Tiểu sử Đức Giáo hoàng Phaolô VI
ĐTC Phaolô
VI được nhớ đến như một khuôn mặt chính yếu đã duy trì sự quân bình giữa việc
thể hiện các thay đổi trong Giáo Hội và vẫn giữ Giáo Hội trung thành với truyền
thống của mình.
Tiểu
sử
Giáo hoàng Phaolô VI năm 1963
Tên khai sinh Giovanni Battista Enrico
Antonio Maria Montini
Sinh 26 tháng 9, 1897, tại Concesio, Ý
Mất 6 tháng 8, 1978 (81 tuổi), tại Castel
Gandolfo, Ý
Thứ tự
Tựu nhiệm 21 tháng 6, 1963
Bãi nhiệm 6 tháng 8, 1978
Tiền nhiệm Gioan XXIII
Kế nhiệm Gioan Phaolô I
LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐTC PHAOLÔ VI
Giáo hoàng Phaolô VI (tiếng Latinh: Paulus PP. VI; tiếng Ý: Paolo VI,
tên khai sinh: Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini; 26 tháng 9 năm
1897 – 6 tháng 8 năm 1978) là giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma từ năm
1963 đến 1978. Tiếp theo sự thành công của người tiền nhiệm - giáo hoàng Gioan
XXIII trong Công đồng Vatican II, ông quyết định tiếp tục công đồng này. Ông
tìm cách cải thiện mối quan hệ của Công giáo với các giáo hội Kitô giáo khác
như Chính Thống giáo, Anh giáo và Tin Lành.
Ông đã tích cực chủ tọa ba khóa họp cuối cùng của Công đồng Vatican II.
Nỗ lực phục vụ công lý hòa bình và cổ võ việc đại kết. Kỳ họp II (từ 29-9 đến
4-12-1963). Ông đơn giản hóa nghi thức Giáo hoàng và thiết lập tổ chức Thượng
Hội đồng Giám mục để cùng chia sẻ trách nhiệm chung trong việc điều hành Giáo
Hội toàn cầu.
Ông cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên thực hiện các cuộc công du đến các
nước khác để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Ông đơn giản các nghi thức Giáo hoàng.
Ông cũng còn đầu tư kinh phí để xây dựng Nervi Hall nổi tiếng dành cho việc
tiếp kiến Giáo hoàng
Gia
đình
Giáo hoàng Paulus VI tên thật là Giovanni Battista Enrico Antonio Maria
Montini, sinh tại Concesio, Brescia ngày 26 tháng 9 năm 1897.
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc miền Brescia, cha ông là luật sư
và là người đại diện trong tỉnh ông của phong trào công giáo (Movimento
cattolico). Hội có mục đích là bảo vệ các niềm tin công giáo cách gián tiếp qua
hoạt động xã hội, theo cách thông điệp Rerum Novarum đã cổ vũ.
Vì sức khỏe yếu, Montini đã bắt đầu các việc học tập của mình tại trường
trung học Dòng Tên Cesare Arici, ở thôn quê. Ông cũng thường lui tới Santa
Maria della pace, do Philipphê Nêri gợi ý.
Việc học tập của ông khá tầm thường và năm 1914, gia đình ông rút ông ra
khỏi trường trung học để cho ông đi thi với tư cách là thí sinh tự do. Ông chịu
ảnh hưởng rất nặng của linh đạo đan việc, đặc biệt là linh đạo Bênêđictô trong
những cuộc cấm phòng ông đã thực hiện ở đan viện Chiari.
Năm 1916, ông qua giai đoạn maturità classica, Ông trở về với hội
Manzoni, tên của tác giả Italya danh tiếng Alessandro Manzoni, người đã tập hợp
các học sinh và sinh viên công giáo lại. Ông tung ra một tạp chí có tựa đề là
La Fronda (Sự nổi loạn) khuyến khích người công giáo sống đức tin trước mặt mọi
người.
