xin giúp chúng con can đảm cùng Con
Một Ngài vượt qua biên độ chết – sống, và luôn biết ca lên bài Alleluia ngay
trong những bước đời gập ghềnh của chúng con trên hành trình lữ hành trần gian
này. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.