Linh
mục Montini
Ngày 29 tháng 5 năm 1920, ông thụ phong linh mục mà không qua chủng
viện. Ngoài ra, người ta còn phải đưa ra một sửa đổi vì lý do tuổi của ông: Bộ
giáo luật lúc bấy giờ quy định ứng viên phải tròn 24 tuổi. Sau đó, ông đi Rôma,
nơi ông theo đuổi việc học hành đồng thời ở Gregoriana (đại học Giáo hoàng) và
ở Sapienza (đại học nhà nước). Năm 1921, nhờ gửi gắm ông vào viện hàn lâm các
quý tộc Giáo hoàng.
Tháng 11 năm 1952, Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm ông làm quyền tổng trưởng
ngoại giao cùng với ông Tardini. Tháng 1 năm 1953, Montini từ chối việc thăng
chức hồng y.
Giám
mục và hồng y
Ông được tấn phong tổng Giám mục Milanô ngày 12 tháng 12 năm 1954 và
Gioan XXIII bổ nhiệm ông làm hồng y trong hội nghị các hồng y ngày 15 tháng 12
năm 1958. Vị hồng y mới hầu như ngay tức khắc bắt tay vào việc chuẩn bị Vatican
II.
Giáo
hoàng
Năm 1963, cuộc bầu Giáo hoàng diễn ra giữa lúc Công đồng Vatican II còn
nhóm họp. Lần này, người ta lại hướng về Tổng Giám mục Montini thành Milan.
Montini được quan niệm là nhà lãnh đạo lý tưởng để hướng dẫn Giáo hội qua những
thay đổi nội bộ.
Lần họp bầu này số Hồng y đã tăng thêm nhiều, tất cả gồm 80 vị và các vị
đại diện cho nhiều quốc gia, số Hồng y người Ý đã giảm xuống trông thấy. Sau 3
ngày Cơ Mật viện họp bầu, Hồng y Montini đã được chọn làm Giáo hoàng với tông
hiệu là 'Phaolô VI ngày 21 tháng 6 năm 1963.
Ngay ngày hôm sau, Tân Giáo hoàng đọc điện văn Urbi et Orbi gửi toàn thể
thế giới, như một tuyên ngôn, bày tỏ cảm tưởng, đường lối và chương trình của
triều đại là tiếp tục đại công đồng, phục vụ công lý và hòa bình thế giới, xúc
tiến việc hiệp nhất Ky-tô hữu. Ông cũng tuyên bố với các hồng y đang tụ họp
trong nhà nguyện Sixtin: "phần quan trọng nhất triều giáo hoàng của ta sẽ
dành cho việc tiếp tục công đồng đại kết Vatican II mà mắt của tất cả mọi người
có thiện ý đều quay nhìn đến".
Ông đăng quang ngày 30 tháng 6 và bắt tay ngay vào việc trấn an dư luận
bằng cách duy trì tính đơn sơ của "giáo hoàng Gioan tốt lành".
Phaolô
VI tiếp tục công đồng Vaticanô II
Ông xác định những mong muốn của ông đối với công đồng Vatican II:
"Hôm nay, từ vinh quang này cấu tạo toàn bộ một chương trình. Công đồng
đại kết, mọi người đều biết, đã làm cho từ đó trở thành của mình, quy tụ trong
đó những mục tiêu cải cách và đổi mới. Đừng nhìn thấy trong mục tiêu này được
kèm theo những biểu hiện cao nhất và đặc trưng nhất của đời sống giáo hội, sự
uốn cong vô ý thức nhưng có hại về chủ nghĩa thực dụng và khuynh hướng hiếu
động của thời đại chúng ta mà hy sinh đời sống nội tâm và sự chiêm niệm là
những điều phải có vị trí thứ nhất trong thanh các giá trị tôn giáo của chúng
ta.
Ngày 14.9, ông ban huấn dụ Cum proximus về việc cầu nguyện và hãm mình đền tội, để công đồng đạt kết quả tốt
đẹp. Cũng ngày ấy, ông triệu tập các nghị phụ và chỉ định 4 hồng y làm đại diện
điều hành các công việc của công đồng.
Khóa II công đồng khai mạc ngày 29.9.1963 bằng một thánh lễ và bài diễn
văn, ông nhắc lại mục đích triệu tập Công đồng là Giáo hội muốn nhìn vào dung
nhan Chúa Giê-su; nếu nhận thấy một vết nhơ, một khuyết điểm trên khuôn mặt hay
trên chiếc áo cưới của mình, thì sẽ nhất định can đảm và cố gắng tẩy gội để trở
nên giống thật gương mẫu của mình là Chúa Ky-tô.
Cũng trong bài diễn văn này, ông lên tiếng cầu xin sự tha thứ của Thiên
Chúa và của những anh em "bất hòa", vì những lầm lỗi của Giáo hội
Roma trong việc chia rẽ Ky-tô giáo. Ngày 4.12, ông công bố hiến chế Sacrosanctum Concilium (Phụng
vụ thánh) và sắc
lệnh Inter mirifica (Phương tiện truyền thông xã hội), sau đó, ông đọc diễn văn bế mạc khóa
II.
Ngày 25.1.1964, Giáo hoàng Paulus VI ký tự sắc Sacram Liturgiam, quyết định những thể thức đầu tiên áp dụng hiến chế
về phụng vụ, và dạy phải thi hành từ mùa chay năm 1964. Cũng năm ấy, ông công
bố thông điệp đầu tiên của mình – thông điệp Ecclesiam Stuam - Giáo hoàng Phaolô VI đã nói về bản chất thực sự của
Giáo Hội, trình bày chiều hướng của công đồng là tự ý thức về mình, tự cải
thiện và đối thoại với thế giới hiện đại.
Kỳ họp III của công đồng Vatican II khai mạc ngày 14-9-1964. Sau hơn hai
tháng tranh luận, ngày 20.11 ngày công bố sắc lệnh Unitatis Redintegratio (Hiệp nhất Ky-tô hữu) và ngày 21 trước khi bế mạc
khóa III, ông công bố thêm Hiến Chế tín lý Lumen Gentium (Giáo hội) và sắc lệnh Orientalium Ecclesiarum (Các giáo hội công giáo Đông Phương); đồng thời ông công bố:
"Maria là Mẹ Giáo Hội".
Năm 1965, trong kỳ họp thứ IV (từ 14-9 đến 8-12-1965) tất cả các bản văn
còn lại được công bố gồm Hiến Chế Mạc Khải và Hiến Chế Giáo hội giữa thế giới; sáu sắc lệnh: Nhiệm vụ các Giám mục, Đời sống Linh mục, Canh tân Dòng tu, Tông đồ giáo dân, Hoạt động truyền giáo và Truyền thông xã hội, và ba
tuyên ngôn về giáo
dục Kitô giáo, Liên lạc các tôn giáo, và về Tự do
Tôn giáo.
Công đồng bế mạc ngày 8-12 sau bốn năm làm việc, đã hoàn thành được 16
bản văn (04 Hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn).
"Trong đại hội toàn cầu này, trong thời gian và không gian đặc ân
này, quá khứ, hiện tại và tương lai như quy tụ lại. Quá khứ: vì ở đây, tụ họp ở
địa điểm này, chúng ta có Giáo Hội của Ðức Kitô với truyền thống, lịch sử, các
Công Ðồng, các tiến sĩ và các thánh của Giáo Hội; hiện tại: chúng ta đang từ
giã nhau để đi vào thế giới ngày nay với những bất hạnh, đau khổ, tội lỗi của
nó, nhưng cũng có những thành công, giá trị và đức tính của nó; và tương lai ở
đây trong lời kêu gọi khẩn trương của những người dân trên thế giới muốn được
công bình hơn, trong ý muốn hòa bình, trong khát khao có ý thức hay vô thức về
một đời sống cao đẹp hơn, một đời sống mà Giáo Hội của Ðức Kitô có thể đem lại
và muốn trao ban cho họ; (trích từ diễn văn bế mạc Công Ðồng Vatican II của
Giáo hoàng Phaolô VI).
Công
du nước ngoài
Những chuyến công du của Giáo hoàng Phaolô VI gây được thiện cảm của
những Kitô hữu lẫn những người không tin Chúa Giêxu. Năm 1965, ông đến Hoa Kỳ
và Đồ Đào Nha, năm 1966 ông gặp Giáo chủ Hồi giáo Rouhani, gửi trả lá cờ đã bị
lực lượng Ki-tô giáo tịch thu tại trận Lepanto (1571). Năm 1967, ông đến
Istamboul và gặp gỡ Thượng phụ Athenagoras, năm 1968 ông đến châu Mỹ La Tinh,
năm sau ông đến Genève và Ouganda, năm 1970 ông đi Đông Á.
Năm 1966, ông gặp Tổng Giám mục Cantorbery (Anh giáo). Ông tham dự Ðại
Hội Thánh Thể ở Ấn Độ, Colombia, và Ý, và đến thăm những nơi bị thiên tai
(Pakistan), cũng như những nơi sùng kính Mẹ Maria (Fatima và Ephêsô). Ông cũng
tìm kiếm sự hiệp nhất với vị Giám mục lãnh đạo Anh Giáo, Michael Ramsey.
Gặp
gỡ Chính thống giáo
Cắt đứt với truyền thống ngồi tại chỗ của ngôi vị Giáo hoàng, ông đã
khởi đầu một loạt các cuộc công du qua Thánh địa Giêrusalem (4 đến 6-1) năm
1964. Trong chuyến công du này, ông đã gặp gỡ các thượng phụ của Chính Thống
Giáo Ðông Phương.
Sau khi viếng đền thờ mồ thánh về, tại tòa khâm sứ Tòa thánh trong khu
vực Jordania, ông tiếp Giám mục Benedict, giáo chủ chính thống tại Jesusalem,
ông nói: "Chúng ta hãy quên đi quá khứ và hướng về những gì trước mắt
chúng ta".
Ngày hôm sau, ông đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với thượng phụ Athenagoras
thành Constantinopolis. Thượng phụ Athenagoras choàng vào cổ Giáo hoàng dấu
hiệu hôn hòa bình. Athenagoras đã trao cho Phao lô VI một ảnh tượng thể hiện
hai thánh tông đồ Phêrô và Anrê. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc đại ly giáo năm
1054, Giáo hoàng của giáo hội công giáo gặp gỡ Thượng Phụ của thành
Constantinopolis.
Chính ngày bế mạc công đồng Vatican II, Paulus VI và giáo chủ Athenagoras
của Constantinopolis đã cũng một lúc xóa bỏ án "vạ tuyệt thông lẫn nhau", nguyên nhân của vụ ly khai năm 1054.
Ngày 25 tháng 7 năm 1967, Ông có cuộc du hành sang Istanbul và viếng
thăm đức thượng phụ giáo chủ Athenagoras của Constantinopolis. Tại đây, ông
nói" "Đầu năm nay, chúng tôi kỷ niệm mười chín thế kỷ sứ vụ chứng tá
cao cả của hại vị tông đồ Phê-rô và Phao-lô, chúng tôi lại tìm nhau để trao đổi
cái "hôn hòa bình" của tình bác ái huynh đệ. Những điểm làm chúng tôi
còn phân cách không ngăn cản chúng tôi nhận thức sự hiệp nhất sâu đậm. Đức bác
ái phải giúp chúng tôi nhận biết cùng một tiếng nói trên tất cả các điểm dị
đồng".
Tháng 11, năm 1967, thượng phụ Athenagoras đã có chuyến viếng thăm Roma.
Trong hội nghị cả hai đã cùng nói lên ước muốn được nhau cùng phục vụ công lý
và hợp nhất đức ái các tín hữu của mình, đã nhắc lại lời của Chúa: "Khi
con đến bàn thờ dâng lễ vật..." (Mt 5,23t), hai vị cùng tuyên bố như sau:
"a. Hối tiếc về những
lời xúc phạm, những lời trách cứ thiếu nền tảng và những hành vi đáng lên án
của cả hai phía, trong và sau những biến cố đáng buồn đó.
“b. Hối tiếc và xin xóa đi
trong ký ức những bản vạ tuyệt thông lẫn nhau. Nó vốn đang là trở ngại chính
cho việc xích lại gần nhau trong đức ái, chớ gì chúng được quên đi.
“c. Hối tiếc về những điều
đáng buồn trước đó và những biến cố sau này, chịu tác động bởi nhiều nguyên cớ,
nhất là vì thiếu hiểu biết và coi thường lẫn nhau đã đưa đến việc cắt đứt mối
hiệp thông của Giáo hội."
Ấn Độ
Tháng 12 năm 1964, Phaolô VI du hành Bombay, Ấn Độ nhân dịp Đại hội
thánh thể lần thứ 38, ngày 2.12 mà mục đích chính là viếng thăm người nghèo,
kêu gọi hòa bình thế giới và đối thoại với các tôn giáo khác.
Lễ giáng sinh, ông đọc một sứ điệp gửi thế giới với đề tài: "Tình
huynh đệ, nền tảng của xã hội mới".
Tại
Liên Hiệp Quốc
Giáo hoàng Phaolô VI gặp tổng thống Hoa Kỳ Kennedy
Ngày 4-10-1965, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New-York, Phaolô VI kêu
gọi "không bao giờ để xảy ra chiến tranh nữa", được mọi người hưởng
ứng. Ông khẳng định: "là chuyên gia về nhân loại, chúng tôi tôn trọng con
người".
Qua các chuyến du hành, ông không ngừng lên tiếng bênh vực cho nhân
quyền. Ủy
ban "Công lý và Hòa bình" được thiết lập năm 1967 có văn phòng tại nhiều quốc gia. Người kitô hữu
được kêu gọi hiện diện và hoạt động trong mọi lãnh vực của đời sống qua việc
dấn thân xã hội và chính trị của họ. Nhiều phong trào Công giáo tiến hành mong
muốn có một chọn lựa về chính trị rõ rệt. Tuy nhiên chủ trương đa dạng về dấn
thân gây nên một số căng thẳng do dị biệt giữa các Kitô hữu.
Tại
Colombia
Tháng 8-1968, Phaolô VI đến Colombia (Bogota và Medellin) nhân dịp hội
nghị Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Ông công bố:
"Hòa
bình có tên gọi là phát triển".
Cũng trong hội nghị Medellin, các Giám mục Nam Mỹ Châu đã chọn đứng hẳn về phía
người nghèo trong lục địa, kêu gọi một cuộc giải phóng toàn diện (như Maisen
cứu dân khỏi nô lệ Ai cập), chiến đấu cho Công lý, cho sự phát triển chân thực
để mọi người có điều kiện sống hợp với nhân phẩm hơn... Đây là bước khởi đầu
của thần học giải phóng.
Ngày nay, vấn đề quan yếu mà mỗi người phải ý thức là vấn đề xã hội có
tầm vóc toàn cầu (...). Đã xảy ra nhiều tình trạng bất công thấu đến trời cao.
Khi có nhiều dân tộc, bị tước đoạt những thứ cần thiết, phải sống trong sự lệ
thuộc đến độ ngăn cản họ có bất kỳ sáng kiến và trách nhiệm nào (...) Họ bị cám
dỗ dùng bạo động để đẩy lùi những bất công như thế, nhằm cổ võ phẩm giá con
người (...).
Sự phát triển không thể giản lược vào việc gia tăng kinh tế đơn thuần. Để
là phát triển chân thực, nó phải toàn diện, nghĩa là thăng hoa toàn diện con
người và mọi người (...). Vấn đề là xây dựng một thế giới, trong đó mọi người,
không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, có thể sống một cuộc đời hoàn
toàn xứng đáng là con người, được giải thoát khỏi mọi thứ nô lệ đến từ phía con
người hay từ thiên nhiên chưa được điều khiển cách đầy đủ (...). Nếu phát triển
là tên gọi mới của hòa bình, còn có ai không ao ước hoạt động hết sức mình cho
phát triển chăng ? (Đức PhaoLô VI ngỏ lời với người Colombia ngày 23 tháng 8
năm 1968).
Thụy
sĩ
Ngày 13.4.1969, Giáo hoàng Paulus VI tấn phong 33 tân hồng y. Cũng năm
này ông có chuyến viếng thăm đến Geneve (Thụy sĩ), đây là chuyến viếng thăm đầu
tiên của một vị Giáo hoàng đến Geneve kể từ khi nơi này trở thành trung tâm
giáo hội Tin Lành (thế kỷ XIX). Sau đó là chuyến viếng thăm Ouganda (Phi châu).
Trong chuyến thăm này ông đã đến dự đại hội hội đồng Giám mục Phi châu và gặp
gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia.
Philippin
Ngày 15.9.1970, ông tuyên bố giải tán lực lượng cảnh binh Tòa thánh, chỉ
còn giữ lại 56 lính canh Thụy Sĩ và một lực lượng dân sự mới thành lập, có
nhiệm vụ cảnh sát tại Tòa thánh.
Trong năm này, ông cũng có các chuyến thăm mục vụ đến nhiều quốc gia
trên thế giới đặc biệt là cuộc viếng thăm các quốc gia ở Á châu và châu Đại
dương.
Tại phi trường Manila (Philippin) ông bị một họa sĩ người Bolivia tên là
Benjamín Mendoza y Amor Flores mưu sát, nhưng Mendoza đã bị bắt tại trận. Sau
đó ông đọc diễn văn trước Hội đồng Giám mục Á châu, và chủ tọa phiên họp Hội
đồng Giám mục châu Đại dương.
Các
văn bản chính
Ngày 30.4.1965, Giáo hoàng Paulus VI công bố thông điệp Mense Maico, kêu gọi giáo dân chạy đến cùng Maria, Nữ vương Hòa Bình, tha thiết xin
Mẹ ban hòa bình thế giới.
Ngày 3.9, Ông ban bố thông điệp Mysterium Fidei (Mầu
nhiệm đức tin) về giáo lý và sự phụng tự Thánh Thể. Vì sợ nhìn thấy thánh lễ
riêng bị giảm giá trị, tín điều về sự biến đổi bản thể bị giảm nhẹ và sự phụng
tự Thánh Thể ngoài thánh lễ bị đánh giá thấp, nên Giáo hoàng nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của mầu nhiệm Thánh Thể, và, đối diện với các lý thuyết về sự chuyển
đổi mục đích và về sự chuyển đổi ý nghĩa, ông nhắc lại giáo lý truyền thống.
Vấn
đề ân xá
Trong thông điệp thứ tư năm 1966, ông thúc giục mọi người Công Giáo lần
chuỗi mân khôi cầu nguyện cho hòa bình. Thông qua tự sắc Summi Dei Beneficio, ngày 3.5.1966 ông đã kéo dài năm toàn xá 1966 đến lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm
Nguyên Tội. Ngày 19.2, ông tiếp kiến tiễn sĩ Rouhani, đệ nhất giáo chủ Hồi
giáo, ngày 23.3 tiến sĩ Michael Ramsey, tổng Giám mục Canterbury, giáo chủ Anh
giáo.
Ngày 1.1.1967, Giáo hoàng Phaolô VI ban hành Tông hiến Indulgentiarum Doctrina: Tông hiến của xét lại bản tường trình về giáo lý các
ân xá và các qui phạm áp dụng thực tiễn các ân xá. Bản văn định nghĩa ân xá như
"sự tha thứ trước mặt Thiên Chúa, hình phạt tạm do các tội lỗi mà sự lỗi
phạm đã được xóa, sự tha thứ mà người tín hữu thật tình có thiện ý nhận được ở
vài điều kiện đã được ấn định, nhờ hành động của Giáo hội, với tư cách là người
phân phát ơn cứu chuộc, dùng quyền của mình mà phân phối và áp dụng kho tàng
những sự đền bù tội lỗi của Đức Kitô và của các thánh".
Vì những sự lạm dụng của quá khứ và những rủi ro mê tín dị đoan hiện
tại, Giáo hoàng đã thiết lập một biện pháp mới đối với tiểu xá, còn liên quan
đến các hành vi và thái độ của hối nhân hơn nữa. Ông thu hẹp các ơn đại xá một cách
thích đáng, ban nhiều tính đơn giản và
phẩm cách hơn cho các ân xá kết liền với những sự vật hoặc các nơi chốn.
Thông
điệp Polorum Progressio
Polorum Progressio Ngày 26.3.1967, Ông ban bố Thông điệp Polorum
Progressio về sự phát triển kinh tế và văn hóa của các dân tộc. Thông điệp nêu
nổi bật ý tưởng "vấn đề xã hội hôm nay mang tính toàn cầu" và "sự phát triển là tên gọi mới của hòa bình".
Trong đó Giáo hoàng kêu gọi các Kitô hữu và tất cả mọi "người thiện
chí" tự cùng nhau nỗ lực cho hòa bình, cho sự phát triển toàn bộ của con
người và cho sự thiết lập một uý quyền hữu hiệu trên toàn thế giới.Trong đó,
ông cũng xác định vấn đề xã hội phải là vấn đề chung của thế giới; việc phát
triển cho đúng phải có tính toàn diện từ kinh tế, văn hóa đến đời sống thiêng
liêng; cần có những Tổ chức quốc tế để bảo vệ các nước yếu và nghèo chống lại
sự cạnh tranh bất chính. Thông điệp được khai triển kỹ hơn tại các hội đồng
Giám mục miền và Thượng Hội Đồng 1971.
Độc
thân linh mục
Ngày 18.6 qua tự sắc Sacrum Diaconanus Ordinem, ông tái lập chức phó tế vĩnh viễn, trong đó không thể nhận những người
đã lập gia đình.
Ngày 24 tháng 6 năm 1967, Ông tiếp tục ban bố Thông điệp Sacerdotalis Coelibatus về sự độc thân linh mục. Tư liệu này kiểm lại kỹ càng
những ý kiến bác bỏ sự độc thân thánh và tái khẳng định giá trị của nó được đặt
nền tảng trên Kitô học, Giáo Hội học và cánh chung học. Ông định vị sự độc thân
của linh mục trong đời sống của Giáo Hội và trong tương quan với các giá trị
nhân loại và chỉ ra những con đường mà sự độc thân này có thể được sống trọn
vẹn.
Thông
điệp sự sống con người
Tháng 7-1968, Phaolô VI ban bố Thông điệp Humanae Vitae "Sự Sống Con người" trong đó bác bỏ mọi cách ngừa thai trái
tự nhiên, không được mọi tín hữu hưởng ứng như xưa. Đồng thời ông cũng kêu gọi
vợ chồng Công Giáo điều hòa sinh sản theo phương cách tự nhiên, tái xác nhận
giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Văn kiện xuất hiện như một văn
kiện có thẩm quyền Giáo hoàng, đi ngược với tinh thần "công đồng".
Thực ra, văn kiện đã được chuẩn bị từ năm 1965, thời gian mà Phaolô VI đã đình
chỉ một số đoạn của hiến chế Gaudium et spes (Tin mừng và Hy vọng). Ngoài ra
Giáo hoàng ước muốn xác nhận giáo huấn của Casti connubii của Pius XI công bố
ngày 31 tháng 12 năm 1930.
Trong Humanae Vitae, Paul VI nhắc lại rằng giáo lý của giáo hội công
giáo xây dựng trên dây hôn phối bất khả phân ly mà Thiên chúa đã muốn và con
người không thể cắt đứt theo ý kiến của mình, giữa hai ý nghĩa của hành vi vợ
chồng: kết hợp và sinh đẻ" (HV, 12). Từ giáo lý này xuất phát những điều
cấm sau đây:
"Trường hợp với những điểm cơ bản này của quan niệm con người và
Kitô giáo về hôn nhân, ta phải tuyên bố một lần nữa rằng tuyệt đối phải loại
trừ như là phương tiện hợp pháp của sự điều hòa sinh đẻ, sự trực tiếp làm đứt
đoạn quá trình sinh sản đã được bắt đầu, và nhất là sự phá thai cố ý và được
gây ra một cách trực tiếp ngay cả vì những lý do điều trị. Cũng phải loại ra
như vậy như Huấn quyền của giáo hội đã nhiều lần tuyên bố, sự triệt sản trực
tiếp, cho dù là vĩnh viễn hoặc tạm thời nơi người đàn ông cũng như người đàn
bà. Cũng vì loại bỏ mọi hành động hoặc trong dự kiến hành vi vợ chồng hoặc
trong tiến trình của bó được đề ra như là mục đích hoặc phương tiện làm cho
việc sinh đẻ trở nên không thể được".
Thông điệp xuất hiện như một sự phủ nhận sự ngừa thai. Ngay cả các nghị
phụ công đồng cũng bị lung lay. Hồng y Alfrink tổng Giám mục của Utrecht tuyên
bố rằng "các thông điệp không bao giờ là bất khả ngộ", nhà thần học
Hans Kung về phần mình đặt lại nguyên lý của sự bất khả ngộ. Tại Pháp, tạp chí
Témoignage chrétien cho in một bức thư ngỏ có tựa đề: "Nếu đức Kytô thấy
điều đó" tách riêng Giáo hoàng với giáo hội – dân thiên chúa.
Năm 1969, ngoài một số văn kiện nhằm kiến tạo Hòa bình và canh tân giáo
hội như các sứ
điệp: "Ngày thế giới hòa bình", "Truyền thông xã hội với gia đình", Tông huấn "kinh mân côi Hòa bình" và nhất là việc công bố sách lễ Roma mới đã được canh tân theo chỉ thị của công đồng Vatican II.
Năm 1971, Phaolô VI ban bố Thông điệp "Phát triển các Dân Tộc" đấu tranh cho quyền lợi các nước nghèo.
Năm
thánh 1975
Năm thánh 1975 được mở ra dưới triều Phaolô VI. Năm Thánh này mang ý
nghĩa Canh tân và Hoà giải, như được trình bày trong Tông Huấn Gaudete in Domino ("Hãy Vui Mừng Trong Chúa") của ông.
Năm Thánh 1975 là Năm Thánh cuối cùng trong lịch sử Giáo Hội mà một vị
Giáo hoàng khai mở bằng cách đập búa vào tường che Cửa Thánh ở Ðền Phêrô.
Khi kết thúc Năm Thánh 1975, Phaolô VI đã không còn tiếp tục truyền
thống xây tường gạch che phủ Cửa Thánh nữa.
Qua
đời
Mặc dù tình trạng sức khỏe yếu kém đã giới hạn các sinh hoạt của ông vào
cuối thời Giáo hoàng, Phaolô VI được nhớ đến như một khuôn mặt chính yếu đã duy
trì sự quân bình giữa việc thể hiện các thay đổi trong Giáo Hội và vẫn giữ Giáo
Hội trung thành với truyền thống của mình.
Vào ngày 6.8.1978, Phaolô VI qua đời tại điện nghỉ mát mùa Hè Castel
Gandolfo ở ngoại ô Rôma, hưởng thọ 81 tuổi, sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng hơn 15
năm. Ông đã tiếp nối sự nghiệp của Cố Giáo hoàng Gioan 23 với Công đồng Vatican
II (1962-1965) để phục vụ hữu hiệu hơn đoàn Dân Chúa và thế giới trong thời đại
mới.
Ngày 20.12.2012, Giáo hoàng Biển Đức XVI nâng lên hàng Đấng đáng kính.
Cho phép Bộ phong thánh bắt đầu tiến trình phong thánh cho Phaolô VI[1].
Tài
liệu tham khảo
265
Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, NXB Văn Hóa Thông tin, xuất bản
tháng 5 năm 2009.
Các
vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1]
Tóm
lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
Lịch
sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới
thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí
Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
Cuộc
lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Ðào Trung Hiệu OP
Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
Lịch
sử Giáo hội Công Giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II,
Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm
1972.